14T
Cho đến nay, vẫn chưa có tổ chức nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về các hệ thống đánh giá cũng như các tiêu chí đánh giá chất lượng công trình xây dựng. Tuy nhiên, xuất phát từ các cơ sở lý luận, thực tiễn xây dựng và hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam, bước đầu có thể đánh giá chất lượng công trình xây dựng như sau:14T
14T
Thứ nhất, cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng công trình xây
đánh giá chất lượng của một công trình xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn được chấp thuận có liên quan. Hệ thống này cho phép đánh giá chất lượng và so sánh khách quan chất lượng của công trình này so với công trình khác thông qua một hệ thống tính điểm.
14T
Thứ hai, HTTCCL xây dựng với các mục tiêu sau: Xây dựng được điểm
chuẩn về chất lượng đánh giá tay nghề nhà thầu thi công xây dựng. Thiết lập một hệ thống đánh giá chất lượng tiêu chuẩn về tay nghề nhà thầu thi công xây dựng. Đánh giá chất lượng tay nghề của một dự án xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn có liên quan được chấp thuận. Sử dụng như một tiêu chí để đánh giá hiệu suất của các nhà thầu dựa trên chất lượng tay nghề. Biên soạn dữ liệu để phân tích thống kê
14T
Thứ ba, HTTCCL phải bao gồm các nội dung sau:
14T
1. Đánh giá tay nghề của nhà thầu thi công xây dựng. Phạm vi đánh giá: HTTCCL đặt ra các tiêu chuẩn về chất lượng tay nghề cho các nhà thầu thi công xây dựng đối với các bộ phận khác nhau của công trình xây dựng và đối với các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Chất lượng tay nghề của nhà thầu thi công xây dựng được đánh giá theo yêu cầu của tiêu chuẩn có liên quan, và các tiêu chí được công nhận nếu tay nghề của nhà thầu thi công xây dựng tuân thủ tiêu chuẩn. Những tiêu chí này là cơ sở để tính điểm cho HTTCCL (%) đối với một dự án xây dựng công trình.
14T
HTTCCL đánh giá được thực hiện thông qua kiểm tra hiện trường và sử dụng các nguyên tắc, kết quả của đợt kiểm tra lần đầu. Công trình xây dựng được sửa chữa sau khi đánh giá lần đầu sẽ không được kiểm tra lại. Mục tiêu của nguyên tắc này là khuyến khích các nhà thầu thi công xây dựng phải “làm tốt mọi công việc ngay từ đầu và bất kỳ lúc nào”.
14T
2. Việc đánh giá của HTTCCL. HTTCCL đánh giá một dự án xây dựng được thực hiện theo kết quả kiểm tra - đánh giá độc lập và không được có mối quan
tâm và liên hệ với dự án (khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát, kiểm định, quản lý dự án)…
14T
Mọi công tác đánh giá phải thực hiện theo yêu cầu bởi tổ chức đánh giá được cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng huấn luyện. Tổ chức thực hiện đánh giá phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng mới đủ điều kiện để đánh giá chất lượng công trình xây dựng theo HTTCCL.14T
14T
3. Phương pháp đánh giá và quy trình chọn mẫu: Trước khi tiến hành đánh giá các bộ phận công trình cần xác định phương pháp đánh giá thông qua phương pháp lấy mẫu và phương pháp thống kê. Những mẫu được lấy đồng đều trong suốt quá trình thực hiện dự án hoặc trong các giai đoạn xây dựng khác nhau. Đánh giá các mẫu được lựa chọn từ theo thiết kế và tiến độ thực hiện dự án. Tất cả các vị trí kiểm tra phải thuận tiện cho việc đánh giá. Các mẫu được lựa chọn phải đảm là đại diện cho toàn bộ công trình.
14T
4. Việc đánh giá phải dựa vào tiêu chuẩn của HTĐGCL: Tiêu chuẩn này xác định các yêu cầu về chất lượng tay nghề và thủ tục đánh giá chất lượng các công trình xây dưng.
14T
5. Việc đánh giá phải thực hiện theo quy trình.
3.3.2. Phạm vi áp dụng
Phạm vi áp của những biện pháp nhằm tăng cường công tác giám sát chất lượng thi công trình trên gồm tất cả những công trình xây dựng cơ bản sử dụng trên 30% vốn nhà nước như XD công trình giao thông , thủy lợi thủy điện, cầu cảng , xây dựng nhà cửa , công sở , nhà máy phục vụ sản xuất phát triển kinh tế ; các công trình phúc lợi xã hội như nhà văn hóa, công viên, rạp chiếu phim...phục vụ phát triển của xã hội.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nâng cao hiệu quả của công tác giám sát thi công công trình xây dựng cơ bản là yếu tố cấp thiết hiện nay với thực trạng giám sát chất lượng xây dựng các công trình xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Đồng thời nâng cao hiệu quả của công tác giám sát thi công công trình xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước cũng góp phần làm tăng hiệu quả của vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Tránh thất thoát và lãng phí trong đầu tư công vào xây dựng cơ bản.
Trên cơ sở kết hợp những thực tiễn của giám sát chất lượng thi công trình xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách Nhà nước tại Nam Định và những nghiên cứu về lý luận với những kinh nghiệm thực tế trong thi công. Tác giả đã nêu ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác giám sát xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Nam Định cụ thể:
− Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giám sát chất lượng thi công công trình xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Nam Định.
− Đề xuất các biện pháp tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao công tác giám sát chất lượng thi công công trình xây dựng.
− Nêu ra những tiêu chuẩn đánh giá tính hiệu quả của các giải pháp và phạm vi áp dụng.
Chương 3 đã đưa ra một số giải pháp phù hợp với thực trạng giám sát chất lượng xây dựng các công trình xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Góp phần vào công tác hoàn thiện công tác giám sát xây dựng cơ bản, tránh thất thoát lãng phí ngân sách Nhà nước đồng thời cũng nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Nam Định.