CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.3 Kinh nghiệm XKLĐ ở một số địa phương trong nước
1.3.2 Bài học cho Hà Tĩnh
Nhìn chung, qua phân tích các trường hợp ở trên có thể rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn để góp phần hoàn thiện các chính sách, giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XKLĐ đối với Hà Tĩnh.
Vai trò của Nhà nước
Để có thể tồn tại và phát triển phù hợp với những xu hướng vận động của nề kinh tế thế giới và quá trình hội nhập kinh tế đang diễn ra trong khu vực và trên thế giới, XKLĐ càng phải nhận được sự quan tâm, hướng dẫn chỉ đạo đặc biệt từ phía Tỉnh. Cho nên muốn hay không muốn thì vai trò của Nhà nước trong bối cảnh hiện nay và kể cả trong tương lai vẫn đóng một vai trò quan trọng và cần thiết trong việc hoạch định chính sách phát triển XKLĐ, nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp thiết trong tình hình mới. Thực tế đã chứng minh, càng ngày XKLĐ càng đƣợc các chuyên gia đƣa vào hoạch định chính
30
sách phát triển kinh tế, coi XKLĐ là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn, quan trọng của tỉnh trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của Tỉnh.
Do đó để thực hiện tốt những mục tiêu có tính chất chiến lƣợc đã đƣợc hoạch định, Nhà nước phải ban hành hệ thống luật pháp, cơ chế và chính sách nhằm:
+ Tạo hành lang pháp lý cho hoạt động XKLĐ phát triển.
+ Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp XKLĐ phát triển.
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động…
+ Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền về XKLĐ, nhất là tuyên truyền về chế độ, chính sách, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động đến tận xã, phường và gia đình người lao động.
Thu nhập và quyền lợi kinh tế, vấn đề không chỉ đối với người lao động Trong một vài thập kỷ trở lại đây, vấn đề nguồn thu ngoại tệ thu đƣợc từ lao động xuất khẩu đã có tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều quốc gia XKLĐ, trong đó có Việt Nam chúng ta. Trong điều kiện suy thoái nền kinh tế, chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước phát triển đã tạo nên sức ép lên cán cân thanh toán của những nước chậm và đang phát triển, thì nguồn kiều hối từ XKLĐ trở thành một nguồn quan trọng trong việc làm cân bằng cán cân thanh toán. Bên cạnh đó, một số quốc gia đã đƣa lƣợng kiều hối từ XKLĐ vào tính toán thu nhập quốc dân. Chính những vấn đề này buộc chúng ta phải thừa nhận vai trò tích cực và những thay đổi do XKLĐ đã mang lại cho tổng nguồn thu của nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, không một quốc gia nào khi làm công tác XKLĐ lại chỉ chú ý và đảm bảo thu nhập kinh tế, quyền lợi cá nhân người lao động, mà không tính đến những lợi ích quốc gia.
Việc làm khi lao động trở về nước
Thông thường, phần lớn các nước XKLĐ đều thuộc diện những nước kém, chậm và đang phát triển, đông dân, lao động dƣ thừa, thiếu vốn đầu tƣ
31
sản xuất trong nước, khan hiếm việc làm nên khó có khả năng thu hút và đáp ứng được nhu cầu việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động trong nước. Do đó nên sau khi kết thúc hợp đồng lao động trở về, có một bộ phận người lao động trước khi đi họ đã có việc làm ổn định, nay trở về thường có tâm lý không trở lại nghề cũ mà tìm cách tiếp cận với công việc khác nhẹ nhàng và có thu nhập cao hơn. Bên cạnh đó, một bộ phận những người lao động khác, khi trở về họ thực sự không thể tự tìm kiếm đƣợc việc làm mới, kể cả trở lại nghề cũ hoặc tìm đƣợc những công việc có thu nhập không đáng kể.
Vì thế, phần lớn trong số họ lại mong muốn đƣợc tiếp tục đi XKLĐ một lần nữa. Tuy vậy, do chúng ta chƣa thực sự ý thức đƣợc vấn đề hậu XKLĐ, nên thường thì người lao động khi trở về nước lại phải bắt đầu tìm kiếm từ đầu một khi họ muốn tiếp tục ra nước ngoài làm việc. Chính vì vậy mà không phải ai muốn trở lại hoặc sang một nước khác có điều kiện làm việc, thu nhập tốt hơn cũng có thể sang được. Việc mong muốn được tiếp tục ra nước ngoài làm việc vẫn còn là một chuyện cực kỳ khó khăn đối với phần đông người lao động, nên mới dẫn đến tình trạng người lao động bỏ trốn ra làm việc và sống lưu vong ở chính nước mình đến lao động. Trong khi đó, ở một số quốc gia cùng XKLĐ như Philippine, Thái Lan, Pakistan… một khi người lao động đã hoàn thành hợp đồng trở về, họ thường được chính doanh nghiệp vận động tái xuất bằng những chính sách ưu tiên đặc biệt, nhằm khuyến khích người lao động tiếp tục trở lại nước cũ, hoặc là sang lao động ở một nước khác có điều kiện làm việc tốt hơn, nên có rất nhiều lao động tham gia tái xuất, thậm chí có rất nhiều lao động cả đời chỉ đi lao động ở nước ngoài. Đây là chính sách hậu xuất khẩu rất quan trọng mà các quốc gia này đã quan tâm và khai thác triệt để từ lâu, nó cũng có thể coi là biện pháp hạn chế thất nghiệp hậu xuất khẩu mà Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng cần phải quan tâm và phát triển hơn nữa.
32