BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giám sát thi công công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 70 - 76)

6. Kết quả dự kiến đạt được

3.2. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG

CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG.

3.2.1. Đối với Chủ đầu tư

1. Người ký quyết định đầu tư phải xem xét kỹ lưỡng trước khi chọn CĐT.

Đối với những CĐT không đủ năng lực quản lý phải thuê tư vấn quản lý thực hiện dự án.

− Thực hiện nghiêm chỉnh các điều quy định trong văn bản pháp luật của Nhà nước ban hành. Cụ thể là Điều 24-Trách nhiệm của Chủ đầu tư trong Nghị định số 15/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Về quản lý chất lượng công trình xây dựng tại phụ lục 3.

− Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình theo quy định Điều 3 Nghị định 12/2009/NĐ-CP tại phụ lục 3.

2. Tăng cường vai trò giám sát của của Sở xây dựng và gắn với trách nhiệm.

Thực hiện đúng và đầy đủ các điều quy định trong văn bản pháp luật của Nhà nước ban hành. Cụ thể các điều 44 và điều 45 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP tại phụ lục 3.

3. Chủ tịch UBND huyện và thành phố yêu cầu các phòng công thương và phòng quản lý đô thị bố trí các cán bộ đủ trình độ giám sát công trình. đồng thời, Chủ tịch UBND huyện và thành phố sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật khi công trình thi công không đảm bảo chất lượng.

− Phòng công thương các huyện và phòng quản lý đô thị lên chương trình và kế hoạch nâng cao trình độ chuyên môn và chuyên đề về giám sát xây dựng. Đồng thời tổ chức kiểm tra năng lực đối với mỗi cán bộ chuyên môn thuộc phòng mình bằng các cuộc thi có tính bắt buộc để đánh giá năng lực

chuyên môn, xét tăng lương, thưởng và đưa vào các vị trí lãnh đạo dự phòng sau này hoặc thi tuyển vào các vị trí quản lý công.

− Phòng Công thương các huyện và Phòng Quản lý đô thị Thành phố lên chương trình công tác định kỳ và đột xuất để kiểm tra hiện trường thi công và có báo cáo gửi Chủ tịch UBND Huyện, Thành Phố.

− Chủ tịch UBND Huyện, Thành Phố căn cứ vào các báo của Phòng Công thương các huyện và Phòng Quản lý đô thị Thành phố đưa ra các biện pháp xử lý những tồn tại của quá trình thi công công trình bằng các quyết định có tính chất bắt buộc đối với các nhà thầu. Đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật đối những vấn đề của chất lượng công trình.

4. Đối với cấp xã thì thành lập ban xây dựng cơ bản để giám sát công trình. Chủ tịch nhân xã, phường chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng công trình thi công

− Ban xây dựng cơ bản của xã được thành lập bao gồm Chủ tịch xã, cán bộ địa chính xã và cán bộ chuyên trách về xây dựng cơ bản. Trong đó Chủ tịch xã đóng vai trò trưởng ban còn lại các cán bộ trợ giúp về chuyên môn.

− Cán bộ chuyên trách về xây dựng cơ bản trong thực tế chưa có đối với xã, phường trong tỉnh, cần phải bổ xung cho phù hợp với tình hình giám sát thi công hiện nay.

− Chủ tịch UBND xã, phường thường xuyên báo cáo tình hình chất lượng công trình tại địa phương lên Huyện và thành phố. Đồng thời cũng chịu mọi trách nhiệm về chất lượng công trình trên địa bàn quản lý.

5. Ban bố quy định và chế tài xử lý sai phạm về giám sát chất lượng thi công công trình

− Đối công trình do cấp Sở quản lý: Khi có vấn đề giám sát chất lượng công trình thì yêu cầu Thanh tra xây dựng và phòng quản lý chất lượng công trình XDCB giải trình trước Sở xây dựng về nguyên nhân gây ra. Thành viên

Thanh tra xây dựng và phòng quản lý chất lượng công trình XDCB hay cá nhân, nhà thầu nào chịu trách nhiệm trước pháp luật về các vấn đề chất lượng thi công.

− Đối với cấp Huyện, thành phố: Khi có sai phạm trong giám sát chất lượng thi công, Chủ tịch Huyện, thành phố yêu cầu phòng Công thương, quản lý đô thị kiểm tra lại và giải trình trước Sở xây dựng. Với trưởng phòng phòng Công thương, quản lý đô thị và Chủ tịch Huyện, Thành phố tùy theo mức vi phạm sẽ phạt cảnh cáo, giảm lương hoặc cách chức và khai trừ khỏi Đảng.

− Đối với cấp xã, phường: Khi có sai phạm trong giám sát chất lượng thi công, Chủ tịch xã, phường yêu cầu cán bộ chuyên trách về XDCB kiểm tra lại và giải trình trước Phòng công thương, quản lý đô thị. Với cán bộ chuyên trách về XDCB và Chủ tịch xã, phường tùy theo mức vi phạm sẽ phạt cảnh cáo, giảm lương hoặc cách chức và khai trừ khỏi Đảng.

3.2.2. Đối với Tư vấn giám sát

1. Cơ quản quản lý nhà nước cần hoàn thiện thông tin điện tử quản lý cơ sở dữ liệu về thông tin của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động TVGS kể cả nhà thầu và cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (bao gồm thông tin về chữ ký cá nhân, hồ sơ lý lịch, quá trình học tập và công tác, vi phạm pháp luật, kỷ luật, khen thưởng của cá nhân hành nghề TVGS; thông tin về năng lực của tổ chức hành nghề TVGS...) Yêu cầu các tổ chức, cá nhân phải bắt buộc đăng ký trước khi tham gia hành nghề TVGS. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng để các chủ đầu tư căn cứ kiểm tra thông tin và lựa chọn được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực phù hợp thực hiện công tác TVGS.

2. Quy định rừ quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cỏ nhõn hành nghề TVGS từ đú ban hành chế tài xử lý vi phạm cụ thể, trong đú quy định rừ cỏc hành vi vi phạm, hình thức xử phạt đủ mạnh (bao gồm phạt tiền, cấm hành nghề, các trường hợp xử lý hình sự đối với tổ chức, cá nhân TVGS) và có biện pháp tổ

chức thực hiện nghiêm để đảm bảo tính răn đe, ngăn ngừa các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát công trình xây dựng.

3. Có cơ chế thích hợp để khuyến khích các tổ chức, cá nhân TVGS thực hiện tốt quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình; thực hiện giám sát các công trình đạt chất lượng cao.

4. Điều chỉnh lại định mức chi phí cho công tác TVGS cho các dự án được thực hiện giám sát bởi các đơn vị tư vấn trong nước, nhất là công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách phần lớn được thực hiện theo quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009. Nhìn chung mức thu nhập của các cá nhân tham gia công tác giám sát còn thấp, dẫn đến phát sinh các hiện tượng tiêu cực. Nên đối với lĩnh vực TVGS cần tăng định mức chi phí.

− Chi phí cho công tác TVGS xây dựng cần đề cập đầy đủ và cụ thể theo hướng phù hợp với thực tế và tiếp cận dần với thông lệ quốc tế, trong đó cần thiết phải có các quy định về việc xác định các chi phí liên quan để phù hợp với đặc điểm xây dựng, đặc biệt đối với công trình giao thông, tạo ra hành lang pháp lý trong công tác lập dự toán chi phí cho TVGS công trình. Ngoài ra, cần phải có cơ chế chính sách và chế tài thực hiện cho các tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tư vấn giám sát xây dựng, cụ thể là: tỷ lệ chi phí, điều kiện ăn, ở, đi lại, sinh hoạt, các quyền lợi và trách nhiệm trong việc quyết định về kinh tế, kỹ thuật, tiến độ xây dựng công trình. Có như vậy mới có điều kiện để đảm bảo tính độc lập khách quan của người tư vấn giám sát.

− Ở các dự án nước ngoài, phí cho dịch vụ TVGS thường là 4,5-5%.

Thậm chí có dự án nước ngoài, chi phí tư vấn giám sát chiếm đến 6,5% giá trị xây lắp.

− Để đảm bảo chất lượng công trình, yêu cầu đội ngũ TVGS phải có đủ năng lực, kinh nghiệm, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, nghiêm cấm các hành vi thông đồng, móc ngoặc, ăn chia với nhà thầu. Kiến nghị Bộ Xây dựng

trình Chính phủ bổ sung quy định điều kiện về năng lực chủ đầu tư cũng như Trưởng TVGS dự án nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư, người đứng đầu tổ chức TVGS tại hiện trường. Cần giao cho các đơn vị chức năng xây dựng, ban hành tiêu chí phân loại các tổ chức TVGS xây dựng chuyên ngành để đánh giá, lựa chọn nhà thầu TVGS. Đặc biệt cần có chế tài xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động TVGS.

5. Đổi mới việc cấp chứng chỉ hành nghề theo hướng tổ chức sát hạch để công tác cấp chứng chỉ hành nghề đảm bảo thực chất và tránh tiêu cực. Đồng thời quy định sử phạt rừ ràng cỏc hành vi vi phạm của cỏ nhõn và tổ chức TVGS.

Để giải quyết được những vấn đề nêu trên, cần sửa đổi quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật như Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự ỏn đầu tư xõy dựng cụng trỡnh khụng quy định rừ và phõn loại TVGS theo cấp công trình, Nghị định số 23/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đối với chủ thể TVGS chưa đủ sức răn đe cho nên cần để trình Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền và sớm ban hành các Thông tư hướng dẫn tổ chức thực hiện. Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng các cấp cần tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động TVGS trong hoạt động xây dựng hiện nay.

3.2.3. Đối với Nhà thầu xây dựng.

1. Nhà thầu thi công phải tuân thủ các văn bản quản lý chất lượng mà Chính phủ và các bộ ban ngành đã ban hành cụ thể là 44TNghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Nghị định này có hiệu lực thi hành ngày 15 tháng 4 năm 2013 và thay thế Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP về Quản lý42T44Tchất lượng công trình xây dựng, thay thế khoản

4 điều 13, điều 18 và điều 30 của nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

2. Nên nghiên cứu một bộ chỉ tiêu, gồm hiệu suất sử dụng tài sản, chỉ số lợi nhuận bình quân, thu nhập của người lao động, số lượng và giá trị trung bình các gói thầu đã trúng thầu… Từ đó, sẽ phân loại doanh nghiệp theo từng chỉ tiêu để xác định thứ bậc cao thấp. Cùng với đánh giá, xếp hạng, các thông tin về năng lực nhà thầu cần thiết phải được công khai, để trở thành một tiêu chí quan trọng trong việc lựa chọn nhà thầu. Đồng thời, cũng có thể loại bỏ nhà thầu nằm trong “danh sách đen”, dùng các “hồ sơ đẹp” để đấu thầu nhưng đến lỳc thi cụng mới lộ rừ năng lực yếu.

3. Cần có văn bản pháp luật của cơ quan quản lý Nhà nước về giá cả như Bộ tài chớnh và Bộ xõy dựng quy định về về giỏ dự thầu. Trong đú quy định rừ giá thấp nhất trong khoảng cho giới hạn cho phép của giá thầu. Nếu chọn nhà thầu mà vượt ngưỡng đó yêu cầu giải trình bằng văn bản và yêu cầu phải thẩm tra của đơn vị độc lập về giá dự thầu đó.

4. Lập hệ thống giám sát chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô cụng trỡnh xõy dựng, quy định rừ trỏch nhiệm của từng cỏ nhõn, bộ phận thi công xây dựng công trình về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

5. Nhà thầu thi công phải thực hiện triển khai nghiệm túc biện pháp thi công đã được CĐT và TVGS phê duyệt. CĐT và TVGS có trách nhiệm giám sát biện pháp thi công mà nhà thầu triển khai có thực hiện đúng như trong bản vẽ đã được phê duyệt. Lập biện pháp thi công, tiến độ thi công bảo đảm các yêu cầu về chất lượng, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và phù hợp tiến độ theo hợp đồng. Thi công các hạng mục công trình đúng trình tự theo Chỉ dẫn kỹ thuật và yêu cầu thiết kế.

6. Tuân thủ quy định về lập phòng thí nghiệm hiện trường, thực hiện đầy đủ các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị

công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu thiết kế. Thực hiện nghiêm túc công tác nghiệm thu nội bộ về chất lượng xây dựng, tuân thủ các quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

7. Đối với công nhân và kỹ sư nhà thầu cần thường xuyên bổ túc đào tạo nâng cao tay nghề và đạo đức nghề nghiệp. Nhà thầu phải huy động đầy đủ nhân lực, thiết bị thi công theo cam kết tại hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng với Chủ đầu tư, bảo đảm thi công đạt yêu cầu về chất lượng và theo tiến độ được duyệt.

3.3. NHỮNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA CÁC

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giám sát thi công công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)