Tiềm năng kinh tế

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giám sát thi công công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 35 - 40)

6. Kết quả dự kiến đạt được

1.4. KINH NGHIỆM GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

2.1.3. Tiềm năng kinh tế

a) Những lĩnh vực kinh tế lợi thế.

Là một tỉnh có trên 22.000 ha diện tích mặt nước và 72 km bờ biển cùng với truyền thống và kinh nghiệm lâu năm của nhân dân đã tạo cho Nam Định

có tiềm năng rất lớn về phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Ở vùng nước mặn, ước tính toàn tỉnh có khoảng 157.500 tấn cá, chiếm 20% tổng trữ lượng cá vịnh Bắc Bộ, trong đó khả năng cho phép khai thác cá là 70.000 tấn.

Bên cạnh đó là các loại tôm với 45 loài, trong đó 9 loài có giá trị kinh tế, trữ lượng ước tính khoảng 3.000 tấn, khả năng khai thác cho phép 1.000 tấn/năm;

có 20 loài mực, trữ lượng 2.000 tấn, khả năng khai thác cho phép 1.000 tấn/năm. Ngoài ra, 8.500 ha mặt nước lợ cho thu hoạch trên 6.100 tấn/năm thuỷ sản các loại và 13.500 ha mặt nước ngọt hàng năm thu được trên 6.400 tấn cá thịt phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Trên cơ sở đó, ngành công nghiệp của tỉnh, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản cũng được chú trọng, coi đó là ngành công nghiệp trọng tâm trong thời gian tới nhằm phát huy lợi thế của ngành thuỷ sản với nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có tại địa phương.

b) Tiềm năng du lịch.

Nam Định là vùng đất có nhiều di tích lịch sử và văn hoá được Nhà nước xếp hạng và vùng sinh thái tự nhiên rộng lớn ở bãi bồi ven biển phục vụ cho du lịch, tham quan nghiên cứu. Các tiềm năng du lịch nhân văn nổi tiếng của tỉnh hiện có:

Quần thể di tích Đền Trần - Bảo Lộc: nơi thờ 14 vị Vua Trần trong thế kỷ XIII và XIV; tượng đài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, lễ hội được tổ chức hàng năm vào tháng 8 âm lịch.

Khu tưởng niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh, người chiến sĩ cộng sản kiên cường, mẫu mực tại xã Xuân Hồng – Xuân Trường.

Quần thể di tích văn hoá Phủ Giầy: thờ bà chúa Liễu Hạnh, lễ hội được mở vào tháng 3 âm lịch. Chùa Keo Hành Thiện, chùa Cổ Lễ với những kiến trúc độc đáo thời nhà Lý, lễ hội tổ chức vào tháng 9 âm lịch; ngoài ra còn có nhà thờ Bùi Chu, đền Thánh Phú Nhai…

Vùng đất bồi Cồn Lu - Cồn Ngạn (Giao Thuỷ): cách Nam Định 60 km về phía Đông, là sân ga cho nhiều loài chim quý hiếm từ phương Bắc đến cư

trú vào mùa đông. Vùng này đã được tổ chức quốc tế RAMSA xếp hạng là vùng du lịch sinh thái của những người yêu thiên nhiên.

Vùng ven biển còn có 2 bài tắm Quất Lâm và Thịnh Long đang được đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng để đón khách về tham quan du lịch nghỉ mát và tắm biển. (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Nam Định) 2.2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách giai đoạn 2007-2012 trên địa bàn tỉnh Nam Định đã có đóng góp quan trọng vào việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội, tạo môi trường thuận lợi góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân.

Việc thực hiện phân cấp đầu tư cho cấp huyện và cấp xã đã phát huy được những điểm tích cực trong đầu tư xây dựng, thủ tục đầu tư được triển khai thực hiện nhanh và phù hợp hơn với từng địa phương; năng lực quản lý của lãnh đạo và cán bộ chuyên môn cấp huyện, xã từng bước được nâng lên; giảm nhiều áp lực công việc đối với các cơ quan cấp tỉnh.

Năm 2007 tổng vốn đầu tư phát triển xã hội cả năm ước đạt 5.635 tỷ đồng, tăng 17,1% so với năm 2006. Trong đó tổng vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do tỉnh quản lý là 1.061,2 tỷ đồng (trong đó ứng kế hoạch 2008: 154 tỷ đồng gồm đầu tư củng cố đê kè: 79 tỷ đồng, Khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh: 35 tỷ đồng, Bệnh viện 700 giường: 35 tỷ đồng và Hệ thống truyền thanh vùng công giáo, ven biển: 5 tỷ đồng) tăng 22% so với năm 2006 và tăng 31,1% so kế hoạch giao đầu năm. Vốn do tỉnh quản lý, điều hành 862,2 tỷ đồng và huyện, thành phố quản lý, điều hành 199,0 tỷ đồng.

Trong tổng vốn đầu tư phát triển do tỉnh quản lý, điều hành (862,2 tỷ đồng) sau khi bố trí 203,3 tỷ đồng để trả các khoản nợ vay, các khoản hỗ trợ,

bố trí dứt điểm cho các công trình đã quyết toán; còn lại 658,9 tỷ đồng (chiếm 76,4%) bố trí cho các dự án thi công trong năm 2007.

Ước thực hiện vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước toàn tỉnh đạt 1.200 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch vốn. Đã chuyển các khoản trả vay và ước giải ngân vốn thực hiện dự án đến 31/12/2007 khoảng 904 tỷ đồng, đạt 85% kế hoạch.

Đầu tư nước ngoài: Cấp giấy phép cho 3 dự án 100% vốn nước ngoài với tổng vốn đăng ký 5,15 triệu USD, gồm: Công ty chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Việt Trung, 2,5 triệu USD; Công ty TNHH Longyu Việt Nam, 1,7 triệu USD và Công ty TNHH Dong Yang, 0,95 triệu USD. Khởi công xây dựng nhà máy dệt của công ty cổ phần DENIM-Thiên Nam với vốn đầu tư 40 triệu USD.

Năm 2008 tổng vốn đầu tư phát triển xã hội cả năm ước đạt 7.415 tỷ đồng, tăng 14,1% so năm 2007. Ước thực hiện vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn NSNN do tỉnh quản lý và vốn chương trình mục tiêu có tính chất xây dựng cơ bản là 1.362 tỷ đồng, trong đó vốn do tỉnh quản lý, điều hành 986,0 tỷ đồng.

Năm 2009 vốn đầu tư phát triển xã hội trên địa bàn ước thực hiện cả năm khoảng 8.800 tỷ đồng, tăng 19,4% so năm 2008, trong đó vốn nhà nước 3.940 tỷ đồng; vốn dân doanh 4.400 tỷ đồng; vốn khác 460 tỷ đồng. Riêng vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý là 2.029,7 tỷ đồng, tăng 1.079 tỷ đồng so kế hoạch giao đầu năm và chiếm 23,1% vốn đầu tư xã hội, cụ thể:

− Vốn Trung ương bố trí đầu năm cho tỉnh: 950,7 tỷ đồng.

− Vốn đầu tư XDCB trong năm tăng: 1.079 tỷ đồng, bao gồm:

− Chính phủ tạm ứng: 122,5 tỷ đồng;

− Vốn tiết kiệm từ ngân sách tỉnh đưa vào đầu tư xây dựng gồm: Nguồn tăng thu 2008, xổ số kiến thiết, sự nghiệp môi trường, xây dựng chợ nông thôn, trụ sở xã sang XDCB: 99,5 tỷ đồng;

− Vốn trái phiếu Chính phủ năm 2009 bố trí cho các lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, y tế và nhà ở sinh viên: 607 tỷ đồng;

− Vay Bộ Tài chính 250 tỷ đồng (không lãi) để đầu tư nâng cấp đường 490 C2 (đường 55 cũ);

Chính phủ đã thông báo đầu tư đường 21 mới đoạn Mỹ Lộc - Phủ Lý theo hình thức BT bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cấp từ sau 2010, riêng phần giải phóng mặt bằng sẽ bố trí bằng nguồn vốn Trung ương theo mục tiêu; thông báo bàn giao trạm thu phí Mỹ Lộc cho tỉnh từ 01/6/2009 để đầu tư đường BOT Nam Định - Mỹ Lộc. Chính phủ bổ sung 9,1 triệu USD (khoảng 155 tỷ đồng) cho nâng cấp đô thị TP. Nam Định.

Kết quả giải ngân vốn đầu tư XDCB tính đến 20/10/2009: Vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách tỉnh quản lý đạt 54,3%, vốn trái phiếu chính phủ đạt 37,4% (cả nước ước khoảng 45% và 43,6%).

Năm 2010 vốn đầu tư phát triển xã hội trên địa bàn ước thực hiện cả năm khoảng 12.000 tỷ đồng, tăng 29% so năm 2009, trong đó vốn nhà nước 5.200 tỷ đồng; vốn dân doanh 6.100 tỷ đồng; vốn khác 700 tỷ đồng. Riêng vốn đầu tư thuộc NSNN và vốn trái phiếu chính phủ do tỉnh quản lý là 2.083 tỷ đồng, tăng 978 tỷ đồng so kế hoạch giao đầu năm và chiếm 17,5% vốn đầu tư xã hội.

Năm 2011 vốn đầu tư phát triển: Trong điều kiện Chính phủ hạn chế đầu tư công, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp và tích cực giúp đỡ các doanh nghiệp huy động triệt để các nguồn vốn, ước cả năm đạt 15,2 ngàn tỷ đồng, tăng 25% so cùng kỳ. Trong đó vốn nhà nước 7.000 tỷ đồng; vốn dân doanh 7.900 tỷ đồng; vốn khác 300 tỷ đồng. Riêng vốn đầu tư thuộc NSNN do tỉnh quản lý là 3.439 tỷ đồng, bằng 22,6% tổng vốn đầu tư xã hội (trong đó tỉnh đã tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chi cho đầu tư 377 tỷ đồng).

Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, đã tạm đình hoãn 13 công trình trong kế hoạch năm 2011 với tổng mức đầu tư trên 750 tỷ đồng;

mức vốn đã bố trí 11,1 tỷ đồng đã điều chuyển cho các công trình cấp bách cần đẩy nhanh tiến độ.

Năm 2012 vốn đầu tư phát triển: Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp và tích cực giúp đỡ các doanh nghiệp huy động triệt để các nguồn vốn. Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trên địa bàn cả năm ước đạt 18.230 tỷ đồng, tăng 16,5% so cùng kỳ. Trong đó vốn nhà nước 5.027 tỷ đồng; vốn ngoài nhà nước 9.721 tỷ đồng; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 274 tỷ đồng. Riêng vốn đầu tư thuộc NSNN do tỉnh quản lý là 3.741 tỷ đồng (trong đó tỉnh đã tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chi cho đầu tư 411 tỷ đồng).

Ban hành quy định cụ thể mức kinh phí hỗ trợ xây dựng nâng cấp, cải tạo chợ, trạm xá, hố chôn rác thải, trụ sở làm việc của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Nam Định) 2.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VỐN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH TRONG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giám sát thi công công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)