Kết quả thử nghiệm trên cây bắp năm 2008-2009

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CHẤT GIỮ ẩm CHO đất (Trang 56 - 60)

Chương 4: KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM CHẤT GIỮ ẨM CH

4.2. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM TRÊN CÂY BẮP

4.2.2. Kết quả thử nghiệm trên cây bắp năm 2008-2009

Chất giữ ẩm CH được tiếp tục thử nghiệm trên cây bắp năm 2008-2009 tại hộ gia đình anh Hoài, xã Gia Canh, huyện Định Quán. Thử nghiệm được chia thành 2 công thức có diện tích bằng nhau: công thức đối chứng không bón chất giữ ẩm và công thức thử nghiệm có bón chất giữ ẩm với liều lượng 3 gam/m2.

Giống bắp thử nghiệm là Bioseed – 06

Thời vụ thử nghiệm: Đông xuân từ 12/2008 – 03/2009.

Chất giữ ẩm được bón cho cây bắp tại hộ gia đình anh Hoài sau 20 ngày gieo hạt.

Công thức thử nghiệm với diện tích là 1000m2. Liều lượng bón là 3 gam/m2.

Kết quả thử nghiệm :

Thời điểm thử nghiệm chất giữ ẩm trên cây bắp giống Bioseed -06 (B-06) vụ đông xuân năm 2008-2009 tại vườn hộ gia đình ông Hoài, xã Gia Canh, huyện Định Quán đang là mùa khô nhưng có xuất hiện một số cơn mưa trái mùa rất lớn, gây ngập úng vườn bắp do không thoát nước kịp. Vì vậy, các công thức bón chất giữ ẩm được chăm sóc (bón phân, làm cỏ) chậm hơn so với công thức đối chứng. Trong khoảng thời gian thử nghiệm có một khoảng thời gian hạn kéo dài 30 ngày.

 Kết quả về năng suất cây bắp vụ đông xuân năm 2008-2009 :

Bảng 4.12 : Năng suất cây bắp vụ 2008-2009

Công thức Năng suất (kg/ha)

Đối chứng 9.020

Bón chất giữ ẩm ( 3 g/ m2) 9.960 Năng suất tăng thêm (%) 10,4

 Hiệu quả kinh tế:

Bảng 4.13: Đánh giá hiệu quả kinh tế vụ bắp 2008-2009

Công thức (gr/m2)

Năng suất (kg/ha)

Giá bắp

(đồng/kg) Tổng thu Chi phí chất giữ ẩm

Lợi nhuận tăng thêm

ĐC 9.020 4.000 36.080.000

Bón chất giữ

ẩm 9.960 4.000 39.840.000 1.200.000 2.560.000

Nhận xét:

- Ở giai đoạn thử nghiệm ban đầu, công thức có bón chất giữ ẩm bị một giai đoạn ngập úng nặng (hình 1) trong khi cây ở công thức đối chứng bị ảnh hưởng nhẹ, thoát nước tốt nên vẫn xanh tươi (hình 2). Tuy nhiên, sau đó cây ở công thức thử nghiệm đã có sự phục hồi mạnh. Kết quả sau một thời gian, màu sắc cây ở công thức có bón chất giữ ẩm xanh và mượt hơn so với công thức không bón chất giữ ẩm, lá ở công thức có bón chất giữ ẩm thử nghiệm đứng (vươn lên) so với các công thức không bón chất giữ ẩm lá rủ xuống.

- Đường kính thân cây ở công thức thử nghiệm to hơn so với các cây ở công thức đối chứng không bón chất giữ ẩm từ 0,5 – 1,2 cm. Chiều cao cây công thức thử nghiệm thấp hơn so với công thức đối chứng trung bình là 15 – 20 cm.

- Năng suất bắp công thức thử nghiệm tăng hơn so với công thức đối chứng là 940 kg/1ha, lợi nhuận thu thêm được của người dân sau khi trừ đi thêm chi phí mua chất giữ ẩm là 2,56 triệu đồng. Do mùa khô năm 2009 có một giai đoạn thời tiết khô hạn nên chất giữ ẩm đã thể hiện được hiệu quả sử dụng và đem lại lợi ích kinh tế cho người nông dân.

Một số hỡnh ảnh trong quỏ trỡnh theo dừi thử nghiệm trong năm 2009:

Hình 1: Công thức thử nghiệm Hình 2: Công thức đối chứng (14/01/2009) sau ngập úng (14/01/2009)

Hình ảnh trên cho thấy cây ở công thức đối chứng nằm ở vị trí dễ thoát nước nên cây phát triển tốt hơn so với công thức thử nghiệm có bón chất thử nghiệm trong giai đoạn cây bị ngập úng khoảng 10 ngày.

Hình 3: Công thức thử nghiệm (16/02/2009) Hình 4: Công thức đối chứng (16/02/2009)

Hình 5: Công thức thử nghiệm (27/02/2009) Hình 6: Công thức đối chứng (27/02/2009)

Hình 7: Công thức thử nghiệm (12/03/2009) Hình 8: Công thức đối chứng (12/03/2009)

Đánh giá chung của các cán bộ và các hộ dân tham gia thử nghiệm: (phụ lục 1)

Theo kết quả phiếu điều tra và nhận xét kết quả thử nghiệm trên cây bắp vào tháng 12/2009 của người dân và cán bộ thực hiện dự án tại huyện Định Quán, đa số các ý kiến đều cho rằng khi sử dụng chất giữ ẩm thì độ ẩm của đất, màu sắc lá cây, chiều cao cây, tốc độ ra lá, đường kính thân cây, khả năng ra hoa, đậu trái, độ lớn, độ đồng đều của trái, năng suất và hiệu quả kinh tế ở công thức thử nghiệm tốt hơn công thức đối chứng, có thể kéo dài thời gian giữa hai lần tưới thêm 1-3 ngày. Các ý kiến cũng đề xuất nên tăng lượng chất giữ ẩm bón cho cây để tăng hiệu quả kinh tế lên cao hơn nữa.

Như vậy, ngoài hiệu quả kinh tế do việc tăng năng suất thì việc tăng khoảng cách giữa 2 lần tưới cũng giúp làm giảm lượng nước tưới, giảm chi phí cho người dân: tính trung bình 7 ngày tưới/lần, trong 1 vụ bắp (thời gian sinh trưởng từ 110-130 ngày) nếu không tính yếu tố tác động thời tiết thì phải tưới trung bình khoảng 17 lần/vụ. Khi sử dụng chất giữ ẩm, nếu kéo dài thời gian để tưới thêm 2 ngày (9 ngày tưới/lần) thì số lần cần tưới là 13 lần/vụ bắp. Vậy, người dân sẽ giảm được khoảng 23% lượng nước tưới và công tưới, dầu tưới.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CHẤT GIỮ ẩm CHO đất (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w