CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ XKLĐ TẠI HÀ TĨNH
3.1 Định hướng về XKLĐ của tỉnh Hà Tĩnh trong những năm tới
Do hoạt động XKLĐ ở Hà Tĩnh có vai trò hết sức quan trọng, thậm chí một số huyện, xã đã coi việc phát triển lĩnh vực này nhƣ là một thế mạnh kinh tế của địa phương. Vì vậy việc đề ra những định hướng và chủ trương cho hoạt động này là rất cần thiết.
Ở Hà Tĩnh, chiến lƣợc phát triển KT - XH của tỉnh đang thu đƣợc những kết quả khả quan. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, Khóa XVII - Nhiệm kỳ 2010-2015 đã nhấn mạnh chủ trương: “Trong những năm trước mắt, phải giải quyết tốt một số vấn đề xã hội, tập trung sức tạo việc làm... Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh XKLĐ, giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn”. Chủ trương này đã được cụ thể hoá như sau : “ Mở rộng XKLĐ trên thị trường đã có và thị trường mới. Cho phép các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu và làm dịch vụ XKLĐ trong khuôn khổ pháp luật dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Kiên quyết chấn chỉnh những hoạt động dịch vụ XKLĐ trái quy định của Nhà nước”.
Từ quan điểm và chủ trương tổng quát mà Tỉnh đã đề ra, định hướng phát triển của XKLĐ trong thời gian tới sẽ bao gồm :
3.1.1.1 Định hướng chung
- XKLĐ là một chiến lƣợc quan trọng, lâu dài, là một nội dung của Chương trình quốc gia về việc làm, một hoạt động KT - XH góp phần phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hợp tác quốc tế.
55
- Đẩy mạnh XKLĐ trước hết là trách nhiệm của Tỉnh. Các cơ quan quản lý Nhà nước từ Tỉnh, huyện, xã phải có sự phối hợp đồng bộ trong việc đầu tư mở rộng thị trường, đào tạo nguồn nhân lực xuất khẩu, cụ thể hoá chủ trương, chính sách và chỉ đạo để đẩy mạnh XKLĐ.
- Phải có chiến lược về mở rộng thị trường XKLĐ, củng cố thị trường truyền thống, giữ và phát triển thị trường hiện có, khai thông các thị trường mới. Mỗi địa phương cần xây dựng đề án riêng cho phù hợp với đặc điểm và tình hình của địa phương đó.
- Thực hiện việc XKLĐ theo quan hệ cung - cầu của thị trường lao động. Đa dạng hoá thị trường XKLĐ, cung cấp lao động cho mọi thị trường nếu ở đó phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đảm bảo an ninh và quyền lợi kinh tế cho người lao động.
- Đa dạng hoá ngành nghề, trình độ lao động, cung cấp lao động với mọi ngành nghề và trình độ tay nghề khác nhau. XKLĐ phải đảm bảo tính cạnh tranh trên cơ sở tăng cường đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật và chuyên gia, nâng dần tỷ trọng lao động xuất khẩu...Mặt khác phải đa dạng hoá thành phần tham gia XKLĐ, củng cố các doanh nghiệp chuyên XKLĐ, nhận thầu công trình, đưa lao động đi làm việc tại các thị trường nước ngoài...
Bên cạnh đó phải đa dạng hoá hình thức đưa lao động đi nước ngoài theo các hướng ưu tiên sau :
- Đi tập thể, do các doanh nghiệp tổ chức dưới các hình thức nhận thầu công trình công nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp, thuỷ lợi, giao thông dân dụng... ở nước ngoài.
- Chuyên gia trên một số lĩnh vực mà tỉnh có điều kiện.
- Công nhân có tay nghề làm việc theo hợp đồng ký giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Lao động phổ thông trong một số lĩnh vực theo yêu cầu của phía nước ngoài và theo quy định của Chính phủ.
56
- Đầu tƣ để phát triển sự nghiệp XKLĐ, nâng cao năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước, đầu tư cho các tổ chức XKLĐ và người lao động. Đầu tư đào tạo về ngoại ngữ, tay nghề và chuyên môn, đáp ứng yêu cầu thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh.
3.1.1.2. Định hướng cụ thể
Trên thế giới hiện nay, nhìn chung nhu cầu sử dụng lao động không còn cao như thời kì trước do nhiều nước đang cải cách kinh tế, các tập đoàn đổi mới sản xuất kinh doanh, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất để tiết kiệm lao động. Muốn hình thành đƣợc một hệ thống thị trường lao động quốc tế tiếp nhận và sử dụng lao động Hà Tĩnh đòi hỏi Tỉnh phải có những định hướng cụ thể cho các năm trước mắt và nỗ lực thực hiện những chủ trương, định hướng đó. Định hướng của tỉnh đến năm 2015 về lĩnh vực XKLĐ là :
Với chủ trương mở rộng, đa dạng hoá trong XKLĐ, những chính sách cởi mở tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, cho người lao động như đã trình bày ở phần trên, trong bối cảnh quan hệ ngoại giao và quan hệ hợp tác kinh tế giữa nước ta với nước ngoài đã có nhiều thuận lợi thì khả năng đưa được một số lượng lớn lao động ra nước ngoài làm việc là một hiện thực trong những năm tới.
Trong thời gian tới, Hà Tĩnh phấn đấu đạt quy mô đƣa lao động ra nước ngoài như sau :
- Giai đoạn 2010 - 2015: trung bình hàng năm đƣa đi khoảng 7.000 - 10.000 người. Phấn đấu luôn có khoảng 25.000 đến 30.000 lao động làm việc thường xuyên ở nước ngoài.
- Giai đoạn 2015 – 2020 : trung bình hàng năm đƣa đi khoảng 9.000 - 12.000 người. Phấn đấu luôn có khoảng 35.000 đến 42.000 lao động làm việc thường xuyên ở nước ngoài.
57
3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với hoạt động XKLĐ