CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN CHẤT THẢI CỦA NGUỒN NƯỚC
2.1.1. Ch ất lượng nước sông Đồng Nai
Thượng nguồn sông Đồng Nai, đoạn đi qua tỉnh Lâm Đồng chưa bị tác động nhiều bởi các hoạt động sản xuất công nông nghiệp tại các huyện nơi có dòng sông Đồng Nai chảy qua, do đó chất lượng nước tương đối tốt. Mặc dù có sự biến động về hàm lượng của các chất ô nhiễm qua các mùa tại các điểm quan trắc nhưng vẫn đạt ngưỡng quy định của QCVN 08/2008 - BTNMT. Tuy nhiên cũng cần chú ý hàm lượng SS (vượt QCVN từ 1,74 đến 4,86 lần) chủ yếu do xói mòn và hoạt động khai thác cát trên sông và vào thời điểm giao mùa nắng – mưa; hàm lượng NHR4RP+
Pvượt từ 1,1 đến 1,8 lần và hàm lượng coliform vượt 1,47 lần do chảy qua khu dân cư hoặc kinh doanh du lịch.(Hình 2-1)[12]
Hình 2-1. Diễn biến hàm lượng SS và Coliform ở thượng lưu sông Đồng Nai năm 2009
Đoạn đi qua tỉnh Đồng Nai, căn cứ đặc thù, mục đích sử dụng nước theo Quyết định số 16/2010/QĐ-UBND ngày 19/3/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có thể đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai theo từng đoạn sông như sau:
- Đoạn 1: Từ bến đò Nam Cát Tiên đến bến phà 107, xã Phú Ngọc, huyện Định Quán;
- Đoạn 2: Từ dưới hồ Trị An ngã ba sông Bé - sông Đồng Nai, huyện Vĩnh Cửu đến cầu Hóa An - xã Hóa An, Tp. Biên Hòa;
- Đoạn 3: Từ cầu Hóa An - xã Hóa An, Tp. Biên Hòa đến cầu Đồng Nai - phường Long Bình Tân, Tp. Biên Hòa;
- Đoạn 4: Từ dưới cầu Đồng Nai - phường Long Bình Tân, Tp. Biên Hòa đến ngã 3 sông Cái Mép - sông Gò Gia - xã Phước An, huyện Nhơn Trạch.
Diễn biến chất lượng nước sông Đồng Nai - Đoạn 1
Từ năm 2006 - 2010, nhìn chung chất lượng nước sông Đồng Nai đoạn 1 còn tương đối tốt và đáp ứng yêu cầu cho mục đích cấp nước sinh hoạt; tuy nhiên một số thời điểm quan trắc vẫn phát hiện ô nhiễm do các chất hữu cơ. Vào mùa mưa, lượng phù sa từ thượng nguồn đổ về gây ra hiện tượng nước sông bị đục, hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) và sắt tổng (Fe) vượt quy chuẩn môi trường quy định.
Diễn biến chất lượng nước sông Đồng Nai - Đoạn 2
Từ năm 2006 - 2010, chất lượng nước đoạn 2 sông Đồng Nai đáp ứng yêu cầu cho mục đích cấp nước sinh hoạt, hàm lượng BODR5Rdao động từ 2-5mg/l, COD từ 6-12mg/l. Vào mùa mưa hàng năm, hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) và sắt tổng (Fe) vượt quy chuẩn do lượng phù sa từ thượng nguồn đổ về.
Diễn biến chất lượng nước sông Đồng Nai - Đoạn 3
Đoạn sông này chảy qua thành phố Biên Hòa do chịu tác động bởi các nguồn thải từ khu vực dân cư, các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc thành phố Biên Hòa và huyện Dĩ An - Bình Dương nên chất lượng nước mặt còn một vài thông số chưa đạt yêu cầu cho mục đích cấp nước sinh hoạt (ô nhiễm chủ yếu do chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng và vi khuẩn), cụ thể:
- Đoạn từ cầu Hóa An đến cầu Rạch Cát, chất lượng nước đáp ứng yêu cầu cấp nước nhưng vào một số thời điểm quan trắc vẫn phát hiện ô nhiễm do các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi khuẩn.
- Đoạn đầu từ cầu Rạch Cát đến hợp lưu sông Cái - sông Đồng Nai (gần công ty Ajinomoto) chất lượng nước qua các năm vẫn đáp ứng yêu cầu cho mục đích cấp nước. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện tình trạng ô nhiễm do các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi khuẩn từ nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp trên địa bàn thành phố Biên Hòa đổ vào. Chất lượng nước đoạn sông này kém hơn so với các đoạn tại thượng lưu.
Diễn biến chất lượng nước sông Đồng Nai - Đoạn 4
Từ năm 2006 - 2010, chất lượng nước sông Đồng Nai đoạn này dao động không đáng kể, đạt yêu cầu cho mục đích tưới tiêu thủy lợi, giao thông đường thủy.
Nhin chung, chất lượng môi trường nước sông Đồng Nai có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nếu có biện pháp xử lý phù hợp.Chất lương nước có
xu hướng giảm từ khu vực thượng nguồn (đoạn 1) đến khu vực bến đò Bà Miêu xã Thạnh Phú (đoạn 2). Do mức độ tác động bởi các nguồn thải từ khu vực dân cư, các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc phạm vi thành phố Biên Hòa (đoạn 3) nên chất lượng nước sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa có một số chỉ tiêu, có thời điểm chưa hoàn toàn đảm bảo yêu cầu cho mục đích cấp nước sinh hoạt, các thông số ô nhiễm có thời điểm vượt quy chuẩn là chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng và vi khuẩn. Khu vực từ xã Tam An đến hợp lưu sông Đồng Nai - sông Sài Gòn (đoạn 4) chất lượng nước chỉ đạt yêu cầu cho mục đích tưới tiêu thủy lợi.
Biểu đồ diễn biến thông số DO, BODR5R, COD trên sông Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010 được trình bày trong các Hình 2-2, Hình 2-3, Hình 2-4 .
Diễn biến DO sông Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010
0 1 2 3 4 5 6 7 8
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Năm
Nồng độ (mg/l) Đoạn 1
Đoạn 2 Đoạn 3 Đoạn 4 QCVN
Hình 2-2. Biểu đồ diễn biến thông số DO sông Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010.
Diễn biến BOD5 sông Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010
2 3 4 5 6 7 8 9
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Năm
Nồng độ (mg/l) Đoạn 1
Đoạn 2 Đoạn 3 Đoạn 4 QCVN
Hình 2-3. Biểu đồ diễn biến thông số BODR5Rsông Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010.
Diễn biến COD sông Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010
0 5 10 15 20 25 30 35 40
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Năm
Nồng độ (mg/l) Đoạn 1
Đoạn 2 Đoạn 3 Đoạn 4 QCVN
Hình 2-4. Biểu đồ diễn biến thông số COD sông Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010.
Ngoài ra, để đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai, 4 đợt quan trắc đã tiến hành tại các mặt cắt Trị An, Hóa An, Nhà Bè, Soài Rạp trong 2 năm 2009, 2010. Đợt 1 vào tháng 9/2009, đợt 2 vào tháng 10/2009 (đại diện cho các tháng mùa lũ) Đợt 2 vào tháng 4/2010, đợt 4 vào tháng 5/2010 (đại diện cho các tháng mùa kiệt), mỗi đợt do trong 2 ngày liên tiếp. Vị trí các điểm quan trắc được trình bày chi tiết tại Bảng 2-1
Bảng 2-1. Vị trí quan trắc trên sông Đồng Nai
Ký hiệu Vị trí lấy mẫu Tọa độ
TA 01 Mặt cắt Trị An – Thủy trực 1 106PoP58’13,40”E 11PoP6’30,67”N TA 02 Mặt cắt Trị An – Thủy trực 2 106PoP58’12,44”E 11PoP6’29,57”N TA 03 Mặt cắt Trị An – Thủy trực 3 106PoP58’12,80”E 11PoP6’27,98”N TA 04 Mặt cắt Trị An – Thủy trực 4 106PoP58’11,23”E 11PoP6’26,98”N TA 05 Mặt cắt Trị An – Thủy trực 5 106PoP58’10,78”E 11PoP6’25,79”N HA 01 Mặt cắt Hóa An – Thủy trực 1 106PoP48’18,63”E 10PoP57’2,30”N HA 02 Mặt cắt Hóa An – Thủy trực 2 106PoP48’16,90”E 10PoP56’58,45”N HA 03 Mặt cắt Hóa An – Thủy trực 3 106PoP48’13,72”E 10PoP56’53,45”N HA 04 Mặt cắt Hóa An – Thủy trực 4 106PoP48’13,00”E 10PoP56’49,46”N HA 05 Mặt cắt Hóa An – Thủy trực 5 106PoP48’10,84”E 10PoP56’45,10”N NB 01 Mặt cắt Nhà Bè – Thủy trực 1 106PoP46’35,69”E 10PoP40’43,32”N NB 02 Mặt cắt Nhà Bè – Thủy trực 2 106PoP46’29,32”E 10PoP40’37,74”N NB 03 Mặt cắt Nhà Bè – Thủy trực 3 106PoP46’17,99”E 10PoP40’39,32”N
NB 04 Mặt cắt Nhà Bè – Thủy trực 4 106PoP46’12,54”E 10PoP40’32,48”N NB 05 Mặt cắt Nhà Bè – Thủy trực 5 106PoP46’3,78”E 10PoP40’30,84”N SR 01 Mặt cắt Soải Rạp – Thủy trực 1 106PoP45’52,05”E 10PoP28’10,01”N SR 02 Mặt cắt Soải Rạp – Thủy trực 2 106PoP45’36,22”E 10PoP28’1,63”N SR 03 Mặt cắt Soải Rạp – Thủy trực 3 106PoP45’18,47”E 10PoP27’54,34”N SR 04 Mặt cắt Soải Rạp – Thủy trực 4 106PoP44’58,55”E 10PoP27’43,76”N SR 05 Mặt cắt Soải Rạp – Thủy trực 5 106PoP44’44,08”E 10PoP27’37,27”N Nguồn: Trung tâm công nghệ môi trường (ENTEC) Kết quả cho thấy chất lượng nước sông Đồng Nai tại các điểm này cũng đang có dấu hiệu ô nhiễm, mức độ ô nhiễm tăng dần từ thượng lưu đến hạ lưu, nhiều chỉ tiêu đạt không đạt QCVN 08:2008 loại A2 như hàm lượng TSS, NHR4RP+
P
vượt quy chuẩn, hàm lượng NRtổng, RPRtổngR tương đối cao do sông Đồng Nai phải tiếp nhận lượng nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (Hình 2-5 đến Hình 2-8).
Hình 2-5. Diễn biến thông số NHR4RP+
Ptại điểm Trị An năm 2009 - 2010
Hình 2-6. Diễn biến thông số NHR4RP+
Ptại điểm Hóa An năm 2009 - 2010
Hình 2-7. Diễn biến thông số NHR4RP+
Ptại điểm Nhà Bè năm 2009 - 2010
Hình 2-8. Diễn biến thông số NHR4RP+
Ptại điểm Soài Rạp An năm 2009 - 2010 2.1.2. Chất lượng nước sông Sài Gòn
Chất lượng nước sông Sài Gòn bị ô nhiễm nặng do lượng nước thải từ các khu công nghiệp và các khu dân cư ở Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh,…Thành phần của nước thải bao gồm các hợp chất hữu cơ, các kim loại nặng và nhẹ. Theo kết quả quan trắc, đã phát hiện hàm lượng chì và thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là ở vùng hạ lưu, tuy nhiên vẫn còn nằm trong quy chuẩn quốc gia.
Khu vực thượng lưu (từ hồ Dầu Tiếng ở Tây Ninh đến cửa sông Thị Tính ở Bình Dương): xuất hiện hiện tượng axít hoá và ô nhiễm chất hữu cơ cục bộ.
Khu vực trung lưu (cửa sông Thị Tính đến cầu Bình Phước): môi trường nước bị ụ nhiễm rừ rệt. pH thấp hơn quy chuẩn loại B, DO cú giỏ trị thấp, đặc biệt là ở đoạn phía dưới (cầu An Lộc – TP. Hồ Chí Minh), tại Cầu Phú Cường, Coliform vượt quy chuẩn 16 lần.
Khu vực hạ lưu (từ cầu Bình Triệu đến cầu Tân Thuận – TP. Hồ Chí Minh):
chất lượng nước rất kém, bị ô nhiễm nặng do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. TSS vượt quá quy chuẩn loại B1 đến 4.8 lần, trong khi DO thấp hơn một
chút so với quy chuẩn tại hầu hết các điểm quan trắc. Coliforms vượt quy chuẩn vài lần tại cầu Rạch Ông, cầu Tân Thuận.
Kết quả phân tích chất lượng nước sông Sài Gòn trong năm 2009, 2010 tại vị trí sông Sài Gòn trước khi nhập vào sông Đồng Nai có thể nhận thấy, chất lượng nước sông Sài Gòn khá thấp, nguồn nước đang bị ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng khá cao. Chỉ tiêu về hàm lượng TSS, COD, BODR5R, NHR4RP+Pvượt quy chuẩn A2. Mức độ ô nhiễm tăng trong các tháng mùa kiệt. Nguyên nhân do hàng ngày sông Sài Gòn phải tiếp nhận lượng nước thải lớn từ thành phố Hồ Chí Minh (địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất nước). Bên cạnh đó, công tác xử lý nước thải còn gặp nhiều bất cập khiến hiệu quả không cao đã góp phần làm suy giảm chất lượng nước sông Sài Gòn. (Bảng 2-2, Hình 2-9, Hình 2-10)
Bảng 2-2. Vị trí quan trắc trên sông Sài Gòn
Ký hiệu Vị trí lấy mẫu Tọa độ
SG 01 Mặt cắt sông Sài Gòn – Thủy trực 1 106PoP44’56,74”E 10PoP44’37,35”N SG 02 Mặt cắt sông Sài Gòn – Thủy trực 2 106PoP44’56,18”E 10PoP44’34,04”N SG 03 Mặt cắt sông Sài Gòn – Thủy trực 3 106PoP44’56,41”E 10PoP44’30,24”N SG 04 Mặt cắt sông Sài Gòn – Thủy trực 4 106PoP44’55,20”E 10PoP44’27,42”N SG 05 Mặt cắt sông Sài Gòn – Thủy trực 5 106PoP44’54,14”E 10PoP44’23,90”N Nguồn: Trung tâm công nghệ môi trường (ENTEC)
Hình 2-9. Nồng độ COD quan trắc trên sông Sài Gòn năm 2009- 2010
Hình 2-10. Nồng độ NHR4RP+
Pquan trắc trên sông Sài Gòn năm 2009- 2010 2.1.3. Chất lượng nước các sông khác
Sông Bé do ít chịu ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất công nghiệp nên nói chung chất lượng nước sông Bé tương đối tốt. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Bé tại mặt cắt Sông Bé nối với dòng chính sông Đồng Nai trong năm 2009, 2010 cho thấy nhiều chỉ tiêu đạt quy chuẩn. Riêng các chỉ tiêu TSS, tổng Photpho, tổng Nitơ vượt quy chuẩn do sông Bé phải tiếp nhận lượng nước thải sinh hoạt và nước thải nông nghiệp, có thể đã góp phần làm cho nồng độ TSS, tổng Photpho, tổng Nitơ tăng cao. (Bảng 2-3, Hình 2-11, Hình 2-12)
Bảng 2-3. Vị trí quan trắc trên sông Bé
Ký hiệu Vị trí lấy mẫu Tọa độ
SB 01 Mặt cắt sông Bé – Thủy trực 1 106PoP57’55,33”E 11PoP6’44,64”N SB 02 Mặt cắt sông Bé – Thủy trực 2 106PoP57’54,88”E 11PoP6’44,53”N SB 03 Mặt cắt sông Bé – Thủy trực 3 106PoP57’54,42”E 11PoP6’44,24”N SB 04 Mặt cắt sông Bé – Thủy trực 4 106PoP57’53,86”E 11PoP6’43,93”N SB05 Mặt cắt sông Bé – Thủy trực 5 106PoP57’53,22”E 11PoP6’43,93”N
Hình 2-11. Nồng độ TSS quan trắc trên sông Bé năm 2009 -2010
Hình 2-12. Nồng độ COD quan trắc trên sông Bé năm 2009-2010
Trong những năm gần đây, hiện tượng lục bình phát triển phủ kín mặt sông Vàm Cỏ Đông gây cản trở cho hoạt động giao thông thủy là dấu hiệu cảnh báo mức độ ô nhiễm hữu cơ làm suy giảm chất lượng nước mặt sông. Nguyên nhân chủ yếu là do: tác động từ các nguồn thải sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp từ hệ thống kênh, rạch trên địa bàn đổ vào; chất thải rắn từ các hộ dân sinh sống ven sông đổ thải xuống;…
Chất lượng nước mặt tại hầu hết các điểm quan trắc trên sông Vàm Cỏ Đông trên địa bàn tỉnh Long An sử dụng tốt cho mục đích tưới tiêu thủy lợi. Chất lượng nước mặt ở đây không đạt mục đích sử dụng cho sinh hoạt mà cần phải được xử lý trước khi sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Khu vực hợp lưu của hai cửa sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều, khu vực này tiếp nhận nước thải từ các khu dân cư, khu công nghiệp và các trang trại chăn nuôi ở Tân An (Long An). Ở phạm vi trung lưu và khu vực hạ lưu phía cuối sông, nước bị ô nhiễm và không thể sử dụng cho mục đích tưới tiêu.
Kết quả phân tích chất lượng nước sông Vàm Cỏ tại vị trí sông Vàm Cỏ trước khi nhập lưu với sông Đồng Nai trong năm 2009, 2010 có thể nhận thấy chất lượng nước sông còn tương đối tốt. Có nhiều chỉ tiêu đạt quy chuẩn, riêng các chỉ tiêu TSS, PRtổngR, NRtổngR vượt quy chuẩn. Do sông Vàm Cỏ phải tiếp nhận lượng nước thải sinh hoạt và nước thải nông nghiệp, có thể đã góp phần làm cho nồng độ TSS, tổng Photpho, tổng Nitơ tăng cao. (Bảng 2-4, Hình 2-13, Hình 2-14)
Bảng 2-4. Vị trí quan trắc trên sông Vàm Cỏ
Ký hiệu Vị trí lấy mẫu Tọa độ
VC 01 Mặt cắt sông Vàm Cỏ – Thủy trực 1 106PoP41’49,71”E 10PoP28’12,84”N VC 02 Mặt cắt sông Vàm Cỏ – Thủy trực 2 106PoP41’57,76”E 10PoP28’09,57”N VC 03 Mặt cắt sông Vàm Cỏ – Thủy trực 3 106PoP42’9,45”E 10PoP28’02,36”N VC 04 Mặt cắt sông Vàm Cỏ – Thủy trực 4 106PoP42’15,91”E 10PoP27’56,19”N VC 05 Mặt cắt sông Vàm Cỏ – Thủy trực 5 106PoP42’21,95”E 10PoP27’53,31”N
Hình 2-13. Nồng độ COD quan trắc trên sông Vàm Cỏ
Hình 2-14. Nồng độ NHR4RP+
Pquan trắc trên sông Vàm Cỏ
394 229
Sông Thị Vải được xem như một hồ chứa nước thải công nghiệp từ các khu công nghiệp Biên Hoà và Phú Mỹ. Nước trên sông chịu ảnh hưởng bởi bán nhật triều và bị nhiễm mặn quanh năm. Khả năng tự làm sạch và pha loãng của sông rất thấp, dẫn đến nhiều khu vực trên sông bị ô nhiễm rất nặng.
+) Các ao, hồ, suối và kênh rạch ở các khu đô thị
Các khu đô thị ở lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai thải ra khoảng 756,000mP3P nước thải mỗi ngày. Do đó, hầu hết các ao, hồ và kênh rạch ở đô thị đều bị ô nhiễm nghiêm trọng. Có năm kênh thoát nước chính ở khu đô thị của TP. Hồ Chí Minh.
Hàm lượng TSS trong các kênh thấp nhưng ở Tân Hoá – Lò Gốm, Tàu Hũ – Kênh Đôi, TSS vượt 1,5 lần so với quy chuẩn loại B1, BOD vượt 16 lần. Hàm lượng coliforms rất cao, vượt quy chuẩn loại B1 hàng nghìn lần.
2.1.4. Đánh giá tổng hợp chất lượng nước sông Đồng Nai theo chỉ số chất