Đặc điểm của lao động Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại Hà Tĩnh (Trang 41 - 46)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI HÀ TĨNH

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và đặc điểm của lao động Hà Tĩnh 32 .1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh

2.1.2 Đặc điểm của lao động Hà Tĩnh

Các huyện, thị xã, thành phố của Hà Tĩnh có đặc điểm chung là dân số tăng nhanh, cấu trúc dân số trẻ, dẫn đến nguồn lao động tăng với tốc độ cao hàng năm. Vì thế, khả năng tạo việc làm luôn thấp hơn nhu cầu việc làm của lao động Hà Tĩnh. Ở Hà Tĩnh, lao động chủ yếu làm việc trong lĩnh vực sản

35

xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp, nhƣng bị giới hạn bởi diện tích đất canh tác vốn rất hạn hẹp và có xu hướng giảm dần do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang phát triển mạnh. Điều đó đã hạn chế khả năng giải quyết việc làm ở Hà Tĩnh. Nếu tình trạng dân số còn gia tăng thì sự khan hiếm đất nông nghiệp càng trầm trọng hơn, đƣa đến hậu quả ngày càng thiếu việc làm cho lao động nông nghiệp, nếu lực lƣợng này không đƣợc chuyển dần sang khu vực sản xuất, lĩnh vực lao động khác.

2.1.2.1 Về số lượng lao động

Hà Tĩnh có dân số trẻ với hơn 1,2 triệu dân, nguồn lực lao động dồi dào cộng với chi phí nhân công rẻ. Theo thống kê, năm 2012 số người trong độ tuổi lao động của cả tỉnh là 706,440 người, trong đó số lao động trong độ tuổi thanh niên chiếm khoảng 47%. Lực lƣợng lao động chủ yếu tập trung ở nông thôn, với tỷ lệ trung bình từ năm 2009 đến 2012 là 85,16% lao động của tỉnh.

Bảng 2.3: Lực lƣợng lao động Hà Tĩnh 15 tuổi trở lên từ năm 2009 - 2012 Đơn vị tính: Nghìn người

2009 2010 2011 2012

666,53 674,26 702,34 706,44

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2013

Bảng 2.4: Lực lƣợng lao động Hà Tĩnh 15 tuổi trở lên từ năm 2009 - 2012 ở nông thôn

Đơn vị tính: Nghìn người, %

2009 2010 2011 2012

Người Tỷ lệ % Người Tỷ lệ % Người Tỷ lệ % Người Tỷ lệ % 573,52 86,05 577,25 85,61 596,36 84,91 593,96 84,08

Nguồn: Phân tích Niên gián thống kê Hà Tĩnh 2013

36 2.1.2.2 Về chất lượng lao động

Chất lƣợng lao động xuất khẩu đƣợc xét trên nhiều tiêu chí khác nhau nhƣ: Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc, sức khoẻ, ý thức chấp hành công việc và kỷ luật…Đây chính là các tiêu chí hay yêu cầu đối với lao động của phía đối tác nước tiếp nhận lao động thường quan tâm khi xét tuyển lao động nhập khẩu nói chung.

Xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp, do vậy, lao động ở Hà Tĩnh là những công việc giản đơn, thủ công, ít đòi hỏi tay nghề cao. Tƣ liệu sản xuất chủ yếu trong ngành này chủ yếu là đất đai và công cụ cầm tay, dễ học, dễ chia sẻ. Lao động có chuyên môn kỹ thuật và trình độ tay nghề cao thấp.

Trong khi đó tại các thị trường lao động ngoài nước, nhu cầu lao động có tay nghề lớn. Đài loan, Malaysia rất cần lao động có nghề trong các nhà máy, công xưởng và khu công nghiệp cao. Nhật Bản, Hàn Quốc cần những chuyên gia, lao động kỹ thuật. Trình độ kiến thức, kỹ năng nghề không phải chỉ căn cứ vào bằng cấp, chứng chỉ cơ sở đào tạo trong nước mà phải được xác định thông qua tuyển lựa, kiểm tra, đánh giá của phía đối tác nước ngoài, quan trọng hơn, nó phải được thể hiện trong năng lực làm việc thực sự của người lao động có đáp ứng đƣợc đòi hỏi của công nghệ sản xuất, độ phức tạp của công việc mà họ phải đảm nhiệm ở nước ngoài. Đã có nhiều lao động Hà Tĩnh đƣợc coi là có nghề xây, trát và họ cũng đã làm việc đó trên công trường. Nhưng khi các doanh nghiệp nước ngoài phỏng vấn, tuyển chọn thì không đạt yêu cầu vì họ chƣa thực hiện đƣợc những thao tác rất cơ bản của nghề, họ không đƣợc đào tạo cơ bản. Do lao động Hà Tĩnh hiện nay tập trung chủ yếu làm các công vịêc lao động phổ thông và các công việc có hàm lƣợng kỹ thuật thấp vì thế thu nhập của người lao động thường không cao. Ví dụ:

muốn vào làm việc ở Nhật Bản, Hàn Quốc chúng ta phải đƣa lao động đi với danh nghĩa là Tu nghiệp sinh vì những nước này chưa cho phép nhập khẩu lao

37

động không có trình độ chuyên môn hay trình độ chuyên môn thấp. Họ chỉ nhận những lao động có trình độ kỹ thụât cao. Đây cũng là thịêt thòi với lao động Hà Tĩnh vì Tu nghiệp sinh không được hưởng chế độ đãi ngộ về lương bổng ngang bằng lao động. So sánh với Ân Độ, hàng năm số lao động đi làm việc ở nước ngoài không nhiều nhưng đã chuyển về trong nước một số tiền khổng lồ là 11 tỷ USD/năm là do lao động của họ chủ yếu làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật cao, công nghệ cao.

Bảng 2.5: Tình hình đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động Hà Tĩnh từ năm 2008 – 2012

Đơn vị: Người

Chỉ tiêu Đơn

vị 2008 2009 2010 2011 2012 Số lao động đào tạo trong

năm

Người 23.365 20.250 26.500 25.572 26.004

Số lao động đào tạo dài hạn +Nông thôn

+Thành thị

Người 4.620 1.100 3.520

5.550 1.250 4.300

6.852 1.550 5.302

7.120 2.061 5059

7.268 2.278 4990 Số lao động đào tạo ngắn hạn

+Nông thôn +Thành thị

Người 18.745 14.670 4.075

14.700 12.000 2.700

19.648 16.515 3.133

18.452 15.391 3.061

18.736 16.002 2.734

Nguồn: Báo cáo kết quả đào tạo nghề năm 2008-2012 – Sở LĐTBXH Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của lao động Hà Tĩnh hạn chế, do vậy khó có thể giao tiếp xã giao và để làm việc với chủ lao động của mình.

Nhiều tranh chấp lao động xảy ra cũng bắt nguồn do người lao động không hiểu ý của người sử dụng lao động bởi sự bất đồng ngôn ngữ. Nhiều lao động bị trả về nước trước thời hạn do không đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ. Đây là một yếu tố không thể thiếu đối với người lao động khi tham gia làm việc tại nước ngoài. Có thể nói nếu người lao động không biết một tý gì về ngoại ngữ

38

thì không thể đưa đi làm việc ở nước ngoài được.Để có thể sống và làm việc tốt thì ngoại ngữ là cầu nối duy nhất của người lao động. Ngoài ra, khả năng giao tiếp còn ảnh hưởng tới sự tìm hiểu về văn hóa, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, khả năng hòa nhập cộng đồng và ứng xử với các nền văn hóa khác.

Do xuất phát điểm kinh tế, Hà Tĩnh là một tỉnh thuần nông, nghèo nên phần lớn lực lƣợng lao động ở Hà Tĩnh còn hạn chế về chiều cao, cân nặng, chưa đủ điều kiện về sức khoẻ để đảm bảo cho công việc của họ ở nước ngoài được liên tục, trôi chảy với mức lương hợp lý. Đây là khó khăn đầu tiên khi tuyển dụng lao động cho xuất khẩu. Nói chung sức khoẻ lao động Hà Tĩnh phù hợp với công việc giúp việc gia đình, làm việc trong nhà máy. Còn với các công việc nhƣ đi biển, công nghiệp xây dựng nhất là ở khu vực Trung Đông thì chƣa đạt yêu cầu. Nhiều lao động không chịu nổi điều kiện làm việc nặng nhọc và điều kiện thời tiết khắc nghiệt đã bỏ về nước.

Ngoài ra, cơ chế kế hoạch hoá tập trung tồn tại ở nước ta trong một thời gian dài đã có ảnh hưởng lớn và in sâu vào tâm trí người lao động do vậy lề lối và tác phong của người lao động là chậm chạp và tinh thần trách nhiệm chƣa cao. Lao động Hà Tĩnh đƣợc tiếng là cần cù, chịu khó, thông minh và tiếp thu nhanh những kỹ thuật và công nghệ hiện đại nhƣng cũng đƣợc biết đến với tiếng tăm là kỷ luật lao động kém bởi tỷ lệ lao động bỏ trốn, phá vỡ hợp đồng khá cao gây thiệt hại cho người sử dụng lao động. Mà ở các nước công nghiệp kỷ luật lao động là vấn đề rất đƣợc coi trọng. Có thể coi đây là yếu kém lớn nhất khi tiếp nhận lao động Hà Tĩnh.

Nguyên nhân của vấn đề trên bắt nguồn từ chỗ: đối tƣợng đƣợc đƣa đi làm việc ở nước ngoài đa phần là lao động nông thôn. Những lao động này phần lớn là chƣa qua một lớp đào tạo chính quy nào về nghề. Cuộc sống làm nghề nông ở một nước còn kém phát triển như Hà Tĩnh đã vô tình hình thành nên trong họ tác phong chậm chạp, làm liều, thiếu sự gắn bó trong hợp tác lao

39

động, thiếu hiểu biết về sản xuất công nghiệp. Nhiều người trong số họ còn chƣa học hết phổ thông. Mặt khác, những lao động này hầu hết đều có cuộc sống rất khó khăn, khi đi làm việc ở nước ngoài luôn mang trên vai gánh nặng thu nhập rất lớn nên họ thường bất chấp tất cả miễn là kiếm được tiền cao.

Như vậy: Nhìn chung Hà Tĩnh là tỉnh có nguồn lao động dồi dào, tốc độ phát triển ở mức cao, lại phân bố không đều, phần lớn tập trung ở khu vực nông thôn. Chất lƣợng lao động thấp, đặc biệt là chƣa qua đào tạo nhiều.

Trong khi đó Tỉnh lại đang gặp khó khăn rất lớn trong quá trình tạo việc làm, tạo ra một cơ cấu lao động hợp lý. Phải thừa nhận rằng lao động Hà Tĩnh hiện có những mặt hạn chế về thể lực, kiến thức, tay nghề và thói quen của sản xuất nhỏ. Khắc phục những nhƣợc điểm đó thì nguồn nhân lực và nhân tố con người mới thực sự trở thành thế mạnh của Tỉnh.

2.2 Phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt động XKLĐ tại Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại Hà Tĩnh (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)