Đối với Nhà thầu xây dựng.

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giám sát thi công công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 74 - 76)

CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

3.2.3. Đối với Nhà thầu xây dựng.

1. Nhà thầu thi công phải tuân thủ các văn bản quản lý chất lượng mà Chính phủ và các bộ ban ngành đã ban hành cụ thể là 44TNghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng. Nghị định này có hiệu lực thi hành ngày 15 tháng 4 năm 2013 và thay thế Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP về Quản lý42T44Tchất lượng công trình xây dựng, thay thế khoản

4 điều 13, điều 18 và điều 30 của nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

2. Nên nghiên cứu một bộ chỉ tiêu, gồm hiệu suất sử dụng tài sản, chỉ số lợi nhuận bình quân, thu nhập của người lao động, số lượng và giá trị trung bình các gói thầu đã trúng thầu… Từ đó, sẽ phân loại doanh nghiệp theo từng chỉ tiêu để xác định thứ bậc cao thấp. Cùng với đánh giá, xếp hạng, các thông tin về năng lực nhà thầu cần thiết phải được công khai, để trở thành một tiêu chí quan trọng trong việc lựa chọn nhà thầu. Đồng thời, cũng có thể loại bỏ nhà thầu nằm trong “danh sách đen”, dùng các “hồ sơ đẹp” để đấu thầu nhưng đến lúc thi công mới lộ rõ năng lực yếu.

3. Cần có văn bản pháp luật của cơ quan quản lý Nhà nước về giá cả như Bộ tài chính và Bộ xây dựng quy định về về giá dự thầu. Trong đó quy định rõ giá thấp nhất trong khoảng cho giới hạn cho phép của giá thầu. Nếu chọn nhà thầu mà vượt ngưỡng đó yêu cầu giải trình bằng văn bản và yêu cầu phải thẩm tra của đơn vị độc lập về giá dự thầu đó.

4. Lập hệ thống giám sát chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình xây dựng, quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

5. Nhà thầu thi công phải thực hiện triển khai nghiệm túc biện pháp thi công đã được CĐT và TVGS phê duyệt. CĐT và TVGS có trách nhiệm giám sát biện pháp thi công mà nhà thầu triển khai có thực hiện đúng như trong bản vẽ đã được phê duyệt. Lập biện pháp thi công, tiến độ thi công bảo đảm các yêu cầu về chất lượng, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và phù hợp tiến độ theo hợp đồng. Thi công các hạng mục công trình đúng trình tự theo Chỉ dẫn kỹ thuật và yêu cầu thiết kế.

6. Tuân thủ quy định về lập phòng thí nghiệm hiện trường, thực hiện đầy đủ các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị

công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu thiết kế. Thực hiện nghiêm túc công tác nghiệm thu nội bộ về chất lượng xây dựng, tuân thủ các quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

7. Đối với công nhân và kỹ sư nhà thầu cần thường xuyên bổ túc đào tạo nâng cao tay nghề và đạo đức nghề nghiệp. Nhà thầu phải huy động đầy đủ nhân lực, thiết bị thi công theo cam kết tại hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng với Chủ đầu tư, bảo đảm thi công đạt yêu cầu về chất lượng và theo tiến độ được duyệt.

3.3. NHỮNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA CÁC

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giám sát thi công công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)