Hệ thống các năng lực chuyên biệt cần hình thành khi dạy học và KTĐG

Một phần của tài liệu Xây dựng rubric kiểm tra đánh giá năng lực học tập của học sinh khi dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” vật lý 11 nâng cao. (Trang 44 - 50)

IX. Cấu trúc của khóa luận

2.3.2. Hệ thống các năng lực chuyên biệt cần hình thành khi dạy học và KTĐG

chương “Dòng điện trong các môi trường”

Bảng 2.2: Các NL chuyên biệt cần hình thành khi dạy học chƣơng “Dòng điện trong các môi trƣờng”

Bài học Nội dung kiến thức và mức độ cần đạt

Bài 17: Dòng điện trong kim

loại

K1:

- Nêu được các tính chất điện của kim loại. Viết được biểu thức tính điện trở suất của kim loại: = 0[1 + (t – t0)]

- Nêu được bản chất dòng điện trong kim loại.

K2: Nêu được mối liên hệ giữa nhiệt độ và điện trở suất của kim loại.

K3:

- Vận dụng được công thức  = 0[1 + (t – t0)] và công thức R = giải được bài tập liên quan.

K4: Liên hệ thực tế nêu được các ứng dụng của tính chất điện của kim loại trong đời sống.

P1: Đặt các câu hỏi trong quá trình giảng dạy:

- Vì sao dây dẫn kim loại nóng lên khi có dòng điện chạy qua? - Giải thích tại sao các kim loại khác nhau có điện trở suất khác nhau?

P3: Quan sát mô hình mạng tinh thể kim loại đồng, nêu được cấu trúc mạng tinh thể kim loại và sự tạo thành electron tự do.

P4: Sử dụng mô hình mạng tinh thể kim loại đồng giới thiệu sự hình thành electron tự do trong kim loại.

P8, P9: Đề xuất được phương án, bố trí, lắp đặt dụng cụ, tiến hành (nếu có điều kiện), ghi lại kết quả TN chứng tỏ điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ. Sau đó, nhận xét, biện luận tính đúng đắn của kết quả TN so với lý thuyết vừa nêu ra.

X1: Phân biệt được định nghĩa điện trở và điện trở suất.

X5: Ghi lại kết quả học tập của mình, nhận xét tiết học, thái độ của các thành viên trong nhóm trên bảng sau giờ học.

X6:

- Quan sát mô hình mạng tinh thể kim loại đồng, trình bày được cấu trúc mạng tinh thể kim loại, sự hình thành electron tự do trong kim loại.

- Trình bày được kết quả thảo luận nhóm giải thích các tính chất điện của kim loại.

X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí.

C1: Có thái độ tích cực, hứng thú trong quá trình học tập và tiến hành các TN, làm việc nhóm.

C3: Chỉ ra được ứng dụng của các tính chất điện của kim loại, dòng điện trong kim loại trong đời sống và vai trò của các ứng dụng đó đối với cuộc sống của con người.

C5: Vận dụng kiến thức các tính chất điện của kim loại, dòng điện trong kim loại cần phải cẩn thận khi sử dụng các thiết bị điện, khi cứu người bị điện giật… Bài 18: Hiện tƣợng nhiệt điện – Hiện tƣợng siêu dẫn K1:

- Trình bày được khái niệm hiện tượng nhiệt điện, dòng nhiệt điện, cặp nhiệt điện, suất điện động nhiệt điện.

- Viết được biểu thức tính suất điện động nhiệt điện là E  T(T1 T )2

- Trình bày được khái niệm và đặc điểm của hiện tượng siêu dẫn.

K2: Nêu được suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào những yếu tố nào.

K4:

- Liên hệ hiện tượng nhiệt điện, hiện tượng siêu dẫn được ứng dụng trong thực tế làm gì.

- Vận dụng hiện tượng siêu dẫn để giải thích quá trình chế tạo vật liệu siêu dẫn trong thực tế cuộc sống.

P2: Mô tả được TN về hiện tượng nhiệt điện.

P3: Các nhóm thu thập, lựa chon, xử lý thông tin từ các nguồn khác nhau về hiện tượng siêu dẫn chuẩn bị trình bày trước lớp.

P6: Trình bày được điều kiện xảy ra hiện tượng nhiệt điện và hiện tượng siêu dẫn.

P8: Tiến hành TN về hiện tượng nhiệt điện, rút ra được nhận xét.

X1: Phân biệt được suất điện động và suất điện động nhiệt điện, hiện tượng nhiệt điện, hiện tượng siêu dẫn.

X5: Ghi lại các thông tin mà nhóm đã tìm kiếm được về hiện tượng siêu dẫn.

C1: Có thái độ tích cực, hứng thú trong quá trình học tập, làm việc nhóm.

C3: Chỉ ra được ứng dụng của hiện tượng nhiệt điện, hiện tượng siêu dẫn trong cuộc sống.

C6: Biết được tầm quan trọng của vật liệu siêu dẫn trong cuộc sống ngày nay.

Bài 19: Dòng điện trong chất điện phân – Định luật Faraday K1:

- Nêu được chất điện phân là gì và bản chất dòng điện trong chất điện phân. + Nêu được điều kiện để xảy ra hiện tượng dương cực tan.

- Phát biểu được định luật Ohm về chất điện phân và các định luật Fa-ra-đây về điện phân và viết được hệ thức của các định luật này, ý nghĩa của các đại lượng trong biểu thức.

K2:

- Nêu được mối liên hệ giữa các đại lượng trong biểu thức của định luật Fa-ra- đây.

- So sánh khác nhau giữa: bản chất dòng điện trong chất điện phân và kim loại, đường đặc trưng Vôn – Ampe của dòng điện trong kim loại và dòng điện trong chất điện phân.

K3:

- Vận dụng các biểu thức của các định luật Faraday để giải được các bài tập đơn giản về hiện tượng điện phân.

thực tế làm gì.

P1: Đặt các câu hỏi về sự dẫn điện của các chất.

P2: Mô tả được các quá trình xảy ra trong chất điện phân : quá trình phân li, quá trình tái hợp, hiện tượng dương cực tan.

P3: Xem video về sự phân li NaCl, rút ra được vì sao dung dịch muối dẫn điện được.

P6: Nêu được điều kiện để xảy ra hiện tượng dương cực tan.

P8: Tiến hành các TN: TN về dòng điện trong chất điện phân, TN về hiện tượng dương cực tan, rút ra nhận xét.

X1: Phân biệt được các đại lượng: đương lượng điện hóa, đương lượng mol, điện lượng.

X5: Ghi lại kết quả học tập, kết quả quan sát TN, xem video về sự phân li của NaCl.

X7: Trình bày các kết quả quan sát được khi tiến hành TN, xem video về sự phân li của NaCl.

X8: Tham gia hoạt động nhóm.

C1: Có thái độ tích cực, hứng thú trong quá trình học tập và tiến hành các TN, quan sát video.

C3: Chỉ ra được ứng dụng của hiện tượng điện phân, hiện tượng dương cực tan trong cuộc sống.

C6: Biết được tầm quan trọng của các ứng dụng của hiện tượng điện phân, hiện tượng dương cực tan trong cuộc sống ngày nay.

Bài 21: Dòng điện trong chân

không

K1:

- Trình bày được cách tạo ra dòng điện trong chân không, bản chất dòng điện trong chân không và đặc điểm về chiều dòng điện trong chân không.

- Nêu được tia catôt là gì, các đặc điểm của tia catôt.

K2:

- Nêu được:

+ Sự phụ thuộc của cường độ trong chân không vào hiệu điện thế.

+ Khi nhiệt độ catôt tăng thì cường độ dòng điện bão hòa Ibh thay đổi như thế nào.

- So sánh được sự khác nhau giữa:

+ Bản chất dòng điện trong chân không với dòng điện trong kim loại và dòng điện trong chất điện phân.

+ Đặc tuyến Vôn-ampe của dòng điện trong chân không, dòng điện trong chất điện phân và dòng điện trong kim loại.

K3:

- Sử dụng các kiến thức vật lí để thực hiện nhiệm vụ học tập.

K4: Nêu và giải thích được ứng dụng của điốt chân không, ống phóng điện tử trong thực tế.

P1: Đặt ra những câu hỏi trong quá trình giảng dạy:

- Ở nhiệt độ bình thường, có thể có electron tự do bứt ra khỏi bề mặt kim loại không? Giải thích tại sao?

- Nếu mắc anôt vào cực âm của nguồn điện còn catôt vào cực dương thì có hiện tượng gì xảy ra?

- …

P2:

- Mô tả được quá trình tạo ra dòng điện trong điốt chân không, từ đó nêu được bản chất dòng điện trong điốt chân không.

- Mô tả được thí nghiệm tạo ra tia catôt.

P4:

- Sử dụng mô hình điốt chân không, ống phóng điện tử và thí nghiệm mô phỏng dòng điện trong chân không.

X1:

- Căn cứ vào sự phụ thuộc của cường độ trong chân không vào hiệu điện thế, vẽ được đặc tuyến Vôn-Ampe của dòng điện trong chân không.

X4:

- Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của ống phóng điện tử.

X5: Ghi lại kết quả học tập của mình, nhận xét tiết học, thái độ của các thành viên trong nhóm trên bảng sau giờ học.

X8: Tham gia thảo luận trả lời các câu hỏi, các bài tập do giáo viên đặt ra.

C1: Có thái độ tích cực, hứng thú trong quá trình học tập.

C3: Chỉ ra được các ứng dụng của ống phóng điện tử đối với ngành điện - điện tử đời sống của con người.

C5: Thấy được tầm quan trọng của những ứng dụng trên đối với cuộc sống ngày nay.

Bài 22: Dòng điện

K1: Nêu được:

trong chất khí

+ Tia lửa điện là gì, đặc điểm của tia lửa điện. + Sét là gì, đặc điểm của sét.

+ Hồ quang điện là gì, cách tạo ra hồ quang điện và đặc điểm chính của hồ quang điện.

+ Sự dẫn điện tự lực và không tự lực của chất khí.

K2:

- Nêu được sự phụ thuộc của cường độ dòng điện trong chất khí vào hiệu điện thế.

K3:

- Vận dụng so sánh được sự khác nhau giữa: bản chất dòng điện trong chất khí và dòng điện trong chân không; đặc tuyến Vôn-ampe của dòng điện trong chất khí và dòng điện trong chân không; phóng tia lửa điện và phóng hồ quang điện.

K4: Nêu được các ứng dụng của tia lửa điện, hồ quang điện và các lợi ích của sét trong thực tế và đánh giá được những hậu quả do sét gây ra và đề ra một số cách phòng tránh và khắc phục.

P1: Đặt được câu hỏi ở điều kiện bình thường chất khí có dẫn điện không và để chất khí có thể dẫn điện cần phải có những điều kiện gì.

P2: Mô tả được cách tạo ra tia lửa điện, hồ quang điện và quá trình phóng điện trong chất khí ở áp suất thấp.

P3:

- Thảo luận nhóm về các dạng phóng điện trong không khí ở áp suất bình thường: tia lửa điện, sét và hồ quang điện.

P4: Quan sát TN về sự phóng điện trong không khí, rút ra nhận xét và xem tranh, ảnh, video về các hiện tượng phóng điện tự lực: sét, tia lửa điện, hồ quang điện.

P6: Nêu được điều kiện để xảy ra quá trình dẫn điện tự lực trong chất khí và điều kiện tạo ra tia lửa điện, hồ quang điện.

X1: Phân biệt được các định nghĩa tia lửa điện, hồ quang điện, sét; dẫn điện tự lực và không tự lực của chất khí.

X5: Ghi lại kết quả học tập của mình, kết quả thảo luận nhóm, nhận xét tiết học, thái độ của các thành viên trong nhóm trên bảng sau giờ học.

X6: Trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp.

X7: Thảo luận được kết quả công việc của nhóm, bổ sung, chỉnh sửa, chuẩn bị cho bài báo cáo trước lớp.

X8: Tham gia hoạt động nhóm nghiên cứu, trình bày trước lớp các dạng phóng điện trong không khí ở áp suất bình thường: tia lửa điện, sét và hồ quang điện.

C4: Nêu và đánh giá được các ứng dụng của tia lửa điện, hồ quang điện và các lợi ích của sét trong cuộc sống cũng như các hậu quả do sét gây ra.

C5: Đánh giá được những hậu quả do sét gây ra và đề ra một số cách phòng tránh và khắc phục.

2.4. Xây dựng rubric kiểm tra đánh giá năng lực học sinh cho một số bài tập chƣơng “Dòng điện trong các môi trƣờng”

Trên cở sở mục tiêu KT, KN cần đạt như trên có thể biên soạn một số bài tập và xây dựng rubric tương ứng cho các bàu tập này theo hình thức KTĐG NL học tập của HS như sau:

Một phần của tài liệu Xây dựng rubric kiểm tra đánh giá năng lực học tập của học sinh khi dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” vật lý 11 nâng cao. (Trang 44 - 50)