HỆ THỐNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giám sát thi công công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 21 - 25)

6. Kết quả dự kiến đạt được

1.2. HỆ THỐNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Chất lượng công trình là yếu tố quyết định đảm bảo công năng, an toàn công trình khi đưa vào sử dụng và hiệu quả đầu tư của dự án. Quản lý chất lượng công trình xây dựng là khâu then chốt, được thực hiện xuyên suốt trong quá trình triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình.

Kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 209/2004/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xây dựng về quản lý chất lượng công trình xây dựng đến nay, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam đã đi vào nề nếp.

Nghị định 209/NĐ-CP cùng với Nghị định số 49/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn đã giúp các chủ thể trong hoạt động xây dựng về cơ bản kiểm soát được chất lượng từ thiết kế, khảo sát đến thi công và nghiệm thu công trình xây dựng; công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng nói chung đã đi vào nề nếp và có hiệu quả thiết thực, qua đó chất lượng các công trình xây dựng ngày một nâng cao và được kiểm soát tốt hơn.

Có thể khẳng định Nghị định 209/NĐ-CP đã phát huy hiệu quả tốt trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong thời gian qua.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện và sự phát triển kinh tế xã hội thời gian qua đã xuất hiện một số vấn đề bất cập đòi hỏi phải nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật.

Nghị định 15/2013/NĐ-CP bao gồm 8 chương, 48 điều có sự kế thừa những nội dung ưu điểm của Nghị định 209 và Nghị định 49, rà soát những

nội dung cần sửa đổi, làm rừ cũng như bổ sung cỏc quy định mới; tham khảo kinh nghiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng của Trung Quốc, Nhật Bản...; cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng trực tiếp thẩm tra thiết kế đối với các công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng nếu xảy ra sự cố...

So sánh các những điểm khác nhau giữa Nghị định 209/NĐ-CP và Nghị định 15/2013/NĐ-CP được thể hiện chi tiết tại Phụ lục 2.

Ngày 15 tháng 4 năm 2013 Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình sẽ chính thức có hiệu lực thi hành thay thế Nghị định 209/2004/NĐ-CP và Nghị định 49/2008/NĐ-CP của Chính phủ. Một số nét mới của Nghị định 15/2013/NĐ-CP so với các Nghị định trước đây như sau.

1.2.1. Phân loại công trình

Điều chỉnh loại công trình thủy lợi quy định tại Điều 4 Nghị định 209/2004/NĐ-CP thành công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, gồm:

a) Công trình thủy lợi

− Hồ chứa nước;

− Đập ngăn nước (đập đất, đập đất - đá, đập bê tông);

− Đê, kè, tường chắn: Đê chính (sông, biển); đê bao; đê quai;

− Tràn xả lũ, cống lấy nước, cống xả nước, kênh, đường ống kín dẫn nước, đường hầm thủy công, trạm bơm và công trình thủy lợi khác;

− Hệ thống thủy nông; công trình cấp nước nguồn cho sinh hoạt, sản xuất.

b) Công trình lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, chăn nuôi 1.2.2. Việc tăng cường vai trò của quản lý nhà nước

Vai trũ của quản lý nhà nước được thể hiện rừ nột trong Nghị định 15/2013/NĐ-CP mà vấn đề mới đầu tiên là có chế tài tăng cường sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước (gọi tắt là CQQLNN) trong kiểm soát chất lượng công trình kể từ khâu khảo sát thiết kế, thi công xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Trước đây, chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công trình toàn diện từ công việc khảo sát thiết kế, thi công, xây dựng và nghiệm thu, CQQLNN chỉ là nắm tình hình chung, chỉ khi có sự cố thì mới can thiệp; khi xảy ra sự cố CQQLNN mới biết, đó là điều bất cập. Chính vì thế, tại Nghị định 15/2013/NĐ-CP, quy định đối với công trình ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng thì thiết kế kỹ thuật do chủ đầu tư tổ chức thẩm định nhưng bắt buộc phải qua CQQLNN để thẩm tra về vấn đề an toàn của công trình.

CQQLNN sẽ thẩm tra tổ chức thiết kế có đáp ứng điều kiện không; công tác thẩm tra, thẩm định có làm nghiêm túc không, công trình có đảm bảo hay không (Điều 21). Riêng công trình vốn ngân sách, CQQLNN kiểm soát xem các thiết kế đó có đảm bảo hiệu quả đầu tư hay không. Nghị định này sẽ chặn ngay từ khâu thiết kế. Thông qua việc kiểm soát này sẽ tăng cường chất lượng công trình ngay từ khâu thiết kế và tiết kiệm được chi phí đầu tư.

Vấn đề tăng cường xử lý xử phạt chế tài cũng là nét mới trong việc sửa đổi chính sách lần này (sửa Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở) quy định tại Điều 46.

Các tổ chức, cá nhân có vi phạm ngoài việc phải chấp hành các yêu cầu khắc phục của CQQLNN về xây dựng và chịu các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật còn bị công bố tên và hành vi vi phạm của các tổ chức này trên trang thông tin điện tử của CQQLNN về xây dựng.

Trường hợp phát hiện chất lượng công trình không đảm bảo yêu cầu, có nguy cơ gây sập đổ công trình hoặc biện pháp thi công không đảm bảo an toàn thì CQQLNN về xây dựng được quyền tạm dừng thi công công trình và chỉ cho phép thi công sau khi chủ đầu tư và các nhà thầu khắc phục các tồn tại, đảm bảo an toàn.

1.2.3. Tăng cường kiểm tra năng lực nhà thầu

Tại Nghị định 15/2013/NĐ-CP, một điểm mới nữa đó là sẽ tăng cường kiểm tra năng lực, hành vi của các nhà thầu. Nghị định mới quy định bắt buộc các nhà thầu thẩm tra thiết kế, thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình…

phải đăng ký thông tin năng lực của mình. Nếu muốn tham gia thị trường thì nhà thầu phải đăng ký thông tin minh bạch để được kiểm soát.

Trước đây, các nhà thầu sẽ tự do kinh doanh, tự do đăng ký hành nghề, nên không thể thẩm định được năng lực làm việc được hay không. Nhưng khi thực hiện công trình rồi chỉ có chủ đầu tư xem xét về năng lực nhà thầu. Ngay cả cá nhân làm chủ trì thiết kế cũng chỉ dựa trên sự xét duyệt qua kê khai chứ không tiến hành thẩm định, xét hạch, thi… dẫn đến người làm nên sản phẩm xây dựng đôi khi năng lực lại không đáp ứng được yêu cầu. Nhưng hiện nay, trong Nghị định mới này, năng lực và hành vi nhà thầu phải được kiểm soát trờn trang web điện tử để theo dừi. Đõy là trang điện tử mở, ai cũng cú thể truy cập và phản hồi thông tin về các nhà thầu.

Hiện nay, CQQLNN đang tiến hành kiểm soát nhưng vẫn thiếu những dữ liệu để kiểm soát đầy đủ và chính xác. Kiểm soát về năng lực nhà thầu là rất khó, vì pháp luật không quy định bắt buộc các nhà thầu phải đăng ký về năng lực thông qua các CQQLNN về xây dựng. Hy vọng thông tin năng lực nhà thầu sẽ được kiểm soát toàn diện từng bước. Bước đầu, sẽ đưa thông tin về một số nhà thầu thẩm tra thiết kế, nhà thầu kiểm định, thí nghiệm; tiếp đến nhà thầu thi công xây dựng công trình vốn ngân sách, những công trình quan trọng từ cấp 3 trở lên là phải đăng ký thông tin… trên cơ sở này, hy vọng sẽ kiểm soát thông tin chính xác hơn.

1.2.4. Tổ chức nghiệm thu

Nét mới trong Nghị định này các công việc cần nghiệm thu, bàn giao;

căn cứ, điều kiện, quy trình, thời điểm, các tài liệu, biểu mẫu, biên bản và

thành phần nhân sự tham gia khi nghiệm thu, bàn giao hạng mục công trình, cụng trỡnh hoàn thành phải được ghi rừ trong hợp đồng thi cụng xõy dựng giữa chủ đầu tư và Nhà thầu thi công xây dựng. Ngoài ra:

− Trong trường hợp cần thiết, chủ đầu tư quy định về việc nghiệm thu đối với các giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng của công trình.

− Các bộ phận, hạng mục công trình xây dựng hoàn thành và công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng sau khi được chủ đầu tư nghiệm thu theo quy định.

− Riêng các công trình, hạng mục công trình xây dựng quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Nghị định này còn phải được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư trước khi đưa vào sử dụng.

1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Cể

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giám sát thi công công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)