CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI HÀ TĨNH
2.2 Phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt động XKLĐ tại Hà Tĩnh
Hà Tĩnh đã có rất nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp để giải quyết việc làm cho người lao động nhằm giảm bớt sức ép về việc làm. Tuy chưa xoá bỏ đƣợc sức ép về việc làm nhƣng Hà Tĩnh cũng đã đạt đựơc những kết quả đáng ghi nhận. Đóng góp vào trong đó có phần không nhỏ của công tác XKLĐ. Công bằng mà nói, ngay từ đầu dù xác định XKLĐ là một biện pháp quan trọng để giải quyết việc làm nhƣng Tỉnh vẫn chƣa nhận thức đúng đắn hoàn toàn về hoạt động này. Chỉ đến khi XKLĐ đƣợc tiến hành và đem lại các kết quả tốt đẹp thì nhận thức của chính quyền Hà Tĩnh dần dần thay đổi và coi nó nhƣ một biện pháp chiến lƣợc trong giải quyết việc làm, phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Sự chuyển biến trong nhận thức cũng dẫn đến sự ban hành hàng loạt các chính sách, sự nới lỏng, tạo điều kiện cho hoạt động XKLĐ. Nhờ vậy mà trong những năm gần đây có thể nói hoạt động XKLĐ
40
đang trên đường khởi sắc. Có thể phân chia XKLĐ thành hai chặng đường cơ bản sau:
+ Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2000.
+ Giai đoạn từ 2000 đến 2013.
Sở dĩ phân chia nhƣ trên vì XKLĐ trong hai giai đoạn trên có những đặc trưng cơ bản rất khác biệt. Giai đoạn từ 1991- 2000: là giai đoạn nước ta vừa xóa bỏ nền kinh tế bao cấp, là những năm đầu chuyển đổi sang cơ chế mới. Giai đoạn 2001 - 2012: là giai đoạn XKLĐ chịu sự tác động của mạnh mẽ của thị trường, chủ thể tham gia chủ yếu trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không phải nhà nước mà là các doanh nghiệp XKLĐ.
Phân chia như vậy cho thấy con đường trưởng thành, phát triển của XKLĐ Hà Tĩnh cũng đồng thời phản ánh bối cảnh kinh tế xã hội của Hà Tĩnh và quan điểm chủ trương của tỉnh Hà Tĩnh trong từng thời kỳ.
Giai đoạn (1991 - 2000) là gia đoạn đầu chuyển đổi sang cơ chế mới, các doanh nghiệp vừa thoát khỏi sự bao cấp của Nhà nước còn gặp rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong việc tìm kiếm thị trường, đôi khi còn trông chờ vào sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước. Giai đoạn 1991 - 1994 là một giai đoạn khó khăn và không thuận lợi chung của cả nước và Hà Tĩnh nói riêng, chỉ có một số ít doanh nghiệp ở Hà Tĩnh là kí đƣợc hợp đồng đƣa lao động đi làm việc ở nước ngoài với số lượng nhỏ vào khoảng 400 lao động trên tổng số gần 15.000 lao động xuất khẩu của cả nước. Những năm sau đó, các doanh nghiệp XKLĐ Hà Tĩnh đã bước đầu có sự chủ động trong nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tiếp thị và học tập kinh nghiệm từ các nước có truyền thống XKLĐ để mở rộng thị trường sang các khu vực mới, từng bước hoà nhập vào thị trường quốc tế. Đến thời điểm năm 2000, Hà Tĩnh đã tiếp cận và thâm nhập được vào thị trường lao động ở nhiều nước và khu vực trên thế giới như Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Trung Đông và Bắc Phi... ngoài ra, cũng đang
41
từng bước mở rộng thị trường lao động tới một số bán đảo Nam Thái Bình Dương và khu vực Bắc Mĩ.
Bắt tay vào thời kỳ mới có tính quan trọng, vai trò của XKLĐ lại càng đƣợc coi trọng và tiếp tục đƣợc khẳng định trong các Văn kiện Đại hội Đảng, các Nghị định, Nghị quyết và Chỉ thị của Đảng và Nhà nước và của tỉnh Hà Tĩnh. Thể hiện chủ trương, mục tiêu chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn phát triển mới của XKLĐ.
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ 13 (khóa XIV) đã nhấn mạnh chủ trương đẩy mạnh XKLĐ, mở rộng XKLĐ trên thị trường đã có và trên thị trường mới. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu và làm dịch vụ XKLĐ trong khuôn khổ pháp luật, dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, đồng thời kiên quyết chấn chỉnh những hoạt động dịch vụ XKLĐ trái với những quy định của nhà nước. Như vậy, chủ trương chớnh sỏch của tỉnh Hà Tĩnh về XKLĐ là hoàn toàn rừ ràng, phự hợp với xu hướng chung của hội nhập kinh tế quốc tế.
Mục tiêu XKLĐ xủa Hà Tĩnh là:
- Chủ yếu là đƣa cán bộ, công nhân viên đi bồi dƣỡng, nâng cao trình độ tay nghề, nắm vững những kỹ thuật then chốt, phức tạp, tinh vi trong quy trình chế tạo sản phẩm và trong cả dây chuyền công nghệ, hoặc nắm vững những kiến thức và tay nghề cần thiết để có thể tự mình thiết kế và chế tạo những sản phẩm mới.
- Hướng tới mục tiêu kinh tế là phát huy mọi tiềm năng lao động và chất xám, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống của người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
Khác với thời kỳ đầu, cơ chế XKLĐ Việt Nam trong thời kỳ này đã được đổi mới, trong đú phõn định rừ chức năng quản lý của nhà nước và chức năng kinh doanh dịch vụ XKLĐ. Nhà nước thống nhất XKLĐ bằng các chính
42
sách và quy định pháp lý. Các tổ chức kinh tế được nhà nước cấp giấy phép thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ XKLĐ thông qua các hợp đồng ký kết với bên nước ngoài. Do vậy mà khắc phục được những khó khăn và đạt đượcmột số kết quả khớch lệ bước đầu và điều này được thể hiện rừ qua bảng số kết quả XKLĐ dưới đây.
Bảng 2.6: Số người đi XKLĐ giai đoạn 1995-2000 tỉnh Hà Tĩnh Đơn vị tính : người Số người đi XKLĐ
Năm 1995 1996 1997 Năm 1998 Năm 2000
322 586 809 907 1143
Tăng trưởng LĐXK Hà Tĩnh giai đoạn 1995 - 2000
322
586
809
907
1143
0 200 400 600 800 1000 1200 1400
1995 1996 1997 1998 2000
Năm
Số LĐXK
LĐXK
Hình 2.1: Số người đi XKLĐ giai đoạn 1995-2000 tỉnh Hà Tĩnh (Nguồn: Báo cáo công tác quản lý XKLĐ Hà Tĩnh giai đoạn 1995 – 2000 của
Sở Lao động – Thương Binh, Xã hội Hà Tĩnh)
Bảng 2.7: Kết quả hoạt động XKLĐ Việt Namgiai đoạn 1991 - 1999 Năm Số người đi XKLĐ Số ngoại tệ thu về
(1000USD)
43
1991 810 2.500
1992 1.020 6.800
1993 3.960 15.800
1994 9.230 43.100
1995 10.050 77.900
1996 12.660 100.800
1997 18.470 129.200
1998 12.240 148.300
1999 20.700 150.800
Tổng cộng
89.140 675.200
(chỉ tính số thu ngoại tệ ngoại tệ qua các tổ chức lao động đưa đi).
(Nguồn: Tạp chí kinh tế Châu Á Thái Bình Dương số 2(31)4/2001) Qua bảng “Bảng 5: Số người đi XKLĐ giai đoạn 1995-2000 tỉnh Hà Tĩnh” và “Bảng 6: Kết quả hoạt động XKLĐ Việt Nam giai đoạn 1991 – 1999” trên chúng ta có thể nhận thấy một số điểm mốc quan trọng trong hoạt động XKLĐ của Việt Nam và Hà Tĩnh trong giai đoạn vừa này:
+ Từ năm 1991 đến 1993 số lao động đƣợc đƣa đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài không nhiều do nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô, hàng loạt các nước XHCN ở Đông Âu cũng liên tiếp sụp đổ. Sau biến cố chính trị này tất cả lao động nước ngoài ở các nước này đều phải trở về nước trong đó có lao động Việt Nam. Mặt khác, từ trước cho đến thời điểm đó Liên Xô và các nước Đông Âu vốn là thị trường XKLĐ truyền thống của Việt Nam nên khi xảy ra biến cố này Việt Nam thực sự rơi vào tình thế bị động trong cả việc giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho người lao động về nước và việc tiếp tục duy trì hoạt động XKLĐ. Vì thế số lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn này không nhiều.
44
+ Từ năm 1994 đến 1997, số lao động Việt Nam cũng nhƣ Hà Tĩnh có sự tăng vọt đáng kể. Tuy nhiên, bị chững lại vào năm 1998 do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực Châu á mà đầu tiên là ở ThaiLan vào cuối năm 1997. Cuộc khủng hoảng kéo theo nó là sự sụp đổ, trì trệ nền kinh tế của các nước trong khu vực, làm giảm nhu cầu nhập khẩu lao động nước ngoài tại các nước này.
+ Đến năm 2000, XKLĐ có sự tăng vọt đáng kể do tình hình kinh tế trong khu vực và thế giới ổn định trở lại.
Tổng kết kinh nghiệm của 20 năm XKLĐ, Hà Tĩnh đã rút ra nhiều bài học mới về công tác đào tạo nghề cho XKLĐ và mở rộng thị trường xuất khẩu nên ở giai đoạn 2001 -2012 này đã thu đƣợc nhiều thành tựu đáng kể và cao gấp nhiều lần so với các thời kì trước. Vào thời kì này chính sách XKLĐ của nước ta đã có phần thông thoáng và mở rộng được nhiều hơn chính và vậy mà số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài của Hà Tĩnh ngày một tăng lên, nhất là giai đoạn 2006 - 2012, tình hình XKLĐ nước Hà Tĩnh đã có nhiều khởi sắc. Riêng năm 2008, 2009 do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu nên tình hình XKLĐ bị giảm nhƣng không đáng kể, phục hồi trở lại vào năm 2010 và tăng mạnh vào năm 2011, 2012.
2.2.2 Thực hiện các Chương trình quốc gia
Thực hiện chỉ thị số 41/CT- TƢ ngày 22/9/1998 của Bộ Chính trị về XKLĐ và chuyên gia, Nghị định số 152/1999/NĐ- CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ về người lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đến năm 2002 tỉnh Hà Tĩnh và 08 huyện thị thành lập Ban chỉ đạo XKLĐ. Đến năm 2004, 100% số huyện, thành phố còn lại Thành lập Ban chỉ đạo XKLĐ.
XKLĐ đƣợc tỉnh Hà Tĩnh coi là một hoạt động KT- XH góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ. Đây là một giải pháp
45
giải quyết vấn đề việc làm có vai trò quan trọng trước mắt và lâu dài. Tiếp tục công cuộc đổi mới theo tinh thần Nghị quyết tỉnh đảng bộ. Mở rộng địa bàn xuất khẩu lao động sang các nước có nhu cầu sử dụng lao động không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế xã hội, phong tục tập quán và tôn giáo với mọi loại lao động từ lao động giản đơn tới lao động kỹ thuật, chuyên gia lành nghề trong các lĩnh vực mà ta có khả năng đáp ứng.
Đẩy mạnh XKLĐ theo hình thức "xen ghép" tức là hình thức đƣa lao động ta sang làm việc chung với lao động các nước trong cùng dây chuyền sản xuất hoặc cùng công việc mà do chủ sử dụng lao động nước ngoài điều hành và trả lương. Hình thức này hiện nay khá phổ biến, chiếm khoảng 70- 80% tổng số nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.
Tăng cường quan hệ và ký kết hợp đồng cung ứng lao động đồng bộ với các chủ hãng thầu quốc tế. Từng bước tiếp cận, học tập kinh nghiệm các nước phát triển, các nước có kinh nghiệm và truyền thống trên lĩnh vực này, để ký và tổ chức đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức nhận thầu công trình.
Trong những năm tới, Hà Tĩnh vẫn tiếp tục duy trì chủ trương đẩy mạnh XKLĐ, mở rộng XKLĐ trên thị trường đã có và trên thị trường mới. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu và làm dịch vụ XKLĐ trong khuôn khổ pháp luật, dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, đồng thời kiên quyết chấn chỉnh những hoạt động dịch vụ XKLĐ trái với những quy định của nhà nước. XKLĐ vẫn được xác định là giải pháp quan trọng để giải quyết việc làm và được triển khai thực hiện theo phương hướng sau:
+ Xây dựng các chính sách hỗ trợ để tăng dần số lượng người đi XKLĐ. Chính sách hỗ trợ XKLĐ hướng ưu tiên cho các đối tượng lao động thuộc các hộ nghèo ,hộ chính sách xã hội, vùng có khó khăn.
46
+ XKLĐ hướng tới mục tiêu tăng cả về số lượng và chất lượng. Ngoài việc giới thiệu số lao động qua đào tạo, chú trọng đào tạo nghề cho người có nhu cầu đi XKLĐ để hướng tới những việc làm sử dụng lao động có kỹ thuật có tính ổn định và thu nhập cao hơn.
+XKLĐ cần được định hướng và quản lý chặt chẽ, giảm thiểu những tiêu cực xảy ra gây thiệt hại cho người lao động. Các cấp các nghành cần tích cực phối hợp trong việc tuyên truyền và quản lý hoạt động XKLĐ.
Mục tiêu:
Ban chỉ đạo thực hiện công tác XKLĐ của tỉnh đề ra mục tiêu cho giai đoạn 2001- 2005 phải xuất khẩu được 15.000 đến 20.000 người lao động, giai đoạn 2005- 2010 phải xuất khẩu đƣợc 20.000 đến 25.000 và giai đoạn 2010- 2015 phải xuất khẩu được 30.000 đến 35.000 người và trung bình 6.500 đƣợc xuất khẩu/năm. Tập trung vào lao động ở khu vực nông thôn và những người có khó khăn về kinh tế, thiếu việc làm để góp phần giải quyết việc làm cho lao động tỉnh nhà.
Bảng 2.8: So sánh Kế hoạch và kết quả số người đi XKLĐ giai đoạn 2006-2012 tỉnh Hà Tĩnh
Đơn vị tính : người Kế hoạch và số người đi XKLĐ
2006 2007 2009 2010 2011 2012
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện 6000 6125 6000 6450 6300 6335 6500 6572 6500 6088 6500 7159
(Nguồn: Kế hoạch thực hiện công tác XKLĐ Hà Tĩnh giai đoạn 2006 – 2010, năm 2011 và 2012 của Ban chỉ đạo XKLĐ Hà Tĩnh.)
Trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới, hoạt động XKLĐ của Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói chung cũng gặp không ít khó khăn. Mặc dù vậy trên mặt trận XKLĐ, Hà Tĩnh đã đạt đƣợc một số kết quả đáng khích
47
lệ: Thị trường lao động đang dần được mở rộng từ chỗ chỉ XKLĐ sang một số thị trường truyền thống như Liên Xô, các nước XHCN Đông Âu, IRắc, Châu Phi tính đến 2012 thị trường XKLĐ của ta đã được mở rộng đến hơn 40 nước và vùng lãnh thổ với khoảng trên 30 vạn lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài, với trên 30 nhóm ngành nghề khác nhau. Chính vì những thuận lợi trên, XKLĐ Hà Tĩnh ngày càng có nhiều kết quả tốt.
Về số lƣợng lao động xuất khẩu những năm gần đây cũng tăng lên với tốc độ nhanh chóng: Nếu so sánh với năm 1999 thì số lƣợng lao động xuất khẩu năm 2006 tăng gấp 4,4 lần; năm 2012 tăng 6,23 lần so với 1999. Và năm 2012 tăng so với năm 2011 là 1071 người và đạt 117.5% so với kế hoạch của năm 2012.
Bảng 2.9: Kết quả XKLĐ Hà Tĩnh 2000-2012 sang một số nước Năm Tổng số
(người)
Đài Loan
Hàn Quốc
Nhật
Bản Malaixia Các nước khác
2000 1143 136 771 31 0 205
2001 1280 394 705 29 0 152
2002 4271 2095 788 77 1236 75
2003 7209 2575 850 73 3682 29
2004 5942 1940 845 156 1908 1093
2005 5030 1150 643 179 2749 309
2006 6125 504 736 180 4155 550
2007 6450 928 873 209 3064 1376
2008 6125 1220 1101 274 1683 1847
2009 6335 1236 1091 223 1677 2108
2010 6572 1308 1125 228 1733 2178
2011 6088 1212 1042 212 1605 2017
2012 7159 1425 1225 249 1888 2372
Tổng cộng 69729 16123 11795 2120 25380 14311
48
Tỷ lệ LĐXK Hà Tĩnh đi các nước giai đoạn 2000 - 2010
23%
17%
36% 3%
21%
Đài Loan Hàn Quốc Nhật Bản Malaixia Nước Khác
Hình 2.2: Số lao động Hà Tĩnh làm việc ở một số nước
(Nguồn: Báo cáo công tác quản lý XKLĐ Hà Tĩnh giai đoạn 2000 – 2010, năm 2011 và năm 2012 của Sở LĐTBXH Hà Tĩnh.)
Qua “Bảng 8: Kết quả XKLĐ Hà Tĩnh 2000-2012 sang một số nước”
và “Hình 2: Số lao động Hà Tĩnh làm việc ở một số nước”, ta thấy rằng thị trường XKLĐ của Hà Tĩnh tập trung chủ yếu mới chỉ ở khu vực châu Á, chưa phát triển đƣợc ở các khu vực khác.
Bảng 2.10: Số liệu về tình hình LĐXK và tiền gửi về nước giai đoạn 2001 – 2010 Tỉnh Hà Tĩnh
Đơn vị tính: Người, đồng
Năm Số lao dộng Tiền gửi về (1000VND)
2001 1280 680.000.000
2002 4271 1.400.000.000
2003 7209 1.591.025.000
2004 5942 1.400.240.000
2005 5030 1.498.000.000
2006 6125 1.625.600.000
2007 6450 1.687.422.300
2008 6125 1.752.891.010
2009 6335 1.548.201.000
2010 6572 1.700.000.000
Tổng 14.883.379.310
(Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước, Sở LĐTBXH Hà Tĩnh)
49
Bảng 2.11: Số liệu so sánh về tay nghề lao động xuất khẩu giai đoạn 2001 – 2012 Tỉnh Hà Tĩnh
Năm Tổng số
Có nghề
Không có nghề
Năm Tổng số
Có nghề
Không có nghề
2000 1143 582 561 2007 6450 4376 2074
2001 1280 745 535 2008 6125 4790 1335
2002 4271 1886 2385 2009 6335 4845 1490 2003 7209 4422 2787 2010 6572 4994 1578 2004 5942 3668 2274 2011 6088 4627 1462 2005 5030 3328 1702 2012 7159 5440 1719
2006 6125 4026 2099 2013 - - -
LĐXK Hà Tĩnh có nghề và không có nghề giai đoạn 2000 - 2012
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Năm
Số Lao động xuất khẩu
LĐ Có nghề LĐ không có nghề
Hình 2.3: Số LĐXK có nghề và không có nghề Hà Tĩnh 2000 - 2012 (Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước –Bộ LĐTBXH, Báo cáo thống kê lao động xuất khẩu Hà Tĩnh giai đoạn 200 –2010, năm 2011, 2012 – Sở LĐTBXH Hà Tĩnh)
50
Qua “Bảng 2.9: Số liệu về tình hình LĐXK và tiền gửi về nước giai đoạn 2001 – 2010 Tỉnh Hà Tĩnh”, “Bảng 10: Số liệu so sánh về tay nghề lao động xuất khẩu giai đoạn 2001 – 2012 Tỉnh Hà Tĩnh” và “Hình 3: Số LĐXK có nghề và không có nghề Hà Tĩnh 2000 - 2012” so sánh với số liệu “Bảng 8:
Kết quả XKLĐ Hà Tĩnh 2000-2012 sang một số nước”, có thể thấy mối tương quan giữa thu nhập của người lao động với chất lượng nguồn lao động xuất khẩu và thị trường lao động mà lao động xuất khẩu Hà Tĩnh tham gia. Đó là:
+ Thu nhập của lao động có tay nghề và thu nhập của lao động Hà Tĩnh tại các nước có trình độ, yêu cầu chất lượng, trình độ lao động cao như Hàn Quốc, Nhật Bản... cao hơn so với các thị trường có nhu cầu lao động phổ thông.
+ Số lượng lao động đã được đào tạo trước khi tham gia xuất khẩu của Hà Tĩnh ngày càng đƣợc nâng lên, thu nhỏ dần tỷ lệ lao động chƣa qua đào tạo so với đã đƣợc đào tạo.
+ Số lượng lao động được xuất khẩu sang các thị trường chất lượng cao ngày càng tăng. Nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu lao động Hà Tĩnh ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng GDP Hà Tĩnh.
2.2.3Tổ chức NCKH về XKLĐ và thị trường lao động 2.2.4 Thanh tra, kiểm tra hoat động XKLĐ
2.3 Đánh giá về công tác QLNN đối với hoạt động XKLĐ tại Hà Tĩnh