Vận dụng rubic trong kiểm tra đánh giá năng lực học tập của học sinh

Một phần của tài liệu Xây dựng rubric kiểm tra đánh giá năng lực học tập của học sinh khi dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” vật lý 11 nâng cao. (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG RUBRIC TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

1.3. Vận dụng rubic trong kiểm tra đánh giá năng lực học tập của học sinh

Có nhiều nhà nghiên cứu nêu định nghĩa về rubric, xét về từ ngữ thì có thể khác nhau nhưng xét về nội hàm thì có nhiều điểm giống nhau.

Theo Thạc sĩ Lê Thị Ngọc Nhẫn, rubric là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của người học được thể hiện bằng bảng mô tả các tiêu chí đánh giá theo các cấp độ khác nhau trên cơ sở các yêu cầu, mục tiêu cần đạt của môn học.

Theo Tiến sĩ Tôn Quang Cường, rubric là bảng mô tả chi tiết có tính hệ thống (theo chuẩn, tiêu chí và mức) những kết quả (kiến thức, kĩ năng, thái độ) mà người học nên làm và cần phải làm để đạt được mục tiêu cuối cùng khi thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Các rubric dùng trong dạy học được thiết kế cho các mục đích đánh giá khác nhau, song đều dựa trên cùng một nguyên tắc chung: so sánh, đối chiếu và kiểm chứng kết quả đạt được với các chuẩn và tiêu chí đã được thống nhất xây dựng trước khi thực hiện hoạt động.

Từ các định nghĩa trên và vận dụng cho nhiệm vụ KTĐG NL học tập của HS, ta có định nghĩa rubric như sau: Rubric là một công cụ đánh giá NL của người

học được thể hiện bằng bảng mô tả chi tiết có tính hệ thống (theo chuẩn, tiêu chí và mức) những kết quả (kiến thức, kĩ năng, thái độ) mà người học nên làm và cần phải làm để đạt được mục tiêu cuối cùng khi thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.

Có thể coi mỗi rubric là một ma trận 2 chiều giúp xác định (đo) giá trị kết quả mà người học đạt được tại một “tọa độ” bất kì của kiến thức, kĩ năng hoặc thái độ.

“Tọa độ giá trị” bất kì này của người học được xác định và mô tả theo chuẩn, tiêu chí (chỉ số) và mức chất lượng.

Hình 1.3: Các thành phần của một rubric

1.3.2. Vai trò của rubric trong kiểm tra đánh giá năng lực học tập của học sinh Rubric có vai trò quan trọng đối với GV, HS và cán bộ quản lí giáo dục.

Đối với GV, rubric là sự liên kết quan trọng giữa đánh giá và giảng dạy. Rubric giúp GV có thể hình dung được các yêu cầu về chất lượng cụ thể ở từng bài học, từng môn học, từng chủ đề để từ đó có thể thiết kế bài giảng, tổ chức giảng dạy và hướng dẫn HS một cách hiệu quả. Ngoài ra, rubric còn làm cho việc đánh giá HS trở nên khoa học, minh bạch và thuyết phục hơn, việc chấm bài trở nên nhất quán hơn, tạo sự công bằng cho HS và tiết kiệm thời gian giải thích lí do tại sao cho điểm như vậy đối với các thắc mắc từ nhiều phía.. Hơn nữa, thông qua rubric, GV cũng có được những thông tin đánh giá một cách khách quan, xác đáng giúp kiểm soát chặt chẽ sự tiến bộ của HS để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Đối với HS, rubric được thiết kế để giỳp cho HS hiểu rừ hơn cỏc mong đợi của GV, của nhà trường, của yêu cầu môn học đối với bản thân. Từ đó, HS có động cơ học

Mô tả

Mức chất lượng

Giá trị Lngười học

Chuẩn (tiêu chí)

tập tốt hơn, chủ động, tích cực, có trách nhiệm hơn, có thể tự giám sát, tự đánh giá việc học tập của mình và có biện pháp tự cải tiến để đạt được kết quả học tập như mong muốn. Bên cạnh đó, căn cứ vào các tiêu chí được mô tả trong rubric, HS có thể cung cấp cho GV những thông tin phản hồi kịp thời, chính xác về mức độ lĩnh hội kiến thức, kĩ năng của bản thân.

Đối với nhà quản lí giáo dục, rubric sẽ là cơ sở để cán bộ quản lí kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo, nắm được những thông tin cơ bản về thực trạng dạy và học trong nhà trường để có thể chỉ đạo kịp thời, uốn nắn những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hoặc quyết định một chính sách để thực hiện tốt mục tiêu dạy học cũng như mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trường.

1.3.3. Các hình thức trình bày rubric [4]

Rubric thường được trình bày theo dạng biểu bảng. Thông thường, một rubric thường có 4 thành phần chính:

1. Mô tả bài tập/công việc/nhiệm vụ;

2. Các chiều;

3. Thang đo hoặc các mức độ thành tích;

4. Mô tả các chiều.

Có nhiều cách trình bày rubric khác nhau, GV có thể lựa chọn một trong số các phương án có sẵn hoặc có thể tự thiết kế biểu bảng sao cho phù hợp với từng bài tập.

Phương án 1:

Mức Giỏi Khá Trung

bình Yếu Kém

Điểm > 8 6.5 – 8 5.0 – 6.4 3.5 – 4.9 < 3.5 Năng

lực 1 Mô tả … Mô tả … Mô tả … Mô tả … Mô tả … Năng

lực 2

………… ………… ………… ………… …………

Phương án 2:

Nội dung Mức độ Các tiêu chí đánh giá

1. ……….

……….

Kém

Yếu

Trung bình

Khá

Giỏi

1.3.4. Nguyên tắc thiết kế rubric [1]

- Các mô tả tiêu chí cần phải được diễn đạt theo phổ đi từ mức cao nhất đến mức thấp nhất hoặc ngược lại.

- Các mô tả tiêu chí cần phải chỉ ra được ranh giới giữa các mức độ hoàn thành đối với từng HS và giữa các HS với nhau.

- Các mô tả tiêu chí cần phải thể hiện được hết các đặc tính khía cạnh của hoạt động hoặc kết quả sản phẩm thực hiện theo mục tiêu.

- Các mô tả tiêu chí cần phải chỉ ra được những định hướng mà HS hoặc GV cần hướng tới để thực hiện mục tiêu, giúp họ tự đánh giá và cùng đánh giá.

1.3.5. Quy trình thiết kế rubric [1]

- Bước 1: Xác định chuẩn kiến thức kĩ năng của kiến thức ở nội dung bài học.

- Bước 2: Xác định mục tiêu dạy học theo cấp độ nhận thức, nhiệm vụ công việc.

- Bước 3: Xây dựng các tiêu chí, lập bảng rubric:

+ Liệt kê các tiêu chí và phân loại tiêu chí, từ đó xác định các tiêu chí cần thiết.

+ Bổ sung thông tin cho từng tiêu chí.

+ Phân chia các mức độ của mỗi tiêu chí. Các mức độ phân bậc này cần mô tả chính xác mức độ chất lượng tương ứng.

+ Gắn điểm cho mỗi mức độ, điểm cao nhất ứng với mức cao nhất.

+ Lập bảng rubric.

- Bước 4: Thử nghiệm.

HS thử nghiệm rubric đối với các bài làm mẫu do GV cung cấp. Phần thực hành này có thể tạo sự tự tin ở HS bằng cách chỉ cho HS cách GV sử dụng rubric để đánh giá bài làm của các em thế nào. Đồng thời nó cũng thúc đẩy sự thống nhất giữa HS và GV về độ tin cậy của rubric.

- Bước 5: Điều chỉnh rubric cho phù hợp dựa trên thông tin phản hồi từ việc thử nghiệm của HS.

- Bước 6: Sử dụng rubric cho hoạt động đánh giá và tự đánh giá hoặc đồng đánh giá cả GV và HS.

Có thể tóm tắt quy trình thiết kế rubric bằng sơ đồ sau:

Hình 1.4: Sơ đồ quy trình thiết kế rubric 1.3.6. Tiêu chuẩn đánh giá một rubric tốt [1]

Phạm trù đánh giá Các tiêu chí đánh giá phản ánh đầy đủ nội dung, mục tiêu học tập không?

Mức độ Hướng dẫn có các mức độ khác nhau được đặt tên và giá trị điểm số phù hợp không?

Tiờu chớ Cỏc thụng tin cú mụ tả rừ ràng, thể hiện theo một chuỗi liên kết và đảm bảo cho sự phát triển của HS không?

Thõn thiện với HS Ngụn ngữ cú rừ ràng, dễ hiểu đối với HS khụng?

Thân thiện với GV Có dễ sử dụng với GV không?

Tính phù hợp Có thể đánh giá sản phẩm công việc được không? Nó có thể được dụng để đánh giá nhu cầu không? HS có thể xác định dễ dàng những lĩnh vực phát triển cần thiết không?

Xác định chuẩn kiến thức kĩ năng

Xác định mục tiêu dạy học phát triển NL

Xây dựng các tiêu chí, lập bảng rubric

Thử nghiệm

Điều chỉnh, hoàn thiện rubric sau thử nghiệm

Sử dụng rubric cho kiểm tra, đánh giá

1.3.7. Một số lưu ý khi xây dựng rubric [1]

- GV nên xác định tiêu chí cùng với HS.

- Việc lựa chọn tiêu chí nào đưa vào rubric phụ thuộc vào mong đợi của HS và mục tiêu của đánh giá.

- Rubric cần thể hiện rừ chức năng, khụng những đỏnh giỏ kiến thức kĩ năng mà còn đánh giá NL thực hiện và các NL khác nhau của HS.

Một phần của tài liệu Xây dựng rubric kiểm tra đánh giá năng lực học tập của học sinh khi dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” vật lý 11 nâng cao. (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)