6. Kết quả dự kiến đạt được
1.4. KINH NGHIỆM GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
2.3.5. Công tác lập và thẩm định dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán a) Lập dự án đầu tư
Chủ đầu tư có trách nhiệm lập (hoặc thuê tổ chức tư vấn) báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phần lớn các chủ đầu tư của tỉnh không đủ khả năng lập dự án nên đều phải thuê tư vấn, điểm hạn chế ở đây là, chủ đầu tư đã chọn nhà tư vấn trước khi trình do đó không có tính cạnh tranh, chất lượng tư vấn thấp.
Tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công – tổng dự toán ở một số công trình chất lượng còn thấp, chưa đưa ra nhiều phương án để lựa chọn, chưa tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy phạm (có một số công trình tư vấn làm theo yêu cầu của chủ đầu tư, nâng quy mô càng lớn càng tốt), số liệu điều tra, khảo sát chưa chính xác. Trong thiết kế thường tính thiên về an toàn quá lớn, trong tính toán dự toán áp dụng đơn giá, định mức và chế độ tài chính trong XDCB chưa chính xác hoặc sót khối lượng công việc.
Chủ đầu tư có trách nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, trước khi trình, chủ đầu tư phải tổ chức nghiệm thu sản phẩm do nhà tư vấn thực hiện, chủ đầu tư của tỉnh nói chung chưa thực hiện được việc này.
Tư vấn lập dự án đầu tư: Chất lượng một dự án phụ thuộc vào rất nhiều vào trình độ của tư vấn, theo quy chế đấu thầu phải xem xét nhiều nhà tư vấn để chọn một tư vấn có năng lực nhất.
Thực tế trong thời gian qua, mặc dù tỉnh đã có quy định ít nhất phải có 3 nhà tư vấn, nhưng chủ đầu tư mới chỉ trình UBND tỉnh có một nhà tư vấn để xin chỉ định lập dự án.
Do không được lựa chọn, so sánh điểm mạnh, điểm yếu của mỗi nhà đầu tư vấn đề lựa chọn nhà tư vấn tốt nhất nên một số nhà tư vấn được lựa chọn rất yếu, thậm chí nhà tư vấn thiếu kinh nghiệm trong việc lập dự án, nên dự án lập ra thiếu sức thuyết phục, có nhà thầu tư vấn trong quá trình lập dự án bỏ qua các quy định của nhà nước, không áp dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn, quy phạm thiết kế, không có khảo sát địa hình, địa chất công trình, không quan tâm đến hướng gió hoặc có nhà tư vấn bỏ sót các hạng mục quan trọng như cấp thoát nước, phòng chống cháy, nổ.
Một trong những nguyên tắc quan trọng của việc lập dự án đầu tư là nhà tư vấn phải đưa ra được nhiều phương án, phân tích lựa chọn phương án tối ưu để chủ đầu tư và cơ quan thẩm định xem xét hoặc nếu có thêm một số phương án thì các phương án đó, nhà tư vấn chỉ tính toán một cách chiếu lệ, ít giá trị so sánh.
b) Thẩm định dự án đầu tư
Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư đã tuân thủ theo quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch vùng,ngành lãnh thổ, áp dụng đúng chế độ chính sách của Nhà nước hiện hành, đúng thời gian quy định và giảm các thủ tục phiền hà thực hiện theo chế độ một cửa. Các dự án đã thẩm định cơ bản đã được bố trí kế hoạch thực hiện đầu tư. Một số dự án đã đưa vào sử dụng đạt hiệu quả cao. Công tác thẩm định còn bộc lộ những yếu điểm sau:
− Độ chính xác của công tác thẩm định chưa cao do chất lượng hồ sơ dự án cũng như thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán thấp, chưa đề cập hết các nội dung của một dự án như quy định.
− Thời gian thẩm định của một số dự án kéo dài so với quy định do việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan thiếu chặt chẽ, có cơ quan chưa thực hiện nghiêm về thời gian theo quy định, (cơ quan được lấy ý kiến đã không trả lời hoặc kéo dài thời gian so với quy định)
− Thời gian khởi công – hoàn thành: Thường các chủ đầu tư đề xuất thời gian khởi công – hoàn thành ngắn, nhiều dự án chưa được thực hiện đúng theo thời gian trong quyết định đầu tư, thậm chí có dự án hết thời gian thực hiện vẫn chưa khởi công xây dựng. Nguyên nhân của việc kéo dài thời gian thực hiện dự án là: Khả năng nguồn vốn cho các dự án không đáp ứng được;
số lượng dự án bố trí trong kế hoạch chuẩn bị đầu tư và cho phép lập dự án của cấp có thẩm quyền quá nhiều; một số dự án do yêu cầu của nhà tài trợ vốn phải lập và phê duyệt dự án trước; đã gây không ít khó khăn cho công tác thẩm định.
− Mỗi một nội dung thẩm định do một cơ quan chịu trách nhiệm, thời gian thẩm định dự án nhanh hay chậm không chỉ do một cơ quan mà phụ thuộc vào thời gian giải quyết các vấn đề cụ thể của cơ quan có liên quan.
c) Công tác lập, thẩm định TKKT, tổng dự toán
Lập TKKT, tổng dự toán: Về tồn tại của tổ chức tư vấn lập TKKT, tổng dự toán.
− Một số tổ chức tư vấn có xu hướng chạy theo doanh thu và quá giữ mình nên đã đẩy hệ số an toàn lên cao, dẫn đến tổng dự toán cao.
− Một số tổ chức tư vấn yếu kém về chuyên môn nên đã bỏ sót nhiều yếu tố, bỏ sót hạng mục của công trình hoặc thiết kế công trình không theo đúng quy định của Nhà nước
− Tổ chức thiết kế chưa thực hiện công tác giám sát tác giả trong suốt quá trình thi công, xây lắp, hoàn thiện và nghiệm thu công trình.
Thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công – tổng dự toán: Chủ đầu tư không tổ chức nghiệm thu sản phẩm thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công. Tổng dự toán do cơ quan tư vấn lập trước khi trình thẩm định. Thời gian thẩm định kéo dài.
2.3.6. Quản lý công tác đấu thầu
Trong những năm qua hầu hết các dự án chủ đầu tư đều trình xin chủ trương UBND tỉnh cho đấu thầu hạn chế hoặc chỉ định thầu. UBND tỉnh thiếu kiên quyết dẫn đến hầu hết các dự án phải tổ chức đấu thầu rộng rãi nhưng không thực hiện. Có một số dự án phải đấu thầu nhưng vẫn chỉ định thầu.
Nhiều gói thầu tiến hành tổ chức đấu thầu còn mang hình thức, không có sự cạnh tranh bình đẳng do áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế. Tỷ lệ giảm giá thấp, giá trúng thầu của hầu hết các gói thầu xấp xỉ bằng giá gói thầu (giá dự toán).
Thời gian qua, tỉnh chưa tổ chức đấu thầu tư vấn mà chỉ thực hiện hình thức chỉ định thầu, mặc dù giá trị gói thầu tư vấn lớn và theo quy định phải tổ chức đấu thầu.
Sự hiểu biết về trình tự và các quy định về đấu thầu của một số các cơ quan quản lý và các nhà thầu còn hạn chế. Việc lập hồ sơ mời thầu của một số gói thầu chưa đảm bảo yêu cầu, chưa bám sát yêu cầu kỹ thuật của thiết kế nên phải điều chỉnh, sửa chữa nhiều lần. Công việc xét thầu của tổ tư vấn còn có gói thầu còn mang tính chất chiếu lệ, hình thức, xét thầu không kỹ.
Việc lựa chọn năng lực các Nhà thầu tham gia đấu thầu còn hạn chế, nhiều Nhà thầu năng lực kém không phù hợp với yêu cầu gói thầu mà vẫn được chủ đầu tư mời tham gia dự thầu, dẫn đến Nhà thầu tham gia dự thầu nhiều các gói thầu nhưng không trúng thầu. Chất lượng hồ sơ dự thầu của các Nhà thầu không trúng thầu rất thấp, mang tính chất hình thức, không bám sát hồ sơ mời thầu.
2.3.7. Công tác thanh quyết toán và giá xây dựng
Công tác thanh quyết toán của chủ đầu tư chậm so với quy định, chất lượng lập hồ sơ quyết toán còn thấp thiếu cơ sở. Một số dự án thủ tục thanh toán, cấp phát chưa đảm bảo nhưng vẫn cấp phát. Có công trình đã quyết toán nhưng khi thanh tra, kiểm tra vẫn tìm ra những thất thoát lãng phí. Thủ tục thanh toán, cấp phát và thẩm định quyết toán chưa cải tiến, đôi khi còn gây phiền hà không cần thiết.
Về giá xây dựng, một số công tác xây dựng chuyên ngành hoặc có công nghệ thi công mới chưa xây dựng được định mức, đơn giá. Còn duyệt đơn giá vật liệu riêng cho nhiều công trình, mặc dù các công trình bên cạnh đang áp dụng đơn giá chung cho cùng loại vật liệu.
Giá vật liệu thông báo chậm, thông báo theo từng quý không phù hợp với sự thay đổi nhanh của thị trường. Hệ số vật liệu đơn giá khu vực theo trung tâm các huyện, chưa phù hợp với những công trình nằm xa trung tâm được tính hệ số, dẫn đến chủ đầu tư phải xin thông báo giá riêng cho từng công trình, điều này gây ra giá vật liệu xây dựng không có tính thống nhất.
Một số giá vật liệu chưa sát giá thị trường.
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT