CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.3 Kinh nghiệm XKLĐ ở một số địa phương trong nước
1.3.1 Kinh nghiệm của một số địa phương về XKLĐ
1.3.1.1 Kinh nghiệm của Nghệ An
Nghệ An là một tỉnh nằm ở Bắc Trung bộ, có rất nhiều nét tương đồng với Hà Tĩnh, Dân số 2.917 nghìn người; trong đó lực lượng lao động là 1.752 nghìn người, chiếm 60,5%; dân số nông thôn chiếm 87% tổng dân số toàn tỉnh (nguồn: số liệu điều tra thống kê năm 2010 của Tổng cục thống kê).
Trong những năm qua, Nghệ an nổi lên là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về phong trào XKLĐ. Với lực lượng lao động đông, trong điều kiện khả năng giải quyết việc làm tại chỗ còn nhiều hạn chế, tỉnh Nghệ an luôn coi XKLĐ là một giải pháp quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, dự án, đề án việc làm, giảm nghèo....Thời gian qua, công tác XKLĐ thực sự đã đƣợc quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy, chính quyền và tổ chức xã hội các cấp. Ngành Lao động, Thương binh và Xã hội đã kịp
25
thời tham mưu cho UBND tỉnh sửa đổi và ban hành các chính sách khuyến khích XKLĐ trên địa bàn. Trong 5 năm ( 2006 -2010) tỉnh Nghệ An đã đƣa được 42.000 lượt lao động; trong đó năm 2006 là 8.780 người, năm 2007 là 13.450 người, năm 2008 là 11280 người, năm 2009 là 8825 người và năm 2010 là 11.238 người; thị trường lao động đi làm việc ở Đài loan chiếm 19%, Malaysia 35%, Hàn quốc 5,7, Nhật bản 0,9%, các nước Trung đông 10,4% và các nước còn lại 29%. Hiện nay, có trên 43.000 người Nghệ An đang làm việc ở nước ngoài, tập trung chủ yếu ở các nước: Đài Loan, Malaysia, Nhật bản, Hàn quốc và một số nước Trung Đông. Hằng năm, ngoại tệ do lao động tỉnh gửi về qua các Ngân hành thương mại đạt khoảng 90 đến 95 triệu USD, đó là chưa kể lượng tiền do người lao động trực tiếp mang về. Có thể nói, XKLĐ đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Để đạt đƣợc kết quả nhƣ trên, tỉnh Nghệ An đã triển khai đồng bộ các giải pháp như: Chỉ đạo các ngành, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm chính quyền các cấp đối với công tác XKLĐ, nhất là cấp huyện, xã; đồng thời phổ biến chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng để người lao động biết, nhằm tránh những thông tin thất thiệt từ các cá nhân, tổ chức lợi dụng XKLĐ để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người lao động. Tập trung vào công tác đào tạo nghề, nâng cao tay nghề, trình độ ngoại ngữ, ý thức kỷ luật và tác phong lao động cho người lao động để họ đáp ứng được các yêu cầu của các thị trường lao động nước ngoài; chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh mô hình liên kết xã, phường, thị trấn với các doanh nghiệp XKLĐ. Tổ chức các phiên giao dịch việc làm vừa và nhỏ. Quan tâm tuyển chọn, cung ứng nguồn lao động có chất lƣợng... Các doanh nghiệp XKLĐ đƣợc giới thiệu tuyển lao động tập trung làm tốt công tác giáo dục định hướng, dạy nghề, ngoại ngữ và
26
giải quyết kịp thời các vướng mắc, rủi ro nếu có trong quá trình thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ngoài nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có thể tiếp cận được dễ dàng hơn với các cơ hội làm việc ở nước ngoài giúp giải quyết việc làm, hỗ trợ người lao động có cơ hội thoát nghèo nhanh và bền vững; chỉ đạo các ngân hàng thương mại, NGân hàng Chính sách Xã hội phối hợp với các doanh nghiệp XKLĐ và UBND các xã phường, thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có thể tiếp cận và vay vốn đi XKLĐ. Trong đó ưu tiên đối với các gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo; thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp làm công tác XKLĐ, các cơ sở giới thiệu việc làm, tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước trên từng địa bàn, kiên quyết loại trừ các doanh nghiệp, cá nhân không đủ điều kiện, thiếu thủ tục pháp nhân hoạt động giới thiệu việc làm và XKLĐ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác XKLĐ ở tỉnh Nghệ An đang còn bộc lộ những tồn tại và hạn chế: sự quan tâm chỉ đạo của một số huyện, xã còn hạn chế, chƣa có liên kết chặt chẽ trong tạo nguồn lao động, số lao động xuất khẩu có trình độ tay nghề chiếm tỷ lệ thấp. Vẫn còn tình trạng chƣa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp XKLĐ đƣợc giới thiệu về địa bàn, vẫn còn sự nhũng nhiễu, gây khó khăn cho khâu tuyển dụng. Trong công tác quản lý hoạt động giới thiệu việc làm, XKLĐ còn chƣa chặt chẽ, công tác thanh tra kiểm tra chưa được thường xuyên, tình trạng doanh nghiệp chƣa có pháp nhân giới thiệu việc làm vẫn tùy tiện hoạt động tuyển lao động, vẫn còn tình trạng lừa đảo trong XKLĐ.
Đặc biệt, gần đây tình trạng lao động Nghệ An bỏ trốn khỏi nơi làm việc ở nước ngoài đang gây ảnh hưởng đến XKLĐ cả ở địa phương và của cả nước. Hiện nay, lao động vẫn có thể xuất khẩu song khó khăn hơn. Đây thực sự vấn đề bức xúc không chỉ cho các cơ quan chức năng mà còn cho những lao động muốn XKLĐ để làm ăn chân chính. Trong thời gian tới, tỉnh Nghệ
27
An cũng sẽ phải có những giải pháp mạnh để tăng cường quản lý hoạt động XKLĐ, nhất là tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động tuân thủ luật pháp, quy định hiện hành...
1.3.1.2 Kinh nghiệm của Bắc Giang
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Trung du, miền núi phía Bắc, có nhiều nét tương đồng với Hà Tĩnh như: là tỉnh mới tái lập, kinh tế - xã hội ở trình độ phát triển tương đương; dân số 1.560 nghìn người (Hà Tĩnh là 1.321 nghìn người), lực lượng lao động 978 nghìn người, chiếm 62,6% dân số ( số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê). Cũng như các địa phương khác trong vùng, Bắc Giang xác định XKLĐ là một kênh quan trọng giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo....
Trong thời gian qua, tỉnh Bắc Giang đã tạo thuận lợi cho các đơn vị có đủ điều kiện hoạt động XKLĐ về địa phương tuyển lao động, khyến khích các doanh nghiệp tuyển lao động tại các địa bàn ở xa nhƣ các huyện Sơn động, Lục ngạn, Yên Thế; tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động làm thủ tục, hồ sơ, hộ chiếu, khám sức khỏe, vay vốn. Ngoài một số thị trường trọng điểm ở Châu Á, tỉnh phối hợp với các doanh nghiệp tìm hiểu, mở rộng thị trường XKLĐ ở Châu Phi, Trung đông và Đông Âu... Tỉnh tăng cường công tác quản lý Nhà Nước về XKLĐ, nhất là kiểm soát quá trình tuyển dụng lao động, kiểm tra các thông báo tuyển lao động của các doanh nghiệp về thu nhập và chi phí của người đi XKLĐ; kiên quyết đình chỉ, không cho phép hoặc không cấp giấy phép hoạt động tuyển lao động xuất khẩu trong tỉnh đối với những doanh nghiệp vi phạm các quy định về XKLĐ. Từ năm 2004, tỉnh đã giới thiệu 34 doanh nghiệp có chức năng XKLĐ về các địa phương để tuyển dụng lao động. Vì vậy số lao động trong tỉnh đi XKLĐ ngày càng tăng: năm 2005 là 2.542 người, đến năm 2010 là 5.200 người.
28
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang thường xuyên phối hợp với cấp ủy, chính quyền các huyện, thành phố và các ban ngành chức năng triển khai đồng bộ nhiều biện pháp thúc đẩy XKLĐ nhƣ: làm tốt công tác tuyên truyền, tư vấn; nắm bắt nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài của người lao động, đồng thời tạo thuậ lợi cho doanh nghiệp XKLĐ uy tín về địa phương tuyển dụng; đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ người lao động. Kinh nghiệm ở huyện Lạng Giang cho thấy, ngay từ đầu năm, huyện đã quan tâm đưa những doanh nghiệp uy tín về địa phương tư vấn, tuyển người đi XKLĐ.
Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cũng chủ động phối hợp với các đoàn thể nhƣ: Phụ nữ, Thanh niên, Cựu chiến binh các xã, thị trấn, đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn, định hướng giúp lao động chọn thị trường việc làm phù hợp; đồng thời, phối hợp cùng chính quyền, ngân hàng chính sách hỗ trợ thủ tục pháp lý, vốn vay ƣu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động xuất cảnh.
Nhờ đó, năm nào huyện cũng vƣợt mức kế hoạch đƣợc giao. Bên cạnh đó, đối tượng là thân nhân chủ yếu của người có công, hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đƣợc hỗ trợ học nghề, làm hộ chiếu, khám sức khỏe....( tối đa 10 triệu đồng/ người).
XKLĐ thực sự đã đem lại nhiều lợi ích to lớn và thiết thực cho người lao động và gia đình họ, nhờ đó mà trực tiếp giảm đƣợc đói nghèo; chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc nâng cao thông qua việc đƣợc đào tạo nghề và kỹ năng làm việc đòi hỏi phải có chuyên môn kỹ thuật, trình độ văn hóa, ngoại ngữ, tác phong công nghiệp đƣợc cải thiện. Những lợi ích đó thật sự đã làm thay đổi, nâng cao chất lượng cuộc sống của những người đi lao động ở nước ngoài và gia đình họ. Theo kết quả điều tra của Viện Khoa học lao động và Xã hội, trong năm 2011, những người đi XKLĐ tỉnh Bắc Giang gửi về cho gia đình số tiền lên đến 1.200 tỷ đồng (trong đó huyện Lạng Giang khoảng 120 tỷ đồng/năm so với thu ngân sách của huyện mỗi năm khoảng gần 50 tỷ đồng).
29
Có thể nói, nhiều làng xã ở Bắc Giang thay đổi bộ mặt nhanh chóng nhờ vào nguồn tiền do XKLĐ mang lại. Nhƣ xã Tam dị, huyện Lục Nam là một điển hình về công tác XKLĐ. Bắt đầu từ năm 2007, tại xã Tam Dị, Ban chỉ đạo XKLĐ được thành lập và do Phó Chủ tịch UBND xã làm trưởng Ban.
Ban này có chức năng hỗ trợ về pháp lý, giúp người lao động tiến hành các thủ tục đi lao động ở nước ngoài, làm đầu mối trung gia cho các công ty tuyển dụng lao động, giúp người lao động vay vốn và chuyển tiền về nhà. Hàng chục công ty XKLĐ đã về mở văn phòng đại diện, trung tâm giới thiệu việc làm, liên hệ tuyển lao động. Hàng chục hội thảo cấp xã, thôn đƣợc tổ chức.
Người dân được trực tiếp thắc mắc, tư vấn, giải đáp và ký hợp đồng với công ty tuyển dụng dưới sự bảo đảm về pháp lý của đại diện xã. Ngoài ra, xã Tam Dị còn lập hẳn một kế hoạch dành cho các hộ có người đi XKLĐ để hỗ trợ chính sách, thủ tục và những hỗ trợ cần thiết khác khi người lao động trở về đúng hợp đồng.