1 Chế biến mủ cao

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất tiêu chí xác định các loại hình công nghiệp không khuyến khích đầu tư trên lưu vực sông đồng nai (Trang 89 - 91)

III Công ước Basel)

1 Chế biến mủ cao

Chế biến mủ cao su (chế biến mủ tạp, chế biến mủ ly tâm, chế biến mủ nước)

− Không cấp phép đầu tư mới cho các cơ sở sản xuất nằm trong vùng không còn khả năng tiếp nhận nước thải – vùng 4 (Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu); Dĩ An (Bình Dương); Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai); Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Phú, Tân Bình, Phú Nhuận, Thủ Đức, Bình Chánh, Bình Thạnh (Tp Hồ Chí Minh)) thuộc LVS Đồng Nai.

− Hạn chế và lưu ý khi cấp phép đầu tư mới cho các cơ sở sản xuất nằm trong vùng có khả năng tiếp nhận nước thải kém – vùng 3 (Bến Cát, Thuận An, Thủ Dầu Một (Bình Dương); Nhơn Trạch (Đồng Nai); Mộc Hóa, Thạnh Hóa, Đức Huệ, Đức Hòa, Thủ Thừa, Bến Lức, Tân An, Tân Trụ, Châu Thành, Cần Đước, Cần Guộc (Long An); Gò Dầu, Bến Cầu, Trảng Bàng (Tây Ninh) và Nhà Bè, Củ Chi, Cần Giờ, Hóc Môn (Tp. Hồ Chí Minh) thuộc LVS Đồng Nai;

− Nước thải sau khi đánh đông có nồng độ chất bẩn cao nhất, chủ yếu là các serum còn lại trong nước thải sau khi vớt mủ, gồm các hóa chất đặc trưng của acid axetic, protein, cao su thừa, đường, mủ chưa đông tụ do còn thừa một lượng lớn cao su dạng keo, pH thấp, phát sinh mùi hôi thối sinh ra do men phân hủy protein trong môi trường acid, ...

− Hầu hết các hệ thống xử lý nước thải đều quá tải do được thiết kế không đủ công suất; tất cả các bể gạn mủ không đạt hiệu quả, mủ cao su còn nhiều trong nước thải ở quá trình xử lý tiếp theo.

− Một số cơ sở sản xuất nằm trong khu vực có khả năng tiếp nhận nước thải tương đối tốt (thượng lưu hồ Dầu Tiếng, thượng lưu sông Bé…) nhưng nước thải của các cơ sở sản xuất này hầu hết chưa được xử lý triệt để và gây ra các vấn đề ô nhiễm cục bộ.

− Hiện nay mới xây dựng được 22 hệ thống /33 nhà máy, xưởng chế biến cao su thuộc Tổng công ty cao su Việt Nam. Nhìn chung, nước thải sau xử lý tại các nhà máy chế biến cao su thiên nhiên có các chỉ tiêu COD, BOD ở giá trị trung bình cao hơn khoảng 9 lần so với giới hạn quy định cột B (cho thủy vực tiếp nhận trực tiếp) _ TCVN 5945:1995. Mức amoniac (theo N) vượt khoảng 80 lần so với tiêu chuẩn.

− Danh mục các ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ban hành Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai; Quyết định số 80 /2002/QĐ- UBND thành phố Hồ Chí Minh

2

Chế biến cao su bán thành phẩm (luyện cán cao su,

đúc lốp xe bằng cao su)

− Không cấp phép mới và hạn chế: Khu vực nội thị, thành phố thuộc vùng 3 – có khả năng tiếp nhận nguồn thải thấp (TX Thủ Dầu Một – Bình Dương; TX Long Khánh – Đồng Nai; TX Đồng Xoài, TX Phước Long – Bình Phước; TX Tây Ninh – Tây Ninh).

− Mức độ gây ô nhiễm môi trường nhẹ hơn các cơ sở sản xuất mủ cao su.

− Phần lớn các cơ sở được điều tra, đánh giá có hệ thống XLNT chưa đảm bảo tiêu chuẩn. Lượng chất thải phát sinh nhiều, nếu có hệ thống XLNT thì hầu hết mới đang trong thời gian vận hành khởi động, khối lượng nước thải đưa vào hệ thống vẫn còn rất thấp.

− Các cơ sở sản xuất chế biến cao su thành phẩm và bán thành phẩm gây ra các ảnh hưởng khá nghiêm trọng về môi trường cho khu vực xung quanh nhất là trong khu vực nội thị, đông dân cư.

− Danh mục các ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ban hành Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai; Quyết định số 80 /2002/QĐ- UBND thành phố Hồ Chí Minh.

3

Luyện kim đen (gang thép, đúc kim loại), luyện kim màu (nhiệt luyện nhôm, nhiệt luyện chì, nhiệt luyện kẽm, nhiệt luyện đồng,

− Không cấp phép mới và hạn chế : Khu vực nội thị, thành phố thuộc vùng 4 (Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu); Dĩ An (Bình Dương); Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai); Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Phú, Tân Bình, Phú Nhuận, Thủ Đức, Bình Chánh, Bình

− Nước thải của công nghệ luyện kim màu bằng phương pháp thuỷ luyện kết hợp với điện phân cũng như nước thải của công nghệ xử lý bề mặt đều mang tính axit và chứa kim loại nặng cũng như chất rắn lơ lửng; Dòng thải của công đoạn sàng, tuyển quặng, đặc biệt đối với một số công nghệ luyện kim màu đều chứa các tạp chất đất, đá, sỏi và các muối vô cơ tan; Nước làm nguội xỉ, tạo hạt xỉ và làm nguội, làm sạch khí của lò cao thường có

nhiệt luyện vàng bạc và platin, các

kim loại màu khác)

Thạnh (Tp Hồ Chí Minh)) thuộc LVS Đồng Nai và khu vực nội thị, thành phố thuộc vùng 3 – có khả năng tiếp nhận nguồn thải thấp (TX Thủ Dầu Một – Bình Dương; TX Long Khánh – Đồng Nai; TX Đồng Xoài, TX Phước Long – Bình Phước; TX Tây Ninh – Tây Ninh).

hàm lượng chất rắn lơ lửng cao, chứa anion, xyanua, hợp chất lưu huỳnh, phenol và kim loại nặng. Khi lượng thải ra môi trường có thể gây tai biến môi trường cho cả một vùng.

− Danh mục các ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ban hành Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai; Quyết định số 80 /2002/QĐ- UBND thành phố Hồ Chí Minh

4

Gia công cơ khí, thành phẩm và

tái chế

− Không cấp phép mới và hạn chế: Khu vực nội thị, thành phố thuộc vùng 4 (Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu); Dĩ An (Bình Dương); Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai); Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Phú, Tân Bình, Phú Nhuận, Thủ Đức, Bình Chánh, Bình Thạnh (Tp Hồ Chí Minh)); vùng 3 ((Bến Cát, Thuận An, Thủ Dầu Một (Bình Dương); Nhơn Trạch (Đồng Nai); Mộc Hóa, Thạnh Hóa, Đức Huệ, Đức Hòa, Thủ Thừa, Bến Lức, Tân An, Tân Trụ, Châu Thành, Cần Đước, Cần Guộc (Long An); Gò Dầu, Bến Cầu, Trảng Bàng (Tây Ninh) và Nhà Bè, Củ Chi, Cần Giờ, Hóc Môn (Tp. Hồ Chí Minh)) thuộc LVS Đồng Nai.

− Trong quá trình sản xuất, tại các cơ sở này (kể cả các nhà máy quốc doanh hoặc liên doanh với nước ngoài), vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường còn chưa được xem xét đầy đủ hoặc việc xử lý còn mang tính hình thức, chiếu lệ, bởi việc giá thành đầu tư cho xử lý nước thải khá tốn kém. Nước làm mát lò cao, khuôn đúc máy nén, động cơ, máy cán,… Loại nước này ít bị nhiễm bẩn, có thể tuần hoàn sử dụng lại cho các mục đích dập lửa ở lò cốc hoá, làm nguội xỉ, khí thải lò cao;

− Danh mục các ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ban hành Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất tiêu chí xác định các loại hình công nghiệp không khuyến khích đầu tư trên lưu vực sông đồng nai (Trang 89 - 91)