Những hạn chế của công tác quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tiên phước (Trang 81 - 106)

2.4.2.1 Trong công tác nhận dạng rủi ro

- Đặc thù của ngành cho vay đòi hỏi cán bộ cho vay phải nắm bắt được kiến thức cơ bản về thị trường, các ngành nghề, các thành phần kinh tế thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất với những thị trường riêng biệt. Song cán bộ cho vay của ngân hàng tuy đã được đào tạo cơ bản nhưng còn thiếu chuyên sâu về nghiệp vụ. Mặt khác trong quá trình cho vay nhiều cán bộ thiếu khả năng phán đoán và nhìn toàn diện nhu cầu thực tế nên chỉ xoay quanh các tài sản mang tính chất trực diện, nhiều cán bộ còn tin tưởng vào quan hệ thân quen, coi nhẹ quy trình tín dụng, giám sát không chặt chẽ, dễ giải khi thẩm định cho vay.

- Khi xử lý thông tin CBTD chưa thực hiện đúng các nguyên tắc quy trình nghiệp vụ cho vay cũng như tìm hiểu phân tích nhận định thông tin về khách hàng chưa chính xác, công tác thẩm định về: tư cách pháp lý, kinh nghiệm SXKD, xác định mức thu nhập của khách hàng vay, vốn tự có, ngành nghề chưa sát với thực tế .

2.4.2.2 Trong công tác đánh giá đo lường rủi ro

- Việc định giá giá trị TSBĐ chưa đúng: gía trị TSBĐ thay đổi theo thời gian nhưng ít khi CBTD định giá lại, sau một thời gian vẫn sử dụng mức giá đã được xác định khi ký hợp đồng là không đúng với thực tế. Do đó sẽ ảnh hưởng xấu đến tình hình an toàn vốn vay của chi nhánh nếu giá trị TSBĐ trên thị trường tiếp tục giảm. Nên việc trích lập dự phòng còn nhiều khó khăn.

- Việc đánh giá xếp hạng khách hàng chưa chính xác do thiếu thông tin đã đề cập ở nhận dạng rủi ro, nhiều khi kết quả về chấm điểm xếp hạng chưa thật sự đúng do cơ sở hồ sơ chưa được rõ ràng như các bước đã quy định.

- Mức dư nợ của nợ nhóm 3 nhóm 4 và nhóm 5 đối với cho vay KHCN tuy giảm nhưng vẫn còn cao .

2.4.2.3 Trong công tác kiểm soát tài trợ rủi ro

- Xử lý TSBĐ, thu hồi xử lý nợ quá hạn còn nhiều khó khăn, những tài sản của khách hàng bảo đảm khi vay là bất động sản thì khó phát mại do tính không hợp pháp về giấy tờ.

- Việc định giá tài sản còn gặp khó khăn phải tuân theo quy định của pháp luật và ngân hàng nhà nước, mà khả năng hiểu biết của CBTD còn nhiều hạn chế. - Việc xác định giới hạn cho vay chưa rõ ràng: khách hàng vay theo mục đích gì .

- Giám sát thực hiện hạn mức cho vay và danh mục cho vay chưa được kiểm soát chặt chẽ .

2.4.2.4 Nguyên nhân khách quan

- Nền kinh tế không ổn định: đã ảnh hưởng đến tình hình SXKD của người đi vay không theo đúng dự định dẫn đến ảnh hưởng đến tài chính của họ.

- Các thủ tục pháp lý ở các địa phương còn rườm rà: Sự chậm trễ trong các thủ tục cấp giấy phép đã ảnh hưởng lớn đến cơ hội kinh doanh của người đi vay. Cơ hội kinh doanh có tính thời điểm, nhưng nó sẽ không thể thực hiện nhanh chóng nếu không được “cởi trói” bởi các thủ tục pháp lý. Việc chậm trễ, rườm rà sẽ dẫn đến hệ quả hàng loạt các hợp đồng kinh tế bị đình trệ, các dự án đầu tư “buộc lòng” phải “treo” trên giấy. Điều này gây tổn thất lớn về mặt kinh tế đối với các chủ thể vay vốn.

→ Các rủi ro cơ bản trên đã ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của người đi vay. Một khi các đồng vốn mà họ đi vay đổ vào sản xuất kinh doanh mà không thu lại được, tất yếu sẽ đẩy tới việc mất dần khả năng trả nợ. Ngân hàng cũng đứng trước nguy cơ khó thu hồi lại khoản cho vay này.

2.4.2.5 Nguyên nhân chủ quan

Đối với Ngân hàng

+ Thứ nhất về công tác thẩm định: hầu hết các khoản nợ xấu bắt nguồn từ khâu thẩm định hời hợt của một số cán bộ tín dụng, trình độ còn khá hạn chế về nghiệp vụ lẫn đạo đức.

+ Thứ hai : nguồn cung cấp thông tin các ngành nghề của các cá nhân đi vay là rất đa dạng, đa phần cán bộ tín dụng không thể có đầy đủ thông tin cũng như hiểu biết các ngành nghề lĩnh vực mà họ đang đầu tư kinh doanh. Hơn nữa cán bộ tín dụng cũng rất khó thẩm định được số liệu tài chính mà cá nhân cung cấp có “đúng đắn” và chính xác tuyệt đối hay không. Chính những khó khăn trong việc đánh giá tình hình tài sản nên ngân hàng thường có xu hướng ưu tiên các hồ sơ vay vốn có tài sản thế chấp, đảm bảo. Tuy nhiên việc xử lý thu hồi nợ của những tài sản này cũng rất khó khăn.

+ Thứ ba : Xử lý tài sản đảm bảo, nợ xấu còn nhiều khó khăn. Loại trừ số ít tài sản được định giá vượt khung, tài sản gặp rắc rối về quyền sở hữu thì các tài sản đầy đủ giấy tờ sở hữu cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình xử lý. Sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật cũng làm cho ngân hàng lúng túng trong việc xử lý. Ví dụ, Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT -NHNN-BTP- BTC- TCĐC giữa Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Tổng cục địa chính ngày 29.4.2001 quy định “tổ chức tín dụng không được trực tiếp bán hay được trực tiếp nhận quyền sử dụng đất để thay thế cho việc thực hiện

nghĩa vụ bảo đảm”. Theo khoản 3, Mục III của Thông tư này, “nếu không đạt

được sự thoả thuận của các bên thì tổ chức tín dụng phải đưa ra bán đấu giá hay

khởi kiện ra toà”. Trong khi đó, Nghị định số 178 lại cho phép “tổ chức tín dụng

có quyền xử lý tài sản đảm bảo nếu không đạt được sự thoả thuận của các bên”.

+ Luật pháp và các công cụ thực thi pháp luật chưa thực sự nghiêm minh, chưa hỗ trợ đầy đủ cho ngân hàng chủ động xử lý tài sản đảm bảo mà không có sự can thiệp của Toà án. Do đó, dù có phán quyết của Toà, ngân hàng vẫn còn gặp trở ngại vì khâu thi hành án còn chậm. Từ lúc khởi kiện đến cưỡng chế, thi hành mất

ít nhất 2 năm, trung bình mất 8-9 năm, phí thi hành án cao, trên thực tế ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là một cơ quan quyền lực Nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

b. Đối với khách hàng

- Đối với KHCN vay tiêu dùng : khi phát sinh nhu cầu tiêu dùng là vay ngay nhưng đến hạn trả nợ lại trì hoãn, do khách hàng không muốn trả nợ cho ngân hàng hay yếu tố khách quan khác.

- Đối với khách hàng vay SXKD: đa phần là người dân lao động nên tính khả thi của dự án không cao, kết quả nhiều khi không như mong muốn.

- Nhiều khi khách hàng không trả được nợ đã cố tình trốn khỏi nơi cư trú nên chi nhánh không thể khởi kiện ra toà do không tìm được con nợ .

- Nhiều khách hàng sử dụng không đúng mục đích đăng ký ban đầu trong hồ sơ xin vay vốn, khi được kiểm tra về việc sử dụng vốn sau khi vay cho biết một phần vốn vay thực sự vào kinh doanh, phần khác dùng cho mục đích sửa nhà mua sắm vật dụng, thậm chí là tiêu xài cá nhân. Đến khi phần vốn đầu tư kinh doanh thua lỗ, không còn nguồn khác để trả nợ ngân hàng, vì thế vốn không sử dụng đúng mục đích tất yếu sẽ khó khăn trong việc kiểm soát rủi ro .

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua chương 2 em đã trình bày những nội dung sau : • Giới thiệu về NHNo&PTNT huyện Tiên Phước.

• Đánh giá khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm là 2009; 2010; 2011 trên cơ sở các số liệu tài liệu thu thập từ thực tiễn, đồng thời em đã đưa ra ví dụ minh hoạ thực tế về trường hợp cho vay KHCN tại chi nhánh theo các bước cụ thể : nhận dạng rủi ro, đánh giá đo lường rủi ro, kiểm soát, tài trợ rủi ro với số liệu rõ ràng, chính xác và nội dung đầy đủ.

• Đánh giá công tác quản trị rủi ro cho vay KHCN tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước: những thành tựu cũng như hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của những hạn chế. Đây là cơ sở để định hướng hoạt động và các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro cho vay KHCN tại chi nhánh ở chương 3 tiếp theo.

Chương 3:Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro cho vay KHCN tại chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT huyện Tiên Phước –tỉnh Quảng Nam

3.1 Định hướng hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới 3.1.1 Định hướng trong thời gian tới 3.1.1 Định hướng trong thời gian tới

Bám sát định hướng xây dựng kế hoạch kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam năm 2012, NHNo&PTNT huyện Tiên Phước xây dựng các chỉ tiêu định hướng năm 2012 như sau:

* Nguồn vốn

- Nội tệ: Tổng nguồn vốn huy động : 140 tỷ, tăng 22 tỷ, tỷ lệ tăng 19 % so với năm 2011. Trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư : 110 tỷ, tăng 14 tỷ, tỷ lệ tăng 14,5 % so với năm 2011.

- Ngoại tệ: Tổng nguồn huy động: 40.000 USD, tăng 10.300 USD, tỷ lệ tăng 35%. Trong đó nguồn huy động dân cư: 35.000 USD, tăng 7.500 USD, tỷ lệ tăng 27%.

* Sử dụng vốn

- Dư nợ năm 2012: 90 tỷ, tăng 11 tỷ, tỷ lệ tăng 14% so với năm 2011. - Dư nợ trung dài hạn: 27 tỷ, chiếm tỷ trọng 30% tổng dư nợ.

- Tỷ lệ nợ cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn: 75%. - Nợ xấu: <= 0.30%.

*Lợi nhuận và thu nhập của người lao động : Không thấp hơn năm trước

* Thu ngoài tín dụng: Năm 2012 tăng 30% so với năm 2011. * Chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào: 0,45%.

3.1.2 Định hướng về hoạt động cho vay đối với KHCN tại chi nhánh

- Tìm kiếm, tiếp cận các khách hàng có khả năng tài chính lành mạnh, ổn định dự án, phương án hiệu quả cao, bảo đảm khả năng trả nợ.

- Chú trọng đến tính pháp lý và mức ổn định về giá trị TSBĐ

- Một số chỉ tiêu cụ thể : dư nợ bình quân đối với cho vay KHCN tăng 15 % so với năm 2011, lợi nhuận từ cho vay KHCN tăng 18 % .

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung quản trị rủi ro cho vay đối với KHCN tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước

3.2.1 Trong công tác nhận dạng rủi ro cho vay KHCN

3.2.1.1 Tìm hiểu, phân tích và nhận định thông tin về khách hàng

Thông tin về khách hàng là vấn đề luôn được quan tâm của người cho vay. Đây cũng là cơ sở quan trọng để đưa ra quyết định cấp tín dụng hay không. Cho dù là khách hàng truyền thống hay khách hàng mới thì việc tìm hiểu thông tin về họ vẫn không thể bỏ qua và phải được coi là một trong những biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn những rủi ro tín dụng xảy ra.

Làm tốt công tác thẩm định trong khi xem xét cho vay.

+ Thẩm định tư cách pháp lý của bên đi vay : Cán bộ cho vay phải tìm hiểu khách hàng có giấy phép kinh doanh hợp pháp hợp lệ chưa, được phép kinh doanh những ngành nghề gì, đăng ký mã số thuế hay không…mục đích vay vốn có phù hợp với chức năng, phục vụ cho ngành nghề khách hàng được phép kinh doanh hay không. Nếu cán bộ thẩm định đã không kiểm tra chặt chẽ về mặt pháp lý bên đi vay thì hậu quả xảy ra khó lường, thậm chí hợp đồng cho vay có thể bị coi là vô hiệu, nặng hơn là vi phạm pháp luật.

+ Thẩm định về kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của bên đi vay: Tuỳ theo từng đối tượng khách hàng cụ thể mà cán bộ thẩm định có thể tìm hiểu kinh nghiệm SXKD của họ theo các khía cạnh khác nhau. Xong nội dung chính cần xem xét ở tất cả các đối tượng là: kiến thức hiểu biết về thực tế thị trường, lĩnh

vực mà khách hàng vay vốn để SXKD, thời gian thực hiện phương án sau đó cũng như những kết quả mà khách hàng đã đạt được trong thời gian trước ở cùng ngành sản xuất kinh doanh xin vay vốn.

+ Tính toán, xác định mức thu nhập của khách hàng vay: đây là nhân tố phản ánh tình hình tài chính kinh tế, xã hội và khả năng trả nợ cho ngân hàng, ngay cả khi phương án kinh doanh của khách hàng kém hiệu quả. Mức thu nhập hàng năm của khách hàng là số tiền thu được từ nhiều nguồn khác nhau như: Thu từ thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, thu từ hoạt động kinh doanh khác ngoài phương án…việc tính toán, xác định mức thu nhập phải dựa vào thời gian dự kiến có nguồn thu trên cơ sở đó tính toán số nợ phải thu trong từng kỳ và xác định kỳ trả nợ cho phù hợp.

+ Thẩm định vốn tự có của khách hàng tham gia thực hiện phương án kinh doanh Vốn tự có của bên đi vay thường đuợc tính bằng : tiền, sức lao động, hiện vật (máy móc, đất đai nhà xưởng). Tỉ lệ vốn tự có tham gia càng lớn thì mức độ rủi ro càng thấp.

+ Thẩm định lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn nếu đơn vị đi vay kinh doanh trong ngành nghề phát triển tốt thì khách hàng sẽ có nhiều thuận lợi. Ngược lại sẽ gặp nhiều rủi ro hơn.

3.2.1.2 Thực hiện chấp hành các thủ tục, quy trình cho vay

+ Thực hiện đúng như theo quy định của NHNo&PTNT, nhưng tại chi nhánh cần linh hoạt hơn đối với từng trường hợp cho vay KHCN để đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng nhanh gọn, chính xác.

+ Kết quả về thủ tục cho vay do cán bộ tín dụng lập phải chính xác, an toàn muốn vậy thì mỗi cán bộ tín dụng phải được phân chia đến từng hộ cá nhân, thôn xã ….. Thường xuyên xuống cơ sở, nhất là các cơ quan cấp chính quyền xã qua đó cán bộ tín dụng phân loại được khách hàng đầu tư có đúng định hướng bên cạnh đó giám đốc phải kiểm tra và cho ý kiến, nếu phần nào có sai phạm thì

chi nhánh sẽ áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp vào cán bộ phụ trách phần đó, và tuyên dương những cán bộ làm tốt nhiệm vụ .

3.2.1.3 Giám sát cho vay

Đây là công việc thường xuyên và giải pháp chủ yếu mà các ngân hàng cho

vay cần áp dụng để phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Hàng năm các ngân hàng nên tổ chức họp đơn vị, xây dựng kế hoạch kiểm tra và giám sát cụ thể cho từng phòng ban, từng lĩnh vực cho vay. Việc kiểm tra được thực hiện như sau: Giám đốc ngân hàng giám sát quá trình công tác của từng cán bộ cho vay, góp ý chỉ đạo kịp thời những thiếu sót trong quá trình làm việc góp phần hạn chế rủi ro do nguyên nhân từ phía ngân hàng, cán bộ cho vay có nhiệm vụ giám sát quá trình sử dụng tài sản của khách hàng có hiệu quả và đúng mục đích vay hay không . - Phương pháp giám sát khách hàng :

+ Đến thăm và kiểm soát quá trình thực hiện phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn sẽ giúp cho cán bộ cho vay kiểm tra được thực trạng sản xuất doanh của khách hàng, ý thức trả nợ tiền vay cho ngân hàng… những thông tin này hết sức cần thiết cho quá trình kiểm soát hạn chế được rủi ro xảy ra, hiệu quả kiểm tra sẽ sát thực hơn. Phải thông báo kịp thời lên cấp trên khi có sai phạm để có những biện pháp xử lý .

+ Giám sát hoạt động của khách hàng thông qua mối quan hệ của khách

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tiên phước (Trang 81 - 106)