6. Kết quả dự kiến đạt được
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN SỬ
2.4.1. Những kết quả đạt được
2.4.2.1. Những mặt tồn tại a) Công trình giao thông
Đặc trưng Nam Định là tỉnh nằm ở phía Đông Nam của vùng đồng bằng
38T29T38T
sông Hồng29T. Phía Tây Bắc giáp 38T29T38Ttỉnh Hà Nam29T. Phía Bắc giáp 38T29T38Ttỉnh Thái Bình29T, ranh giới tự nhiên là 38T29T38Tsông Hồng29T. Phía Tây và Tây Nam giáp 38T29T38Ttỉnh Ninh Bình29T, ranh giới là 38T29T38Tsông Đáy29T. Phía Nam và Đông giáp biển. Dân số Nam Định là
1.833.500 người tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, mật độ dân số cao (năm 2011 là 1.110 người/km2), qui mô dân số lớn (đứng thứ 8 trong toàn quốc), nên áp lực nên hệ thống giao thông rất lớn. Nam Định có hệ thống giao thông rất đa dạng cả về đường bộ và đường thủy rất thuận tiện cho quá trình phát triển kinh tế xã hội.
− Về đường bộ: Quốc lộ 21 từ Hoà Bình qua Phủ Lý tới thành phố Nam Định rồi đi cảng Hải Thịnh (đoạn qua Nam Định dài 75 km). Quốc lộ 10 từ Quảng Yên đi Hải Phòng, Thái Bình qua Nam Định rồi đi Ninh Bình (đoạn qua Nam Định dài 34 km). Tỉnh lộ 12 từ thành phố Nam Định đi Ý Yên dài 20 km. Tỉnh lộ 57 từ Cát Đằng đi Yên Thọ (Ý Yên) dài 17 km. Tỉnh lộ 55 từ Nam Định đi nông trường Rạng Đông dài 51 km. Đường 56 liên tỉnh từ Bình Lục (Hà Nam) đi Gôi (Vụ Bản), qua Liễu Đề (Nghĩa Hưng), Yên Định (Hải Hậu) đến Ngô Đồng (Giao Thủy) dài 70 km.
− Về đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua Nam Định dài 42km, với các ga: ga Nam Định là điểm dừng chân của các đoàn tàu tốc hành chạy suốt Bắc Nam, ga Cầu Họ, ga Đặng Xá, ga Trình Xuyên, ga Gôi, ga Cát Đằng.
− Về đường thuỷ: Hệ thống sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ chảy qua địa phận tỉnh với chiều dài 251km cùng với hệ thống cảng sông Nam Định, cảng biển Thịnh Long thuận lợi trong việc phát triển vận tải thuỷ.
Hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh Nam Định có tổng chiều dài hơn 8.000km với 3 tuyến quốc lộ dài 144km, 10 tuyến đường tỉnh dài 391km;
đường huyện, đường xã, đường liên xã được quy hoạch đầu tư tương đối hoàn chỉnh. Các tuyến giao thông huyết mạch như quốc lộ 10, tuyến tránh S2, cầu vượt sông Đào; quốc lộ 21, tỉnh lộ 490C... đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Một số tuyến khác đang khẩn trương thi công như tuyến đường bộ mới Nam Định - Phủ Lý; đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình... Hiện tại dự án đường
đông nam nối quốc lộ 10 và quốc lộ 21 có cầu Tân Phong qua sông Đào đã xong bước chuẩn bị đầu tư chờ vốn để khởi công; dự án cầu Thịnh Long đang triển khai bước chuẩn bị đầu tư. Tuy nhiên, hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh nhất là tuyến quốc lộ 38B và các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường giao thông nông thôn phần lớn được đầu tư xây dựng, sử dụng khai thác nhiều năm, mặt khác số phương tiện vận tải tăng nhanh cần có biện pháp kịp thời cho cải tạo, nâng cấp duy tu sửa chữa.
Trong những năm qua, từ nhiều nguồn vốn đầu tư của Trung ương và địa phương, cơ sở mạng lưới giao thông trong tỉnh Nam Định đã được đầu tư cải thiện đáng kể. Đặc biệt, nhiều dự án lớn được đầu tư xây dựng, đưa vào sử dụng đã góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đồng thời đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương của người dân.
Tuy nhiên thực tế vẫn còn một số tồn tại đáng quan ngại của chất lượng công trình giao thông, những con đường vừa được cải tạo, nâng cấp và làm mới hoàn toàn nhưng sau vài thỏng sử dụng bị lỳn sõu, lồi lừm tạo ra cỏc bẫy giao thông rất nguy hiểm. Những con đường bị ngập nước vì các ổ gà, ổ voi tạo ra càng làm chất lượng đường giao thông xuống cấp nhanh chóng. Mặt đường trên cầu thì nứt lẻ, điểm nối giữa cầu với đường tạo thành bậc rất nguy hiểm cho người tham giao thông và phương tiện giao thông
Theo đánh giá của Sở Giao thông vận tải, nhìn chung các công trình, dự án đầu tư giao thông được đưa vào khai thác đều có chất lượng đạt yêu cầu.
Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, vẫn còn một số hạng mục công trình vừa mới đưa vào sử dụng hoặc ngay trong quá trình triển khai xây dựng đã xuất hiện những sự cố, hư hỏng phải khắc phục sửa chữa gây rất nhiều lãng phí tiền đầu tư của Nhà nước. Đó là chưa kể một số sự cố khác xảy ra rải rác ở các dự án xây dựng giao thông nông thôn các huyện trong tỉnh còn nhiều bất cập về chất lượng.
Hình 2.1: Chất lượng đường giao thông QL21 mới đưa vào sử dụng Vẫn biết rằng chất lượng các dự án đầu tư xây dựng giao thông còn hạn chế liên quan đến rất nhiều yếu tố: Ngoài nguyên nhân khách quan do địa hình, địa chất, thủy văn khu vực xây dựng công trình... còn có yếu tố về vốn và từ các chủ thể tham gia dự án như: chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công và đơn vị quản lý khai thác. Việc đánh giá chất lượng công trình giao thông còn hạn chế và né tránh trách nhiệm quản lý chất lượng.
Mặt khác, một số chủ đầu tư khi thẩm định dự án thường chỉ quan tâm đến dự toán công trình, tổng mức đầu tư mà chưa tham gia nhiều về mặt kỹ thuật của dự án dẫn tới chất lượng hồ sơ được duyệt không cao. Còn trong qua trình thi công tồn tại những điểm nổi bật như: chủ đầu tư bị động về mặt bằng do không chuẩn bị toàn bộ mặt bằng trước khi thi công, tư vấn thiết kế khi gặp trường hợp cần xử lý kỹ thuật thường không kịp thời, thời gian lập hồ sơ xử lý kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ. Và mặc dù tư vấn giám sát là khâu quan trọng, có tính chất quyết định đến chất lượng công trình nhưng nhiều tư vấn giám sát không có chuyên môn phù hợp nên khó kiểm soát được chất
lượng thi công của nhà thầu hay thiếu kiên quyết xử lý những vi phạm về chất lượng trong quá trình thực hiện dự án.
Trong thời gian vừa qua vẫn còn một số nhà thầu chưa quan tâm đến biện pháp thi công, hệ thống quản lý chất lượng nội bộ, không bố trí đủ cán bộ giám sát nội bộ, thậm chí khoán trắng cho đội thi công và tư vấn giám sát;
cùng với việc cố tình giảm chất lượng công trình để tăng lợi nhuận, do đấu thầu hạ giá và lấy việc giảm chất lượng bù đắp chi phí.... là nguyên nhân dẫn đến chất lượng công trình không cao. Bên cạnh đó, kinh phí bảo trì không đáp ứng được nhu cầu cũng làm cho công trình xuống cấp nhanh.
b) Công trình Thủy lợi
Tỉnh Nam Định có 5 hệ thống thủy lợi được quản lý, điều hành bởi 8 công ty khai thác công trình thủy lợi với 310 cống đầu mối (244 cống qua đê chính, 66 cống qua đê bối, đê tuyến II); 471 trạm bơm với 704 máy bơm các loại, tổng công suất là 1.936.282m3/h; công trình trên kênh cấp I và cấp II có 1.140 cống điều tiết, 200 xi phông, cống luồn, 76 cầu máng; 2.202 cống cấp II; 238 kênh cấp I với tổng chiều dài 1.098,933km; 2.578 kênh cấp II với tổng chiều dài 3.294,373km. Hệ số tưới mới đạt từ 0,86-1l/s/ha (trong đó yêu cầu là 1,25l/s/ha-1,31l/s/ha), hệ số tiêu mới đạt 4-5l/s/ha (yêu cầu là 7-7,2l/s/ha).
Nam Định là tỉnh trọng điểm nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng, có diện tích đất tự nhiên 167.136 ha, đất nông nghiệp 106.701 ha, trong đó 81%
là nông nghiệp với tổng nguồn lao động chiếm trên 51% dân số. Cho nên công trình thủy lợi đóng vai trò rất quan trong sản xuất nông nghiệp ở Nam Định và đảm bảo an ninh lương thực ở Việt Nam nói chung và Nam Định nói riêng.
Những năm qua, mặc dù đã được quan tâm đầu tư song hệ thống công trình thủy lợi vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại về chất lượng công trình , ảnh hưởng tới sản xuất như: hệ số tưới, tiêu thấp, không đáp ứng được yêu cầu sản
xuất. 40TNhiều công trình thủy lợi cải tạo, nâng cấp và xây mới song số lượng công trình thủy lợi không khai thác được hết công suất thiết kế do chất lượng cũng không được bảo theo yêu cầu. Công trình thủy lợi xây dựng phải đáp ứng tốt trong điều kiện như mưa bão và nước dâng. Tuy nhiên sau những mưa bão thì kè cống bị hư hỏng gây úng lụt cục bộ cho sản xuất nông nghiệp và ngân sách Nhà nước phải bỏ ra sửa chữa, cải tạo lại.
40TCó một thực trạng đối với công thủy lợi là cứ hết thời gian bảo hành công trình là công trình thủy lợi xuống cấp nhanh chóng và thậm chí phải xây dựng lại mới hoàn toàn. Nhưng thực tế lại không có cơ quan quản lý Nhà nước đi điều tra và kiểm tra lại những sự cố đó do nguyên nhân nào gây ra.
Khi lập báo cáo cũng chỉ nói chung chung không cụ thể và chi tiết và nguyên nhân đưa ra hầu đưa ra là do điều kiện tư nhiên bất khả kháng.
40THình 2.2: Chất lượng công trình kè đê Sông Hồng
c) Công trình xây dựng cơ bản khác
Trong những năm gần đây Nam Định đã thay đổi về mọi mặt và tác động tích cực đến đời sống nhân dân trong tỉnh. Các công trình xây dựng cho ngành giáo dục, y tế, trụ sở quản lý Nhà nước, và các công trình phục vụ đời sống tinh thần cho người dân như công trình công cộng, hệ thống phát thanh truyền hình, thể dục thể thao, du lịch và các công trình phục vụ tôn giáo đã được Đảng bộ và chính quyền tỉnh Nam Định quan tâm và đầu tư tăng về số lượng và quy mô công trình.
− Về giáo dục: Sở giáo dục đào tạo quản lý trực tiếp 51 trường trung học phổ thông và 17 trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Phòng giáo dục huyện và thành phố có 10 trực tiếp quản lý các trường mần non, trường tiểu học, trường phổ thông trung học.
− Về y tế: Sở y tế quản lý trực tiếp 11 bệnh viện đa khoa và 10 trung tâm y tế dự phòng. Phòng y tế huyện và thành phố quản lý trực tiếp 229 các trạm y tế xã phường trên địa bàn.
− Trụ sở quản lý nhà nước: Nam Định gồm có 1 Thành phố và 09 29Thuyện29T. Trong đó có 230 đơn vị hành chính cấp xã gồm 195 xã, 20 phường và 15 thị trấn.
− Văn hóa và xã hội: bao gồm các khu di tích sử xếp hạng quốc gia, các đền chùa được bộ văn hóa xếp hạng, công trình công cộng, hạ tầng du lịch, hạ tầng chợ, Bảo tàng, Nhà văn hóa, đài tưởng niệm liệt sĩ, đền thờ liệt sĩ, thư viện, đài phát thanh, công trình thể thao…vv
− Công nghiệp và cụm công nghiệp: Nam Định đã xây dựng được 12 khu công nghiệp với tổng diện tích 3952 ha. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã xây dựng được 20 cụm công nghiệp. Việc phát triển các khu, cụm công nghiệp đã góp phần thu hút các nguồn vốn đầu tư, giải quyết lao động, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của tỉnh, huyện, thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Trong những năm qua đã có rất nhiều công trình được đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây mới hoàn toàn để phục vụ đời sống nhân dân trong toàn tỉnh.
Vấn đề chất lượng công trình xây dựng cơ bản được các cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình của Tỉnh chỉ phản ánh chung chung qua các báo chất lượng công trình hàng năm và hầu như không có công trình nào có vấn đề đáng quan ngại về chất lượng. Khi có sự cố xảy ra thì các bên liên quan đến công trình như chủ đầu tư, giám sát thi công và nhà thầu thi công đẩy trách nhiệm cho nhau và điển hình là cột truyền hình Nam Định cao 180m do Đài phát thanh và truyền hình Nam Định làm chủ đầu tư.
Hình 2.3: Tháp truyền hình Nam Định
Như vậy, có thể thấy rất nhiều tổ chức, cá nhân sẽ phải chịu trách nhiệm trong việc tháp ăng-ten bị sụp đổ trong bão số 8 vừa qua. Sự việc đổ tháp truyền hình Nam Định đã gây xáo trộn dư luận. Nếu không có cơn bão đi qua, thì ai có thể biết tháp truyền hình kém chất lượng. Với những công trình xây dựng cơ bản chưa phải chịu tải trọng thiết kế thì chất lượng xây dựng sẽ như thế nào và vấn đề chất lượng xây dựng sẽ còn rất nhiều điều đáng phải để các
cơ quan quản lý chất lượng của Tỉnh phải quan tâm và kiểm tra, giám sát kỹ càng trước khi đưa ra các báo cáo hàng năm.
2.4.2.2.Nguyên Nhân a) Chủ Đầu Tư
Chủ đầu tư hoặc ban quản lý dự án thay mặt chủ đầu tư giám sát chất lượng thi công công trình xây dựng, đưa ra các yêu cầu kỹ thuật đảm bảo chất lượng công trình đối với các nhà thầu trong giai đoạn thi công xây lắp vì vậy họ là chủ thể quan trọng nhất quyết định chất lượng thi công xây dựng.
Các CĐT hiện nay không phải là chủ đồng tiền vốn đầu tư, thực chất được ra người quyết định đầu tư chọn để quản lý vốn đầu tư xây dựng, họ không phải là chủ thực sự, mà được thành lập thông qua quyết định hành chính. Thực trạng hiện nay nhiều CĐT không có đủ năng lực, trình độ, thiếu hiểu biết về chuyên môn xây dựng, nhiều trường hợp làm kiêm nhiệm, vì vậy công tác giám sát chất lượng thi công còn rất hạn chế.
Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP về Quản lý chất lượng công trình xây dựng đã đi vào cuộc sống trong những năm qua, thực tế Nghị định đã góp phần tạo dựng những công trình xây dựng đạt hiệu quả giám sát chất lượng công trình xây dựng.
Tuy nhiên vai trò của các Sở Xây dựng, Sở GTVT, Sở NN và PTNN..
còn rất mờ nhạt, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến công tác giám sát chất lượng xây dựng Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành mà các sở đang giám sát chất lượng trực tiếp tại địa phương còn rất mờ nhạt. Sở Xây dựng mặc dù là cơ quan quản lý chuyên ngành xây dựng tại một tỉnh nhưng trong nhiều hoạt động xây dựng chỉ đóng vai trò ở giai đoạn thiết kế cơ sở, rồi việc thi công sau này với nhiều công trình gần như chỉ nhận báo cáo của các huyện và
thành phố. Cho nên việc giám sát chất lượng thi công công trình xây dựng còn lỏng lẻo và đôi khi còn giao khoán cho tư vấn giám sát tại hiện trường.
Chủ đầu tư cấp Huyện và thành phố có phòng công thương, phòng quản lý đô thị chuyên trách về xây dựng nhưng chỉ có một vài người có trình độ chuyên môn, còn lại đều chuyển từ phòng khác sau đó cho đi học chuyên tu, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nên chưa nắm hết được quy trình quản lý chất lượng cũng như giám sát thi công tại hiện trường và đôi khi còn phó mặc cho tư vấn giám sát và nhà thầu.
Chủ đầu tư là cấp xã không có chuyên môn trong việc đầu tư và giám sát xây dựng nên gặp nhiều hạn chế khi lập ban quản lý dự án. Các ban quản lý dự án xây dựng cấp xã thường được chỉ định với các thành phần chủ yếu như cán bộ địa chính, chủ tịch, phó chủ tịch hoặc lãnh đạo kiêm nhiệm lĩnh vực đầu tư và giám sát xây dựng nên có yếu kém về kiến thức chuyên môn. Hầu như giao khoán cho đơn vị tư vấn giám sát và nhà thầu thi công.
Những quy định chế tài xử lý, phõn rừ trỏch nhiệm của cỏc chủ thể, đặc biệt là trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong giám sát chất lượng thi công còn thiếu cụ thể, chế tài chưa đủ mạnh để răn đe phòng ngừa. Đối với giai đoạn xây dựng đó là những điều quy định chế tài đối với các chủ thể về giám sát chất lượng thi công trong quá trình xây dựng.
Công tác thanh tra, kiểm tra xây dựng, giám sát chất lượng thi công còn chưa được coi trọng, đúng mức và hoạt động còn hạn chế, thiếu một mạng lưới kiểm định chất lượng xây dựng trong quy định hiện hành, đặc biệt là nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức này còn hạn chế.
Những báo cáo về chất lượng công trình xây dựng cơ bản của Sở Xây dựng hàng năm lên Bộ Xây dựng chỉ tổng kết báo cáo của Sở chuyên trách, các huyện và thành phố, trong khi các báo cáo gửi lên thường che dấu các khuyết điểm và còn nặng về mặt thành tích và khen thưởng cuối năm. Và cũng không có công tác thanh