Bài “Dòng điện trong chất điện phân – Định luật Faraday”

Một phần của tài liệu Xây dựng rubric kiểm tra đánh giá năng lực học tập của học sinh khi dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” vật lý 11 nâng cao. (Trang 56 - 57)

IX. Cấu trúc của khóa luận

2.4.2. Bài “Dòng điện trong chất điện phân – Định luật Faraday”

2.4.2.1. Đề bài tập đánh giá năng lực

a/ Vận dụng kiến thức Vật lý giải thích nhờ đâu mà người ta có thể sử dụng xung điện để đánh bắt cá.

b/ Nếu hành vi này vẫn tiếp tục xảy ra với quy mô rộng hơn thì điều gì sẽ xảy ra đối với môi trường sống của chúng ta? (Trình bày câu trả lời dưới dạng sơ đồ tư duy kèm theo hình minh họa).

Thiên nhiên 02/03/2015 09:26 (Nguồn: www.baomoi.com)

ThienNhien.net – Biển Hồ (hay còn gọi là hồ Tơ Nưng), là hồ nước lớn ở tỉnh Gia Lai, với diện tích 230 ha, nằm trên địa bàn giữa TP Pleiku và huyện Chư Păh. Biển Hồ được ví như hòn ngọc của cả Tây Nguyên.

Nhưng nay, Biển Hồ đang bị xâm hại nghiêm trọng. Tình trạng rà cá bằng xung điện xảy ra liên tục làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản và môi trường.

Rà cá bằng xung điện công khai ở lòng Biển Hồ 2 (Ảnh: Giáo dục & Thời đại)

Các xã Chư Jôr, Nghĩa Hương huyện Chư Păh, và xã Tân Sơn thuộc TP Pleiku được xem là điểm nóng tình trạng người dân đánh bắt thủy sản bằng xung điện. Việc sử dụng bộ xung để đánh bắt cá đã xuất hiện từ lâu và đang trở thành công cụ mưu sinh của nhiều gia đình xung quanh khu vực Biển Hồ.

2.4.2.2. Mục tiêu chi tiết của bài tập

- Hình thức làm bài: Làm bài theo nhóm.

- Hình thức đánh giá: Đánh giá sản phẩm + đánh giá quá trình + đánh giá đồng đẳng. - Thời điểm giao bài tập: Phần củng cố nội dung bài học hoặc trong tiết học tự chọn. - Mục tiêu chi tiết của bài tập: Sau khi học xong mục “Bản chất dòng điện trong chất điện phân”, GV có thể trình chiếu trích đoạn bài báo này lên màn hình bằng phần mềm PowerPoint và đưa ra các câu hỏi yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận, trình bày kết quả thảo luận lên giấy A0 (đã dặn học sinh chuẩn bị trong tiết học trước). Bài tập không chỉ yêu cầu HS khai thác thông tin từ một bài báo và đưa ra giải thích, đánh giá vấn đề trong bài báo đó mà còn yêu cầu HS vẽ các hình ảnh minh họa cho các câu trả lời. Như vậy, có thể thấy đây là bài tập tuy có yêu cầu đơn giản nhưng có tính thực tế, tính giáo dục và đòi hỏi tính sáng tạo cao của HS, tích hợp giáo dục cho HS những kĩ năng sống cần thiết và hữu ích về sử dụng điện an toàn trong các môi trường, tiết học nhờ đó trở nên thú vị, sôi nổi và bổ ích hơn.

Đáp án và rubric của bài tập được xây dựng như sau:

Một phần của tài liệu Xây dựng rubric kiểm tra đánh giá năng lực học tập của học sinh khi dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” vật lý 11 nâng cao. (Trang 56 - 57)