Thực trạng công tác quản trị cho vay KHCN tại chi nhánh

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tiên phước (Trang 46 - 106)

Công tác nhận dạng rủi ro tại chi nhánh được hiện theo phương pháp kiểm tra phân tích tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ với những nội dung thuộc

Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ vay vốn, Hồ sơ bảo đảm tiền vay a) Hồ sơ pháp lý

- Chứng minh thư nhân dân đối với khách hàng là cá nhân Việt Nam, hộ chiếu đối với khách hàng là cá nhân nước ngoài.

- Xác nhận của chính quyền địa phương về chữ ký và thường trú /tạm trú tại địa phương, sổ lưu trú, sổ hộ khẩu gia đình.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Giấy ủy quyền cho người đại diện (nếu có)

- Giấy phép hành nghề đối với ngành nghề cần giấy phép.

b) Hồ sơ vay vốn

- Giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn. - Giấy đề nghị vay vốn .

- Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ .

Ngoài các hồ sơ đã quy định như trên, đối với :

- Hộ gia đình, cá nhân vay qua tổ vay vốn phải có thêm + Biên bản thành lập tổ vay vốn.

+ Hợp đồng làm dịch vụ.

- Hộ gia đình, cá nhân vay thông qua doanh nghiệp, phải có thêm + Hợp đồng làm dịch vụ.

Riêng hồ sơ khoản vay phục vụ mục đích tiêu dùng có thêm

Giấy xác nhận là cán bộ nhân viên / thư cam kết hỗ trợ của cơ quan quản lý lao động.

Xác nhận / giấy tờ chứng minh về thu nhập hằng tháng /thu nhập không thường xuyên của cơ quan quản lý lao động /ngân hàng (trong trường hợp nhận tiền kiều hối ) ví dụ như hợp đồng thuê nhà ,thuê xe ….

Bản sao hợp đồng lao động (thời gian đã công tác ít nhất 12 tháng )

Các giấy tờ hỗ trợ khác chứng minh về việc mục đích, nhu cầu sử dụng vốn kế hoạch trả nợ.

Độ tuổi, nghề nghiệp, mức thu nhập, thông tin và hồ sơ về nhân thân.

Riêng hồ sơ vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh có thêm

Báo cáo tình hình SXKD, năng lực tài chính, tình hình đã vay nợ ở các tổ chức tín dụng , các tổ chức, cá nhân khác và nguồn thu nhập để trả nợ.

Báo cáo kết quả kinh doanh dự tính cho 3 năm tới và cơ sở tính toán.

c/ Hồ sơ đảm bảo tiền vay

- Giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

- Hợp đồng bảo đảm, văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng bảo đảm. - Giấy cam kết thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay.

- Công văn của Chính phủ cho phép được bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay ( nếu việc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo chỉ thị của Chính phủ ).

- Cam kết bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba . - Hợp đồng thế chấp giá trị quyền sử dụng đất .

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( bản chính ), trích lục bản đồ thửa đất chứng từ nộp tiền thuê đất.

- Giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản của cơ quan bảo hiểm (nếu có ).

- Riêng : Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp vay vốn không phải thực hiện bảo đảm bằng tài sản .

*Kiểm tra, đối chiếu, so sánh với quy định cho vay KHCN tại Chi nhánh để xem có quyết định cho vay hay không bằng các câu hỏi sau : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hồ sơ pháp lý: có hợp pháp hợp lệ của các giấy tờ văn bản trong danh mục hồ sơ pháp lý hay không ?

Hồ sơ vay vốn và hồ sơ đảm bảo tiền vay: hồ sơ đã xác thực hay chưa ? phương án sản xuất kinh doanh, kết quả dự tính cho 3 năm tới như thế nào, có khả thi hay không ? khả năng vay trả, nguồn trả ra sao ? ngành nghề ghi trong đăng ký và ngoài thực tế có đúng hay không ?

∗ Mục đích vay vốn: đã hợp pháp có thuộc danh mục những hàng hoá cấm lưu thông theo quy định của chính phủ không ?

* Khả năng tài chính (thông tin tài chính – phi tài chính - tín dụng ) & Thông tin về tình hình tài chính

- Tài sản sở hữu : số dư tiền gởi, đất đai và nhà cửa, tài sản đầu tư tài chính tiền mặt ..vv

- Công nợ, nợ ngân hàng: số tiền thời hạn trả nợ tài sản bảo đảm, nợ cá nhân bạn bè anh chị em trong nhà, nợ khác ….

- Thu nhập, chi tiêu : thu nhập cá nhân, gia đình hằng năm, chi tiêu cá nhân gia đình, mua sắm .

& Các thông tin phi tài chính khác

- Sự thịnh vượng và ổn định của gia đình, quy mô nếp sống của gia đình uy tín của cá nhân trong cộng đồng, các bên có quan hệ mật thiết với khách hàng như : vợ /chồng, con, bố mẹ, anh chị em, địa vị xã hội .

- Mối quan hệ với ngân hàng : thời gian có quan hệ tín dụng, mức độ uy tín trong quan hệ tín dụng, tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán và các nghĩa vụ cam kết theo hợp đồng.

2.3.2.2 Đánh giá đo lường rủi ro

* Công tác đo lường rủi ro vay vốn cụ thể của một KHCN được chi nhánh tiến hành thông qua công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.

+ Tần suất chấm điểm tín dụng và xếp hạng KHCN/Hộ gia đình.

Khách hàng mới : khi khách hàng thiết lập mối quan hệ vay vốn với ngân hàng Khách hàng hiện thời :

Khi khách hàng xin cấp khoản tín dụng mới.

Khi dư nợ tiền vay của khách hàng bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn ( từ nhóm 3 trở đi ).

Khi có thay đổi về thông tin nhân thân hay SXKD mà ngân hàng cho vay đánh giá có khả năng làm thay đổi hạn mức tín dụng của khách hàng.

+ Nội dung quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng KHCN

* Hạng khách hàng : Chi nhánh NHNo&PTNT xếp hạng khách hàng là cá nhân thành 10 hạng có mức độ rủi ro từ thấp lên cao : Aaa, Aa, a, Bbb, Bb, Ccc, Cc, c, d như mô tả trong bảng sau ( Bảng xếp hạng KHCN :Phụ lục 2.1)

* Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng KHCN

Bước 1: Thu thập thông tin

Tiến hành điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về khách hàng từ các nguồn - Hồ sơ do khách hàng cung cấp: giấy tờ pháp lý.

- Phỏng vấn trực tiếp khách hàng.

- Trung tâm thông tin tín dụng của NHNNVN, các nguồn khác.

Bước 2: Chấm điểm các thông tin cá nhân cơ bản

Ngân hàng áp dụng biểu sau: Phụ lục 2.2

Cán bộ tín dụng tổng hợp điểm của khách hàng theo biểu điểm trên, nếu khách hàng đạt tổng điểm < 0 thì chấm dứt quá trình chấm điểm và từ chối quan hệ tín dụng. Nếu khách hàng đạt tổng điểm > 0 thì tiếp tục bước 3: chấm điểm tiêu chí quan hệ với ngân hàng .

Bước 3 : Chấm điểm tiêu chí quan hệ với ngân hàng

Bảng chấm điểm tiêu chí quan với ngân hàng : Phụ lục 2.3

Bước 4 : Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CBTD tổng hợp điểm bằng cách cộng tổng số điểm chấm trong bảng trên Sau khi tổng hợp điểm, CBTD xếp hạng khách hàng như sau:

Bảng xếp hạng loại khách hàng và số điểm đạt được: phụ lục 2.4

Bước 5 : Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng: Sau khi hoàn tất việc xếp hạng KHCN, CBTD lập tờ trình đề nghị giám

đốc ngân hàng cho vay phê duyệt . Tờ trình phải đuợc trưởng phòng tín dụng kiểm tra ký trước khi trình lên giám đốc, nội dung của tờ trình phải có những ý cơ bản sau :

- Giới thiệu thông tin cơ bản về khách hàng.

- Phương pháp/ mô hình áp dụng để chấm điểm tín dụng. - Tài liệu làm căn cứ để chấm điểm tín dụng.

- Nhận xét /đánh giá của CBTD dẫn tới kết quả chấm điểm xếp hạng cá nhân Sau khi tờ trình được duyệt, kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng phải được cập nhập ngay vào hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng.

- Ứng dụng kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng trong việc ra quyết định cấp tín dụng, kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng cá nhân được ngân hàng cho vay ứng dụng trong việc ra quyết định cấp tín dụng như hướng dẫn ở : phụ lục 2.5

Để đo lường rủi ro cho vay KHCN tại chi nhánh, ngân hàng tiến hành theo dõi và phân tích các chỉ tiêu sau :

Bảng 2.4: Tình hình nợ xấu theo nhóm nợ trong cho vay KHCN tại chi nhánh

ĐVT : Đồng

(Nguồn : báo cáo kết quả tài chính chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước ) Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Chênh lệch (2010/2009)

Chênh lệch (2011/2010) Chỉ tiêu Gía trị (đồng) Gía trị (đồng) Gía trị (đồng) (+)(-) % (+)(-) % 1.Tổng dư nợ 59.933.098.105 71.782.593.131 80.015.917.897 11.849.495.026 19,77 8.233.324.766 11,47 2.Nợ Xấu 29.000.000 79.500.000 189.500.000 50.500.000 174,1 110.000.000 138,4 Dư nợ nhóm 3 10.000.000 32.000.000 145.000.000 22.000.000 220 113.000.000 353,1 Dư nợ nhóm 4 14.000.000 42.500.000 39.500.000 28.500.000 203,6 (3.000.000) (7,06) Dư nợ nhóm 5 5.000.000 5.000.000 5.000.000 3.Tỷ lệ dư nợ nhóm 3/tổng dư nợ 0,017 0,045 0,181 4.Tỷ lệ dư nợ nhóm 4/tổng dư nợ 0,023 0,059 0,049 5.Tỷ lệ dư nợ nhóm5 /tông dư nợ 0,008 0,007 0,006

Nhận xét : Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn, nhưng ở cấp độ nghiêm trọng hơn, nợ xấu có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng - Dư nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ ) là nhóm nợ chiếm tỷ trọng cao nhất trong nợ xấu tăng dần qua các năm, năm 2010 tăng so với 2009 là 28,5 triệu đồng, tỷ lệ tăng 203,6%. Sang năm 2011 tuy có giảm so với 2010: 3 triệu đồng, tỷ lệ giảm 7,06%.Theo phân cấp nhóm nợ thì đây là nhóm nợ có khả năng tổn thất cao nhất. Nguyên nhân bắt nguồn từ năm 2010 do thời tiết, khí hậu khắc nghiệt: đầu năm hạn hán, giữa năm nắng nóng gay gắt, cuối năm mưa lũ kéo dài đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất vụ mùa, nuôi trồng và chăn nuôi … để lại hậu quả nghiêm trọng làm đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, vì đây là đối tượng cho vay chính của ngân hàng. Như vậy vấn đề trả nợ cho ngân hàng xuất phát từ những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan không thuận lợi. Ngoài ra việc tồn đọng các khoản nợ từ năm trước chuyển sang để đôn đốc và theo dõi ở ngân hàng, dẫn đến tỷ lệ nợ nhóm 4/ tổng dư nợ đã tăng lên đáng kể .

- Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): là các khoản nợ đuợc đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi, qua biểu đồ hình 2.1 ta thấy nợ nhóm 3 tăng lên qua các năm. Năm 2010 tăng 22 triệu so với năm 2009, tỷ lệ tăng 220% .Tiếp sang năm 2011 tăng 113 triệu so với năm 2010, tỷ lệ tăng 353,13% một sự gia tăng tương đối lớn. Lý do năm 2011 là một năm đầy sóng gió, thăng trầm với nền kinh tế: lạm phát tiếp tục tăng cao, đồng thời lãi suất đi vay tăng, ảnh hưởng thiên tai của năm 2010 đã làm

0 20.000.000 40.000.000 60.000.000 80.000.000 100.000.000 120.000.000 140.000.000 160.000.000 .

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Hình 2.1 Tình hình nợ xấu phân theo nhóm nợ trong cho vay KHCN tại chi nhánh

cho tình hình sản xuất kinh doanh chưa được tốt, nguồn trả nợ vay của người dân chưa xoay sở vào đâu được, ngoài ra tài sản thế chấp là bất động sản vẫn còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Kết quả là tỷ lệ nợ nhóm 3 trên tổng dư nợ qua các năm lần lượt: năm 2009: 0,017 lần, năm 2010 : 0,045 lần, năm 2011:0,18 lần.

- Nếu các khoản nợ được đánh giá là là thuộc nhóm 5 thì dường như là những tổn thất đã được lường trước đối với ngân hàng, bởi vì chủ yếu là những khoản cho vay không có khả năng thu hồi và được xử lý, bù đắp bằng các tài sản đảm bảo hoặc sử dụng dự phòng rủi ro. Tỷ lệ nợ nhóm 5 trên tổng dư nợ chiếm tỷ lệ năm 2009: 0,01 %; 2010: 0,01 % và năm 2011: 0,01 %.

- Qua phân tích cho thấy rủi ro trong cho vay KHCN ở ngân hàng nhìn chung vẫn ở trong giới hạn cho phép. Vì vậy chi nhánh cần có biện pháp quản lý chặt chẽ trong việc phân loại nhóm nợ và thu nợ hợp lý để đạt kết quả tốt hơn, phải khắc phục để dư nợ nhóm 5 hạn chế đến mức 0 và tốc độ tăng giữa các nhóm nợ giảm dần.

Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu trong cho vay KHCN tại chi nhánh

ĐVT : Đồng

(Nguồn : Báo cáo kết quả tài chính chi nhánh NNo&PTNT Huyện Tiên Phước )

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch (2010/2009) Chênh lệch (2011/2010) Chỉ tiêu Gía trị (đồng ) Gía trị (đồng ) Gía trị (đồng ) (+)(-) % (+)(-) % Tổng dư nợ 59.933.098.105 71.782.593.131 80.015.917.897 11.849.495.026 19,77 8.233.324.766 11,47 Dư nợ nhóm 2 515.000.000 215.500.000 271.000.000 (299.500.000) (58,16) 55.500.000 25,75 Nợ Xấu 29.000.000 79.500.000 189.500.000 50.500.000 174,14 110.000.000 138,36 Nợ quá hạn 544.000.000 295.000.000 460.500.000 (249.000.000) (45,77) 165.500.000 56,10 Tỷ lệ nợ quá hạn /Tổng dư nợ 0,91 0,41 0,58 (0,5) (54,95) 0,17 41,46 Tỷ lệ nợ xấu /Tổng dư nợ 0,048 0,111 0,237 0,06 128,88 0,13 113,84

Nhận xét : Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ giảm dần qua các năm, năm 2010 giảm 0,5% so với năm 2009, năm 2011 thì có tăng lên 0.17% so với năm 2010 nhưng vẫn có sự sụt giảm đáng kể Năm 2009 trong 100 đồng dư nợ thì có 0,91 đồng nợ chưa thanh toán bị quá hạn, năm 2010 có 0,41 đồng và năm 2011 có 0,58 đồng chưa thanh toán bị quá hạn , tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đều nhỏ hơn 5%. Như vậy tình hình cho vay KHCN tại chi nhánh có sự giảm, tỷ lệ đều ở dưới mức bình thường là rất tốt.Vì vậy chi nhánh cần tiếp tục phát huy những ưu điểm này .

Về tình hình nợ xấu : Trong năm 2009 cứ 100 đồng dư nợ thì có 0.048 đồng nợ xấu, năm 2010 cứ 100 đồng dư nợ thì có 0.111 đồng nợ xấu, năm 2011 cứ 100 đồng dư nợ thì có 0.24 đồng nợ xấu. Tuy năm 2010 tăng 0.063 đồng so với năm 2009, năm 2011 tăng 0.126 đồng so với năm 2010 nhưng với giới hạn cho phép (< 3% ). Cho thấy độ an toàn trong cho vay KHCN tại chi nhánh còn ở mức khá cao. Đây là thước đo rủi ro tín dụng trực quan nhất đối với hoạt động cho vay . ” Nợ xấu” dường như đã trở thành một phần tất yếu trong kinh doanh thường nhật của ngân hàng, rất ít ngân hàng có thể tránh khỏi những khoản nợ phát sinh này, theo thời gian các khoản nợ như một “cái gai khó chịu” cần được loại bỏ khi nó làm gia tăng mức độ rủi ro trong kinh doanh. Chi nhánh cần làm tốt công tác quản trị cho vay của mình, bởi chỉ cần một sơ xuất nhỏ thì các khoản nợ xấu sẽ dễ dàng chồng chất nhanh chóng đến mức đủ để loại ngân hàng ra khỏi cuộc chơi trước khi kịp tìm ra giải pháp khắc phục .

+ Tỷ lệ dự phòng rủi ro vay / tổng dư nợ

0 100.000.000 200.000.000 300.000.000 400.000.000 500.000.000 600.000.000 . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Hình 2.2 :Tình hình nợ xấu, nợ quá hạn trong

cho vay KHCN tại chi nhánh Nợ quá hạn Nợ xấu

Bảng 2.6 : Tình hình trích lập dự phòng cho vay KHCN tại chi nhánh

ĐVT : Đồng

(Nguồn : Báo cáo kết quả tài chính chi nhánh NNo&PTNT Huyện Tiên Phước) Nhận xét : Qua 3 năm ta thấy tình hình trích lập dự phòng dự phòng của chi nhánh tương đối tốt giảm dần qua các năm. Năm 2009 số tiền trích lập là 295 triệu đồng, tỷ lệ 0,492%. Sang năm 2010 số tiền giảm xuống còn 228 triệu đồng, tỷ lệ 0,318%, sang năm 2011 số tiền tăng lên là 232 triệu đồng tương ứng với 0,29% . Nguyên nhân là nợ xấu xử lý tương đối tốt, giá trị TSBĐ khấu trừ hợp lý làm giảm chi phí phải trích lập.

Tuy nhiên nếu giá trị TSBĐ không bị mất giá quá cao thì tỷ lệ trích lập dự phòng như (bảng 2.6) đủ để đảm bảo cho ngân hàng có thể tài trợ tổn thất trong trường

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tiên phước (Trang 46 - 106)