Khảo sát việc ôn tập trước kiểm tra và khi cho HS làm kiểm tra

Một phần của tài liệu Xây dựng rubric kiểm tra đánh giá năng lực học tập của học sinh khi dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” vật lý 11 nâng cao. (Trang 38 - 39)

IX. Cấu trúc của khóa luận

2.2.5.3. Khảo sát việc ôn tập trước kiểm tra và khi cho HS làm kiểm tra

Ôn tập trước kiểm tra là công việc rất cần thiết và quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kiểm tra của HS. Để khảo sát xem việc ôn tập trước kiểm tra của GV và HS được thực hiện như thế nào, tôi đã đặt một số câu hỏi. Khi được yêu cầu trả lời cho câu hỏi: “Thầy/cô có thường thông báo đến HS nội dung ôn tập kiểm tra trước khi biên soạn đề không?” thì 100% GV để trả lời là thường xuyên thông báo đến HS. “Thầy/cô thường thông báo trong khoảng thời gian nào?”, 100% GV chọn thông báo đến HS nội dung ôn tập kiểm tra trong tiết ôn tập, trước khi làm bài kiểm tra. Chính thực tế này dẫn đến HS hoàn toàn bị động, luôn có tâm lý ỷ lại và không có kế hoạch học tập và ôn tập hợp lý.

Trả lời cho câu hỏi: “Thầy/cô thường cho học sinh làm bài vào thời điểm nào?”, 100% GV kiểm tra HS vào một số thời điểm nhất định trong quá trình dạy học: trước và sau mỗi tiết học có bài kiểm tra miệng hoặc kiểm tra 15 phút, sau mỗi chương có bài kiểm tra 1 tiết và sau mỗi học kì có bài kiểm tra học kì.

Từ những phân tích trên, tôi nhận thấy chỉ đến các tiết ôn tập GV mới thông báo đến HS các nội dung kiểm tra mà không phải là ngay đầu mỗi chương, mỗi học kì, do đó HS hoàn toàn bị động trong việc ôn tập kiểm tra của mình. Về thời điểm cho HS làm bài kiểm tra, GV hiện nay chỉ cho HS làm kiểm tra trong một số thời điểm nhất định như trước và sau mỗi tiết học có bài kiểm tra miệng hoặc kiểm tra 15 phút, sau mỗi chương có bài kiểm tra 1 tiết và sau mỗi học kì có bài kiểm tra học kì… và ít khi KTĐG HS trong quá trình giảng dạy.

Một phần của tài liệu Xây dựng rubric kiểm tra đánh giá năng lực học tập của học sinh khi dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” vật lý 11 nâng cao. (Trang 38 - 39)