6. Kết quả dự kiến đạt được
1.4. KINH NGHIỆM GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
1.4.4. Quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình
Trong quá trình thi công xây dựng công trình,TVGS yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện các biện pháp an toàn sau:
− Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người và công trình trên công trường xây dựng. Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận.
− Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành. Ở những vị trí nguy hiểm trên công trường, phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn.
− Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường.
Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng. Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
− Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn lao động. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có chứng nhận về đào tạo an toàn lao động. Không sử dụng người lao động chưa đủ tuổi lao động.
`
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Giám sát chất lượng thi công các công trình xây dựng là nhiệu vụ quan trọng, đảm bảo tính bền vững của mỗi công trình và hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách. Bởi vậy, Chính phủ và Bộ xây dựng đã ban hành rất nhiều luật, nghị định và thông tư hướng dẫn về công tác quản lý chất lượng XDCB, góp phần tạo nên sự chuyển biến đồng bộ trong công tác quản lý chất lượng công trình, góp phần chống lãng phí, thất thoát và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Trong chương 1 tác giả đã đề cập đến những nội dung sau đây:
− Một số khái niệm về dự án đầu tư xây dựng cơ bản như đầu tư và dự án đầu tư xây dựng cơ bản ; dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách; quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
− Các hệ thống giám sát chất lượng thi công công trình xây dựng của chủ đầu tư và nhà thầu tham gia dự án, thông qua sự so sánh giữa Nghị Định 209/NĐ- CP và Nghị Định 15/2013/NĐ-CP. Những thay đổi chính của Nghị Định 15/2013/NĐ-CP so với Nghị Định 209/NĐ-CP.
− Các đặc điểm các dự án đầu tư XDCB và những ảnh hưởng của dự án đầu tư XDCB đến công tác giám sát chất lượng thi công dự án.
− Kinh nghiệm giám sát chất lượng thi công các dự án đầu tư xây dựng bao gồm quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và an toàn vệ sinh môi trường trong thi công công trình.
Thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách hiện nay có rất nhiều vấn đề rất cấp thiết hiện nay, không chỉ ảnh hưởng đến các thành phần tham gia thi công xây dựng mà còn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của đại bộ phận nhân dân sẽ được tác giả trình bày cụ thể trong chương 2 của luận văn này.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN SỬ DỤNG
VỐN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH TRONG THỜI GIAN VỪA QUA
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH NAM ĐỊNH 2.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Nam Định nằm ở phía Nam vùng châu thổ sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông Nam và Nam giáp với biển Đông và phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình. Tỉnh có 9 huyện và 1 thành phố loại II trực thuộc tỉnh, 230 xã, phường, thị trấn, thành phố Nam Định là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 90 km.
b) Đặc điểm địa hình
Địa hình Nam Định có thể chia thành 3 vùng:
− Vùng đồng bằng thấp trũng: gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường. Đây là vùng có nhiều khả năng thâm canh phát triển nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống.
− Vùng đồng bằng ven biển: gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hưng; có bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển.
− Vùng trung tâm công nghiệp – dịch vụ thành phố Nam Định: có các ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, các ngành nghề truyền thống, các phố nghề… cùng với các ngành dịch vụ tổng
hợp, dịch vụ chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu. Thành phố Nam Định từng là một trong những trung tâm công nghiệp dệt của cả nước và trung tõm thương mại - dịch vụ, cửa ngừ phớa Nam của đồng bằng sụng Hồng.
c) Khí hậu
Cũng như các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Định mang khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 – 24PoPC, tháng lạnh nhất là tháng 12, 1, nhiệt độ trung bình từ 16 – 17PoPC; tháng 7 nóng nhất, nhiệt độ khoảng trên 29PoPC.
Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.750 – 1.800 mm, chia làm 2 mùa rừ rệt: mựa mưa từ thỏng 5 đến thỏng 10, mựa ớt mưa từ thỏng 11 đến thỏng 2 năm sau. Mặt khác, do nằm trong cùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn/năm. Thuỷ triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,6 – 1,7 m lớn nhất là 3,31 m và nhỏ nhất là 0,11 m.
2.1.2.Tài nguyên thiên nhiên