Phân tích thực trạng KTĐG ở trường THPT Hòa Vang qua khảo sát HS

Một phần của tài liệu Xây dựng rubric kiểm tra đánh giá năng lực học tập của học sinh khi dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” vật lý 11 nâng cao. (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG II XÂY DỰNG RUBRIC CHO MỘT SỐ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CHƯƠNG “DềNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG” – VẬT LÝ 11 NÂNG CAO

2.2. Khảo sát thực trạng KTĐG tại trường THPT

2.2.6. Phân tích thực trạng KTĐG ở trường THPT Hòa Vang qua khảo sát HS

Yếu tố tâm lý có vai trò quan trọng quyết định trong mọi việc kể cả trong kiểm tra, thi cử. Hầu như HS nào khi bắt đầu vào phòng thi cũng có tâm lý căng thẳng và hồi hộp, cũng giống như các HS trong số 72 HS được tôi khảo sát. Khi được yêu cầu trả lời câu hỏi: “Cảm xúc của em mỗi khi làm bài kiểm tra môn vật lý như thế nào?”.

Kết quả khảo sát thu được có 19,44% (14/72) HS rất căng thẳng áp lực, 73,61%

(53/72) HS hơi căng thẳng, hồi hộp và 6,95% (5/72) HS cảm thấy bình thường trong mỗi giờ kiểm tra.

Qua kết quả trên tôi nhận thấy rằng, tâm lý trong kiểm tra, thi cử là điều tự nhiên của mỗi người rất khó có thể thay đổi được. Tuy nhiên, GV có thể có nhiều cách để góp phần giảm tâm lý căng thẳng cho HS như thay đổi hình thức KTĐG như thỉnh thoảng thay đổi hình thức kiểm tra. Một hình thức làm bài khá thoải mái nhưng cũng rất hiệu quả là làm bài theo nhóm. Với hình thức kiểm tra này, GV quan sát và đánh giá HS trong quá trình các em thảo luận và đánh giá dựa vào biên bản làm việc nhóm

và có thể đánh giá nhiều HS cùng lúc. Ngoài ra, đối với các HS khá, giỏi, GV có thể nêu ra các câu hỏi khó để HS trả lời và được nhận thêm điểm cộng.

2.2.6.2. Khảo sát về vấn đề ôn tập trước kiểm tra và trong khi làm kiểm tra

Để khảo sát về vấn đề ôn tập trước kiểm tra, tôi đặt hai câu hỏi tiếp theo. Đối với câu hỏi số 2: “Trước kiểm tra em thường ôn tập những nội dung nào?”, kết quả thu được có đến 41,67% (30/72) HS chọn câu trả lời ôn tập các kiến thức theo yêu cầu của GV và 38,89% (28/72) HS chọn câu trả lời ôn tập các kiến thức trọng tâm của bài.

Điều này cho thấy, phần đông số HS chỉ ôn tập các nội dung do GV thông báo, do đó HS luôn bị động và dễ có tâm lý chủ quan trong quá trình học tập của mình.

Câu hỏi 3, khi được hỏi “Em thường ôn tập để làm bài kiểm tra khi nào?”, có đến 50/72 (69,44%) HS chọn câu trả lời là ôn tập trước khi làm bài kiểm tra vài ngày hoặc ít hơn, 16/72 (22,22%) HS chọn câu trả lời ôn tập khi có sự yêu cầu của thầy/cô.

Kết quả này cho thấy, HS rất chủ quan trong việc học tập, chưa có kế hoạch học tập, ụn tập hợp lý và chưa cú mục tiờu học tập rừ ràng.

Để khảo sát các kiến thức HS thường được kiểm tra thì 100% HS chọn câu trả lời là lý thuyết và bài tập vận dụng tính toán. Qua kết quả này có thể thấy, kết quả khảo sát thu được ở GV và HS chưa thống nhất, HS rất hiếm khi được làm các bài tập liên hệ kiến thức thực tiễn trong bài kiểm tra của mình.

2.2.6.3. Khảo sát về việc vận dụng bộ tiêu chí đánh giá rubric trong hỗ trợ KTĐG Để khảo sát việc vận dụng công cụ hỗ trợ rubric trong KTĐG, trước tiên tôi đặt câu hỏi, “Em có thường rơi vào trường hợp, bản thân cảm thấy làm bài kiểm tra tốt nhưng lại bị điểm thấp và không hiểu vì sao không?”. Kết quả HS lựa chọn câu trả lời như bảng sau:

Mức độ Tỉ lệ lựa chọn/tổng số Tỉ lệ phần trăm

Thường xuyên 8/72 11.11%

Thỉnh thoảng 36/72 50.00%

Hiếm khi 24/72 33,33%

Chưa bao giờ 4/72 5,56%

Theo như bảng kết quả trên, có đến 50% HS thỉnh thoảng rơi vào trường hợp này. Điều này cho thấy, việc đỏnh giỏ HS chưa minh bạch, rừ ràng và HS khụng biết cơ sở thầy/cô đánh giá mình là gì. Thường khi rơi vào trường hợp này, lúc nhận lại bài

kiểm tra các em sẽ lên hỏi GV ngay, có trường hợp HS được GV giải đáp thắc mắc một cách thuyết phục nhưng cũng có trường hợp, dù đã được GV giải đáp nhưng HS vẫn không hiểu vì sao GV lại cho điểm mình như vậy.

Tiếp theo, tôi đặt câu hỏi “Các em có biết bảng tiêu chí đánh giá (rubric) là gì không?”, kết quả thu được 100% HS đều chọn câu trả lời chưa từng nghe. Khi được xem một bảng rubric mẫu tôi đã soạn sẵn nhưng HS vẫn không biết đây là gì và được dùng để làm gì. Kết quả khảo sát thu được giữa GV và HS là tương đồng, hợp lý, rubric chưa được GV và HS khai thác trong quá trình giảng dạy và KTĐG.

2.2.6.4. Khảo sát về nhu cầu trong KTĐG của HS

Để khảo sát nhu cầu của HS trong KTĐG, khi được yêu cầu trả lời “Trong đề kiểm tra, em muốn làm những câu hỏi, bài tập có dạng như thế nào?” thì kết quả thu được thể hiện như bảng sau:

Dạng bài tập Tỉ lệ lựa

chọn/tổng số Tỉ lệ phần trăm

Bài tập tái hiện kiến thức 3/72 4.17%

Bài tập vận dụng tính toán 5/72 6.94%

Bài tập vận dụng kiến thức vào giải

quyết các vấn đề thực tiễn 52/72 72.22%

Bài tập có kết nối những kiến thức từ

các môn Hóa học, Sinh học… 12/72 16.67%

Kết quả trên cho thấy, có đến 72,22% (52/72) HS mong muốn các bài tập vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn được đưa vào đề kiểm tra và 16,67% (12/72) HS mong muốn các bài tập có kết nối những kiến thức từ các môn Hóa học, Sinh học… được GV sử dụng trong đề kiểm tra thay vì các bài tập lý thuyết và vận dụng tính toán mà các em thường làm.

Về hình thức kiểm tra, khi được hỏi “Thay vì làm những bài kiểm tra dưới hai hình thức thông thường là kiểm tra miệng và kiểm tra viết, em có muốn làm kiểm tra dưới các hình thức khác?”. Kết quả thu được cũng được thể hiện như bảng sau:

Hình thức kiểm tra

Không thích Thích Rất thích

Tỉ lệ lựa chọn/tổng

số

Tỉ lệ phần trăm

Tỉ lệ lựa chọn/tổng

số

Tỉ lệ phần trăm

Tỉ lệ lựa chọn/tổng

số

Tỉ lệ phần trăm

Bài tập nhóm 0 0 0 0 72/72 100%

Bài tập thực hành 7/72 9,72% 18/72 25.00% 47/72 65,28%

Bài tập tiểu luận 26/72 36,11% 22/72 30,56% 24/72 33,33%

Qua kết quả kết quả trên, tôi nhận thấy HS đều mong muốn làm bài kiểm tra dưới các hình thức như hình thức làm bài tập nhóm, bài tập thực hành... Riêng đối với bài tập tiểu luận, phần đông HS không thích làm dạng bài tập này có thể vì nhiều lý do như: mất nhiều thời gian, kĩ năng viết của HS còn hạn chế…

Tuy không biết rubric là gì và chưa vận dụng bao giờ nhưng có đến HS 95,83%

(69/72) HS mong muốn được GV vận dụng vào KTĐG.

2.2.6.5. Khảo sát về chương “Dòng điện trong các môi trường”

Chương “Dòng điện trong các môi trường” HS đã được học trong chương trình Vật lý học kì I. Vì vậy, để khảo sát mức độ ghi nhớ kiến thức trong chương này của HS thì có đến 34,72% (25/72) HS không biết học chương này để làm gì và 29,17%

(21/72) HS không nhớ gì cả về kiến thức của chương. Đây một thực trạng khá phổ biến hiện nay, không chỉ chương này mà hầu hết nội dung các chương khác, HS sau khi học và kiểm tra xong đều không biết học để làm gì và không nhớ gì cả, nếu có thì cũng rất ít.

Một phần của tài liệu Xây dựng rubric kiểm tra đánh giá năng lực học tập của học sinh khi dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” vật lý 11 nâng cao. (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)