KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM TRÊN CÀ PHÊ 1. Kết quả thử nghiệm năm 2007-2008

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CHẤT GIỮ ẩm CHO đất (Trang 67 - 73)

Chương 4: KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM CHẤT GIỮ ẨM CH

4.4. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM TRÊN CÀ PHÊ 1. Kết quả thử nghiệm năm 2007-2008

a) Kết quả phân tích đất

Đất trồng cây cà phê trước khi bón chất giữ ẩm và sau khi bón tại các mô hình thử nghiệm được phân tích để đánh giá ảnh hưởng của chất giữ ẩm đối với môi trường đất.

Bảng 4.17: Kết quả phân tích đất trước và sau thử nghiệm tại vườn anh Phan Thanh Vũ

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân

tích đất trước thử nghiệm

Kết quả phân tích đất sau thử nghiệm

1 Khả năng giữ ẩm của đất % 38,81 45,26

2 Độ ẩm héo cây % 28,64 28,56

3 Độ chua của đất (pH) 5,23 5,64

4 Hàm lượng sắt (Fe2O3) % 15,12 15,09

5 Hàm lượng nhôm (Al2O3) % 10,72 10,74

6 Tổng vi sinh vật đất CFU/gram 3,82.106 4,68.106 7 Tổng các nấm trong đất CFU/gram 3,34.103 3,82.103

8 Nitơ tổng % 0,11 0,14

9 P2O5 dễ tiêu mg/100g 7,02 7,86

10 K2O dễ tiêu mg/100g 1,67 2,38

Bảng 4.18: Kết quả phân tích đất trước và sau thử nghiệm tại vườn anh Lê Văn Ban trên đất nâu bazan

STT Chỉ tiêu Đơn vị

Kết quả phân tích đất trước

thử nghiệm

Kết quả phân tích đất sau thử nghiệm

1 Khả năng giữ ẩm của đất % 38,78 45,28

2 Độ ẩm héo cây % 28,65 28,62

3 Độ chua của đất (pH) 5,43 5,68

4 Hàm lượng sắt (Fe2O3) % 8,89 8,91

5 Hàm lượng nhôm (Al2O3) % 10,86 10,84

6 Tổng vi sinh vật đất CFU/gram 2,89.106 4,76.106 7 Tổng các nấm trong đất CFU/gram 3,74.103 3,84.103

8 Nitơ tổng % 0.10 0,12

9 P2O5 dễ tiêu mg/100g 2,16 2,35

10 K2O dễ tiêu mg/100g 3,72 3,94

Nhận xét:

- Kết quả phân tích đất trước và sau khi bón chất giữ ẩm cho thấy: chất giữ ẩm làm tăng khả năng trữ ẩm của đất. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất tăng do bón chất giữ ẩm kết hợp với bón phân cho cây cà phê, cây chưa hấp thu hết chất dinh dưỡng nên còn lưu lại trong đất. Hàm lượng các chất khoáng trong đất không thay đổi.

- Chất giữ ẩm chỉ tác động đến độ ẩm trong đất, làm tăng độ ẩm trong đất, không làm thay đổi tính chất đất, không gây hại cho đất. Khi bón chất giữ ẩm vào đất làm tăng độ ẩm trong đất nên lượng vi sinh vật trong đất cũng tăng.

- Hàm lượng sắt trong đất cao cần dùng các phượng pháp cải thiện đất để giảm tác động của sắt lên cây trồng, nâng pH làm giảm tính chua của đất.

- Hàm lượng dinh dưỡng cơ bản trong đất: kali dễ tiêu thấp, photpho dễ tiêu trung bình, hàm lượng nitơ tổng trung bình nên cần bổ sung phân bón phù hợp với từng thời điểm, giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây cà phê.

b) Kết quả thử nghiệm

 Mô hình 1: hộ gia đình anh Phan Thanh Vũ

Vườn thử nghiệm có đất xốp, độ ẩm thấp, màu sắc cây hơi ngả vàng, tán lá cây nhỏ với đường kính tán lá trung bình 1,1 – 1,3 m, chiều cao cây trung bình 1,35 – 1,5 m, cây đang trong thời kỳ ra hoa tạo trái. Tiến hành thử nghiệm trên 0,8 ha cà phê.

Quá trình thử nghiệm nhận thấy cây ở các công thức có bón chất giữ ẩm lá xanh đậm và to hơn so với đối chứng. Các công thức thử nghiệm chất giữ ẩm không có sự khác nhau do nhà vườn không tuân theo chế độ tưới đã đề ra mà tưới với chu kỳ 10 ngày/lần và tưới theo phương pháp chảy tràn nên các công thức là như nhau về chế độ tưới. Năng suất thu hoạch cây cà phê tại hộ gia đình anh Phan Thanh Vũ không tách ra được giữa các công thức thử nghiệm, thời gian thử nghiệm chất giữ ẩm có những cơn mưa trái mùa nên năng suất giữa các công thức chưa có sự khác biệt nhiều.

Đánh giá của chủ hộ (phụ lục 3): khả năng chịu sâu bệnh của công thức có bón chất giữ ẩm tốt hơn so với đối chứng, các kết quả khác chưa thấy thể hiện.

 Mô hình 2: hộ gia đình anh Lê Văn Ban

Vườn thử nghiệm có đất khô cứng, độ ẩm trung bình trong đất thấp, tình trạng cây đang trong quá trình nuôi trái non, lá hơi ngả vàng, héo nhẹ, vườn trồng cây với mật độ dày, đường kính tán trung bình 2,5 – 3 m. Tiến hành thử nghiệm trên 1,3 ha cà phê.

Đánh giá về cảm quan: cây cà phê tại công thức có bón chất giữ ẩm có lá xanh đậm và to hơn, trên cành cây cà phê có nhiều chùm hơn, chùm có nhiều trái hơn, trái to và đều hơn so với đối chứng.

Tiết kiệm nước tưới:

Quá trình theo dõi cho thấy:

o Cây ở công thức có bón chất giữ ẩm héo sau 30 ngày, cây ở công thức đối chứng héo sau 18 ngày không tưới nước chứng tỏ khi có bón chất giữ ẩm giúp kéo dài thời gian héo cây lên 12 ngày.

o Khoảng cách giữa 2 lần tưới ở công thức đối chứng không bón chất giữ ẩm là 12 ngày, ở công thức có bón chất giữ ẩm là 18 ngày. Như vậy bón chất giữ

ẩm giúp kéo dài thời gian tưới thêm 6 ngày, tiết kiệm lượng nước tưới là 30%.

Năng suất thu hoạch

Công thức Năng suất (tấn/ha)

Đối chứng 2.5

Có bón chất giữ ẩm ( 30 g/ m đường kính tán) 2.8

Năng suất tăng thêm (%) 12

Liều lượng chất giữ ẩm 20-30g/m đường kính lá là thích hợp 4.4.2. Kết quả thử nghiệm trên cây cà phê năm 2008-2009

Chất giữ ẩm CH được tiếp tục thử nghiệm trên cây cà phê năm 2008-2009 trên diện tích 0,4 ha tại vườn anh Lê Văn Ban, xã Phú Túc, huyện Định Quán. Thử nghiệm được chia thành 2 công thức có diện tích bằng nhau: đối chứng không bón chất giữ ẩm và công thức thử nghiệm có bón chất giữ ẩm với liều lượng 20 g/m đường kính tán lá.

Chất giữ ẩm được bón theo rãnh xung quanh gốc cây và cách gốc 2/3 bán kính tán lá. Sau khi bón chất giữ ẩm lấp đất kín cho chất giữ ẩm không bị trôi lên mặt đất và tưới nước cho chất giữ ẩm hút đầy nước.

Kết quả:

 Đánh giá của chủ hộ cà phê anh Lê Văn Ban (phụ lục 3) : kết quả đạt được của 2 năm thử liên tiếp là như nhau, cây cà phê tại công thức có bón chất giữ ẩm có lá xanh đậm và to hơn, nhiều chùm cà phê hơn, chùm có nhiều trái hơn, trái to và đều hơn so với đối chứng, ít bị rụng trái, năng suất tăng. Khoảng cách giữa hai lần tưới ở công thức không bón chất giữ ẩm là 12 ngày trong khi ở công thức bón chất giữ ẩm là 18 ngày, kéo dài thời gian héo của cây thêm 6 ngày (từ 24 ngày lên 30 ngày). Sử dụng chất giữ ẩm đã đem lại hiệu quả kinh tế cho chủ hộ.

 Năng suất cà phê thu được:

Công thức Trọng lượng 1000 nhân cà phê (g) Năng suất (tấn/ha)

Đối chứng 142,0735 2,23

Thử nghiệm 161,0525 2,61

Quá trình thử nghiệm giai đoạn từ tháng 12/2008 – 10/2009 có nhiều khác biệt giữa công thức có bón chất giữ ẩm và không bón chất giữ ẩm:

- Cây ở công thức có bón chất giữ ẩm sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

- Cây ít bị chết nhánh hơn so với ô đối chứng.

- Trái non của cây có bón chất giữ ẩm xanh, đều hơn, ít bị khô trái non hơn so với đối chứng, lượng trái nhiều hơn.

- Năng suất tại công thức thử nghiệm cao hơn công thức đối chứng 0,38 tấn/ha, tăng 17%.

- Trọng lượng 1000 nhân cà phê tại công thức thử nghiệm cao hơn công thức đối chứng, tăng khoảng 13%.

Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha cà phê + Giá cà phê: 24.000đ/kg

+ Chi phí chất giữ ẩm thử nghiệm: 40.000đ/kg x100kg = 4.000.000đ + Chi phí công lao động: 8 công x 50.000đ/công = 400.000đ

Công thức đối chứng:

- Năng suất: 2,23 tấn/ha

- Tổng thu: 2,23 x 1000 x 24.000 = 53.520.000 đồng/ha Công thức thử nghiệm:

- Năng suất: 2,61 tấn/ha

- Tổng thu: 2,61 x 1000 x 24.000 = 62.640.000 đồng/ha

- Chi phí sử dụng chất giữ ẩm: 4.000.000 + 400.000 = 4.400.000 đồng/ha Lợi nhuận tăng thêm so với công thức đối chứng:

∆LN = 62.640.000 - 53.520.000 - 4.400.000 = 4.720.000 đồng/ha

Ngoài ra do kéo dài thời gian tưới từ 12 ngày lên 18 ngày sẽ làm giảm 30% chi phí cho việc sử dụng nước tưới, công tưới, dầu tưới và gián tiếp làm giảm ảnh hưởng tác động đến môi trường.

4.4.3. Kết luận

Từ quá trình thử nghiệm trong năm 2008 và 2009:

Kết quả cho thấy chất giữ ẩm có khả năng ứng dụng cho cây cà phê, giúp cây cà phê tăng trưởng tốt vào mùa khô, trái to hơn, năng suất cây cà phê tăng 17%, giảm 50%

lượng nước tưới, mang lại hiệu quả kinh tế.

Lượng chất giữ ẩm sử dụng tốt nhất cho cây cà phê tại huyện Định Quán, Đồng Nai trong điều kiện mùa khô là từ 20-30g/m đường kính tán cây (60 – 90 g/cây).

Trên cơ sở các thử nghiệm đã tiến hành, quy trình bón chất giữ ẩm “CH”

cho cây cà phê được đề xuất như sau:

- Tạo rãnh xung quanh gốc, cách gốc 2/3 bán kính tán lá với chiều sâu từ 20-30 cm.

- Trộn chất giữ ẩm (20-30 g/m đường kính tán cây) với đất và phân hữu cơ, phân vi sinh ( có thể sử dụng thêm trấu hoặc vỏ cà phê để làm tăng độ tơi xốp, tạo khoảng trống cho chất giữ ẩm hút nước).

- Bón hỗn hợp xung quanh tán lá cây theo rãnh, lấp đất kín nhằm đảm bảo chất giữ ẩm không bị trồi lên lại trên mặt đất.

- Tưới cho vật liệu hút no nước nhằm đảm bảo khả năng hút và nhả nước ở những lần tiếp theo sau, thời gian giữa hai lần tưới tiếp theo là 18-20 ngày.

Một số vấn đề cần lưu ý trong thao tác bón chất giữ ẩm:

- Nên bón chất giữ ẩm vào khoảng tháng 11-12 là thời gian sau khi thu hoạch quả và bước vào mùa khô để giúp cây phục hồi sinh trưởng, tránh suy kiệt cây làm giảm năng suất của vụ sau.

- Chất giữ ẩm có thể trộn với các loại phân hữu cơ vi sinh, tro trấu, mùn cưa trước khi bón nhằm làm tăng hiệu quả bón và khả năng giữ ẩm của chất giữ ẩm.

- Không nên trộn chất giữ ẩm chung với các loại phân bón vô cơ như NPK, lân, super phosphat, ure… sẽ làm giảm khả năng hút nước và giữ ẩm của chất giữ ẩm. Bón phân vô cơ trước hoặc sau vài ngày sử dụng chất giữ ẩm.

- Tránh cuốc rãnh quá sâu làm đứt rễ hoặc tổn thương đến bộ rễ của cây.

Một số hỡnh ảnh trong quỏ trỡnh theo dừi thử nghiệm:

Hình 15: Đối chứng (18/12/2008) Hình 16: Công thức thử nghiệm (18/12/2008)

Hình 17: Đối chứng (08/01/2009) Hình 18: Công thức thử nghiệm (08/01/2009)

Hình 19: Đối chứng (21/04/2009) Hình 20: Công thức thử nghiệm (21/04/2009)

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CHẤT GIỮ ẩm CHO đất (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w