CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ XKLĐ TẠI HÀ TĨNH
3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với hoạt động XKLĐ tại Hà Tĩnh
3.2.1 Xây dựng kế hoạch XKLĐ có tính đồng bộ
Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động XKLĐ phải đƣợc đánh giá một cách tổng thể trong toàn bộ quy trình XKLĐ, từ tạo nguồn, tuyển chọn và đƣa lao động đi làm việc ở nước ngoài và quản lý họ cũng như đảm bảo các điều kiện cho người lao động phát huy khả năng khi trở về nước. Điều này đòi hỏi phải có một kế hoạch XKLĐ nằm trong tổng thể Đề án về việc làm, có sự gắn kết với chương trình đầu tư giáo dục đào tạo, chương trình về xóa đói giảm nghèo của tỉnh, đồng thời phải đƣợc sự hỗ trợ của chính sách đối ngoại, công tác xây dựng pháp luật, biện pháp đảm bảo trật tự an toàn xã hội,…
Thực tế những khó khăn, yếu kém trong XKLĐ của Hà Tĩnh thời gian qua là do ngay từ khi thực hiện đã thiếu một kế hoạch XKLĐ mang tính tổng thể, có tầm chiến lƣợc dài hạn, nhất là chƣa có sự đồng bộ và gắn kết với các chương trình, kế hoạch mục tiêu khác trong chiến lược tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh. Sự không đồng bộ về các chính sách trong chiến lƣợc XKLĐ không chỉ tạo ra sự thiếu hụt nguồn LĐXK, chất lƣợng LĐXK thấp, mà còn tạo ra sự lúng túng trong việc xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động Hà Tĩnh tham gia XKLĐ ở cả trong và ngoài nước.
Hiệu quả của hoạt động XKLĐ không thể chỉ có việc tìm kiếm thị
58
trường, tổ chức đưa được người lao động ra nước ngoài làm việc. Vấn đề cơ bản, quan trọng và lâu dài vẫn là bảo đảm đƣợc độ tin cậy vững chắc, đƣợc nhiều chủ sử dụng tín nhiệm và phát huy được hết khả năng của chính người lao động khi đi làm việc cũng như khi trở về nước. Vì vậy, một kế hoạch XKLĐ hiệu quả phải đảm bảo đƣợc hiệu quả của tất cả các khâu trong quy trình XKLĐ, từ tuyển chọn lao động, quản lý lao động làm việc ở nước ngoài, đến giải quyết những vấn đề sau khi người lao động trở về nước như tạo việc làm, hướng nghiệp, sử dụng vốn của người lao động,... Do đó, các giải pháp trong quá trình xây dựng kế hoạch XKLĐ là:
- Căn cứ vào chiến lƣợc tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó có chương trình mục tiêu giải quyết việc làm, xây dựng các kế hoạch XKLĐ dài hạn cũng như ngắn hạn và cho từng thị trường. Xây dựng kế hoạch XKLĐ cần tính toán tới sự cân đối, hài hòa với sự phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế, đặc biệt là phù hợp với sự phát triển nguồn nhân lực ở các địa phương trong tỉnh. Kế hoạch XKLĐ phải bao gồm các biện pháp tổ chức thực hiện từ khâu tuyển chọn lao động, đào tạo nghề và giáo dục hướng nghiệp, đưa đi làm việc ở nước ngoài, quản lý lao động ở nước ngoài, đưa lao động về nước, kể cả về nước trước thời hạn hợp đồng, đến việc hỗ trợ LĐXK trở về tái hòa nhập cộng đồng.
- Xây dựng kế hoạch XKLĐ trên cơ sở gắn liền với sự đổi mới và hoàn thiện của hệ thống pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ dạo các ban, ngành, địa phương phối hợp nghiờn cứu xõy dựng và thực hiện cỏc chớnh sỏch rừ ràng về đầu tƣ tạo nguồn lao động, chính sách hỗ trợ tài chính cho hoạt động XKLĐ, các chính sách đầu tư mở thị trường, hỗ trợ đào tạo và tín dụng cho người lao động tham gia XKLĐ, bảo hiểm xã hội, khuyến khích chuyển tiền về nước,
59
chính sách thu hút và khuyến khích sử dụng khả năng lao động và tài chính của LĐXK thu được từ nước ngoài,... để tạo ra sự đồng bộ về cơ chế chính sách trong hoạt động XKLĐ.
- Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch XKLĐ phải căn cứ vào khả năng cung ứng hàng hóa sức lao động của tỉnh. Đánh giá hiệu quả và triển vọng các chương trình, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực khác như: giáo dục đào tạo, đầu tƣ tạo việc làm, giải quyết tình trạng thất nghiệp,… từ đó xác định nguồn lao động có khả năng cung cấp được cho các nhu cầu sử dụng ở nước ngoài.
Tránh tình trạng các doanh nghiệp XKLĐ ký đƣợc hợp đồng cung ứng lao động nhƣng không tìm đủ nguồn lao động cung ứng, hoặc có nhƣng không đảm bảo về chất lƣợng...
3.2.2. Cải cách đào tạo, tuyển dụng nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu
Chỉ thị 41/CT-TƢ ngày 22/9/1998 của Bộ Chính trị về XKLĐ và chuyờn gia đó chỉ rừ: "Đẩy mạnh đào tạo nghề, nhất là về kỹ thuật cụng nghệ cao, ngoại ngữ, giáo dục ý thức kỷ luật và pháp luật cho lao động, đào tạo bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng bộ máy, cán bộ quản lý XKLĐ và chuyên gia".
Mục tiêu đào tạo nghề cho LĐXK là: từ năm 2015, Việt Nam chủ yếu XKLĐ có nghề, lao động có trình độ chuyên môn cao và chuyên gia; 100% LĐXK được đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng về pháp luật, phong tục tập quán của nước tiếp nhận lao động, ý thức kỷ luật, tôn trọng và bảo vệ lợi ích quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
Để thực hiện đƣợc các mục tiêu Tỉnh đã đặt ra, đồng thời để giải quyết những hạn chế khó khăn về nguồn LĐXK và chất lƣợng LĐXK trong hoạt động XKLĐ của Hà Tĩnh thì việc đầu tư cho giáo dục hướng nghiệp và đào tạo dạy nghề cho người lao động là hết sức cần thiết trong điều kiện hiện nay.
Giải quyết vấn đề này không những tạo ra đƣợc nguồn lao động dồi dào, có
60
chất lƣợng phục vụ cho XKLĐ, mà còn hình thành đƣợc một lực lƣợng lao động đủ điều kiện đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Các giải pháp về đào tạo, chuẩn bị nguồn LĐXK là:
- Cần tăng cường đầu tư tài chính hơn nữa cho công tác giáo dục đào tạo, nhất là đào tạo nghề. Đƣa công tác đào tạo LĐXK vào kế hoạch đào tạo nghề của từng sở, ngành, địa phương. Đầu tư xây dựng các trường, trung tâm giáo dục hướng nghiệp, đào tạo dạy nghề, nhất là ở các có điều kiện khó khăn. Đầu tư nâng cấp, trang bị các phương tiện kỹ thuật, thiết bị phục vụ việc đào tạo dạy nghề cho người lao động phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế, KHCN trong nước và quốc tế, phù hợp với nhu cầu sử dụng LĐNN của các nước NKLĐ, khắc phục tình trạng thiếu các phương tiện kỹ thuật phục vụ giảng dạy, thí nghiệm thực hành hoặc các phương tiện kỹ thuật lạc hậu không phù hợp với sự tiến bộ của xã hội.
Nguồn vốn đầu tƣ đƣợc lấy từ ngân sách Tỉnh dành cho giáo dục đào tạo, Quỹ hỗ trợ XKLĐ, vốn viện trợ và ngân sách từ các chương trình, dự án về việc làm khác. Khuyến khích phát triển các chương trình hoặc quỹ cộng đồng địa phương để hỗ trợ chi phí học nghề cho người lao động đi XKLĐ.
- Mở rộng và nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo dạy nghề
Tập trung đầu tƣ, xây dựng các cơ sở chuyên đào tạo LĐXK hoặc thành lập các bộ phận đào tạo LĐXK chuyên biệt ở các trường, trung tâm dạy nghề hiện nay để phục vụ cho XKLĐ. Hệ thống các cơ sở đƣợc giao nhiệm vụ đào tạo LĐXK cần có phương án đầu tư toàn diện để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn LĐXK phù hợp với nhu cầu sử dụng LĐNN của các nước. Qua đó đảm bảo luôn có đủ nguồn lao động có tay nghề cao sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của thị trường cũng như đối phó kịp thời với những thay đổi về chính sách tiếp nhận LĐNN của các NKLĐ ở khu vực.
61
Xây dựng và ban hành quy chế chặt chẽ về đào tạo, các quy chuẩn về chất lƣợng đào tạo đối với các cơ sở đào tạo LĐXK, đồng thời thực hiện kiểm tra thường xuyên chất lượng đào tạo của các cơ sở này để đảm bảo chất lượng nguồn LĐXK. Việc chuẩn hóa chương trình giáo dục hướng nghiệp và đào tạo nghề theo hướng đảm bảo cho người lao động có đủ khả năng thích ứng nhanh đƣợc với công việc, tiếp cận đƣợc với các tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp với yêu cầu ở nước NKLĐ, giúp người lao động dễ dàng được thừa nhận khi lao động ở nước ngoài.
Chỉ duy trì cơ sở đào tạo LĐXK đối với những doanh nghiệp XKLĐ có đủ điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất và nhân lực. Các cơ sở đào tạo của doanh nghiệp này sẽ do doanh nghiệp trực tiếp quản lý về cơ sở vật chất, con người nhưng nội dung chương trình giảng dạy, chất lượng đào tạo nghề và giáo dục hướng nghiệp phải tuân thủ theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp và đào tạo nghề cho người lao động đi XKLĐ.
Hệ thống giáo dục kỹ thuật dạy nghề cần đẩy mạnh đào tạo nghề chủ lực nhƣ xây dựng, cơ khí, điện tử, may, dệt, nông nghiệp, y tế, thuyền viên, thủy thủ, chế biến hải sản,… để đáp ứng những nhu cầu lao động hiện nay của các nước NKLĐ.
Trang bị cho LĐXK những kiến thức cần thiết nhƣ ngoại ngữ, phong tục tập quán, hệ thống luật pháp của nước sở tại và các thông lệ quốc tế; giáo dục tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, rèn luyện ý thức bảo hộ, an toàn lao động… nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn LĐXK.
Đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo dục hướng nghiệp cho LĐXK theo hướng: tăng thời lượng học ngoại ngữ, tìm hiểu về pháp luật, phong tục tập quán ở nước NKLĐ, tăng thời gian thực hành, kể cả đi thực tế ở các cơ sở,
62
doanh nghiệp đang hoạt động trên cơ sở từng ngành nghề cụ thể, theo từng thị trường. Đặc biệt chú trọng giáo dục nâng cao nhận thức của người LĐXK về ý nghĩa, vai trò của hoạt động XKLĐ và trách nhiệm của họ đối với quê hương, đất nước, gia đình và doanh nghiệp. Đào tạo đội ngũ cán bộ nắm vững chuyên môn, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực XKLĐ, am hiểu luật pháp và thông lệ quốc tế để đảm nhiệm công tác đào tạo LĐXK, đảm bảo cho người LĐXK có đủ khả năng để làm việc ở nước ngoài và tự bảo vệ mình.
Đây là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài không những để phát triển thị trường XKLĐ mà còn để nâng cao uy tín của lao động Việt Nam trên thị trường lao động khu vực và quốc tế.
Nâng cao trình độ văn hóa cho lực lượng lao động, phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở và phổ thông trung học đối với người lao động, nhất là lao động ở những vùng có điều kiện khó khăn nhằm, tạo thuận lợi cho người lao động tiếp thu các kiến thức trong đào tạo chuyên môn kỹ thuật, các kiến thức xã hội và ngoại ngữ.
- Thực hiện đào tạo nghề dài hạn và đào tạo bổ túc ngắn hạn cho lực lượng lao động tham gia XKLĐ.
+ Đào tạo nghề dài hạn là giải pháp mang tầm chiến lƣợc để tăng chất lƣợng LĐXK, là nội dung rất quan trọng, có tính chất quyết định để giữ vững và phát triển thị trường XKLĐ. Mục tiêu của đào tạo nghề dài hạn nhằm xây dựng một lực lƣợng LĐXK làm việc có năng suất cao, có ý thức kỷ luật, hiểu biết về lịch sử, văn hóa phong tục tập quán của nước sở tại, có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của nhu cầu sử dụng lao động trên thế giới, đặc biệt người lao động có đủ trình độ để có thể tiếp thu và ứng dụng nhanh chóng công nghệ và phương tiện kỹ thuật mới. Trong đào tạo nghề dài hạn, chú trọng đào tạo trình độ lành nghề và trình độ cao cho người lao động để tăng nguồn nhân lực kỹ thuật; trang bị các kiến thức và kỹ năng nghề diện
63
rộng hoặc chuyên sâu để người lao động có khả năng đảm nhận những công việc phức tạp; trang bị các kỹ năng nghề thành thạo và kiến thức chuyên môn cần thiết dựa trên nền học vấn trung học phổ thông hoặc trung học chuyên nghiệp của người lao động để họ có khả năng vận hành các thiết bị hiện đại và xử lý đƣợc các tình huống phức tạp, đa dạng trong các dây chuyền sản xuất tự động, công nghệ hiện đại. Tiến hành giảng dạy xen ghép ngoại ngữ và các kiến thức xã hội cần thiết khác cho người lao động.
+ Đào tạo bổ túc ngắn hạn áp dụng đối với người lao động đã qua đào tạo nghề, đƣợc tuyển dụng từ các nhà máy, xí nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội. Đây là quá trình bổ túc nghề, đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng với các nội dung nhƣ pháp luật, lịch sử văn hóa, phong tục tập quán và điều kiện làm việc của nước NKLĐ.
Hợp tác quốc tế về đào tạo lao động xuất khẩu. Trên cơ sở yêu cầu về số lƣợng, cơ cấu lao động và trình độ tay nghề chuyên môn kỹ thuật của chủ sử dụng lao động, các cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương cũng như các doanh nghiệp XKLĐ nghiên cứu xây dựng các phương án liên kết, phối hợp với tổ chức, cơ quan hữu quan của các nước này trong công tác đào tạo và tuyển dụng LĐXK của Hà Tĩnh nhƣ cung cấp tài liệu, giáo trình giảng dạy, cử các giáo viên sang đào tạo ngoại ngữ và phong tục tập quán của nước sở tại và tiến hành kiểm tra tay nghề, tuyển chọn lao động đi làm việc ở các nước này. Đặc biệt là phối hợp đào tạo LĐXK để đáp ứng nhu cầu lao động ở các ngành công nghệ mũi nhọn, các ngành cần lao động kỹ thuật chất lƣợng cao.
- Đổi mới công tác tuyển chọn lao động xuất khẩu.
Đẩy mạnh việc tuyển chọn LĐXK trên cơ sở gắn kết trách nhiệm của doanh nghiệp XKLĐ với các đơn vị sản xuất kinh doanh (đối với lao động đang làm việc) và với chính quyền các địa phương, gia đình LĐXK (đối với lao động tự do). Một mặt, nhằm tạo ra đƣợc chuyển động về nhận thức của
64
các ngành, các cấp, các đoàn thể chính trị cũng như người lao động ở các địa phương trong việc đẩy mạnh hoạt động XKLĐ, tạo ra sự xã hội hóa hoạt động XKLĐ; mặt khác, để tăng cường vai trò và trách nhiệm của các tổ chức chính trị, chính quyền các cấp cơ sở đối với việc tuyển chọn và nâng cao chất lƣợng nguồn LĐXK. Việc tuyển chọn LĐXK phải được tiến hành kỹ lưỡng, người trúng tuyển phải đúng với nhu cầu công việc của người sử dụng ở nước ngoài, đúng với nguyện vọng của bản thân người lao động, trình độ người lao động phù hợp với công việc và mức lương phải tương xứng với công việc.
Tuyển dụng lại những người lao động đã đi XKLĐ nếu được phía sử dụng nước ngoài tiếp nhận để giảm chi phí đào tạo đi XKLĐ và phát huy đƣợc khả năng lao động của đội ngũ này, tăng giá trị XKLĐ. Triển khai thực hiện phương án cho phép học sinh các trường nghề, sinh viên các trường đại học, cao đẳng được tham gia XKLĐ bằng cách cho phép họ bảo lưu kết quả học tập và tiếp tục học lại khi hoàn thành hợp đồng XKLĐ. Thực hiện các biện pháp khuyến khích sinh viên tốt nghiệp các trường đại học cao đẳng đi XKLĐ nhằm đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao của nước ngoài, như hỗ trợ tiền đặt cọc, chi phí học nghề bằng cách cho vay với lãi suất thấp, tạm ứng trước và trả dần bằng lương khi làm việc ở nước ngoài...
3.2.3. Chú trọng hơn công tác nghiên cứu thị trường XKLĐ
Một vấn đề quan trọng trong hoạt động XKLĐ là phải nghiên cứu, phân tớch, dự bỏo diễn biến thị trường XKLĐ để xỏc định rừ nhu cầu tuyển dụng LĐNN của các nước NKLĐ như về số lượng, chủng loại, lĩnh vực ngành nghề, chất lƣợng lao động... Trên cơ sở đó, xây dựng các kế hoạch XKLĐ cho phù hợp với khả năng cung ứng lao động ở trong nước, mở rộng và phát triển thị trường XKLĐ. Việc nghiên cứu, đánh giá dự báo thị trường XKLĐ còn giúp các doanh nghiệp tìm hiểu đƣợc khả năng của đối tác, tình trạng hoạt động của các chủ sử dụng lao động nhằm hạn chế các khả năng rủi ro, tiêu cực phát sinh từ phía người sử dụng lao động, bảo vệ LĐXK và góp phần