TRÊN LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NA
2.2.1. Phương pháp tính toán khả năng tiếp nhận tải lượn gô nhiễm
Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước là khả năng nguồn nước có thể tiếp nhận được thêm một tải lượng ô nhiễm nhất định mà vẫn đảm bảo nồng độ các chất ô nhiễm trong nguồn nước không vượt quá giá trị giới hạn được quy định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng nước cho mục đích sử dụng của nguồn nước tiếp nhận (Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT).
Tải lượng tối đa chất ô nhiễm mà đoạn sông có thể tiếp nhận
Tải lượng tối đa chất ô nhiễm mà đoạn sông có thể tiếp n hận đối với một chất ô nhiễm cụ thể được tính theo công thức:
LRtđR = (QRsR+ ΣQRtR) × CRtcR × 3,6 (1) Trong đó:
LRtđR(kg/giờ) là tải lượng ô nhiễm tối đa của nguồn nước đối với chất ô nhiễm đang xem xét;
QRsR (mP
3
P
/s) là lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất ở đoạn sông cần đánh giá trước khi tiếp nhận nước thải;
ΣQRtR (mP
3
P
/s) là tổng lưu lượng nước thải lớn nhất của các nguồn thải;
CRtcR (mg/l) là giá trị giới hạn nồng độ chất ô nhiễm đang xem xét được quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng nước để bảo đảm mục đích sử dụng của nguồn nước đang đánh giá.
3,6 là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (mP
3
P
/s) × (mg/l) sang (kg/giờ).
Tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận
Tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận đối với một chất ô nhiễm cụ thể được tính theo công thức:
LRnR = (QRsR × CRsR ) × 3,6 (2) Trong đó:
LRnR(kg/giờ) là tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận; QRsR (mP
3
P
/s) là lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất chảy vào đoạn sông cần đánh giá trước khi tiếp nhận nước thải;
CRsR (mg/l) ¬là giá trị nồng độ cực đại của chất ô nhiễm trong nguồn nước chảy vào đoạn sông trước khi tiếp nhận nước thải;
3,6 là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (mP
3
P
/s) × (mg/l) sang (kg/giờ). Đối với những đoạn sông bị ảnh hưởng của thuỷ triều thì ngoài việc tính toán tải lượng ô nhiễm từ thượng nguồn đưa xuống thì phải tính tải lượng ô nhiễm từ phía hạ lưu đưa lên.
Tính toán tải lượng ô nhiễm của chất ô nhiễm đưa vào đoạn sông tiếp nhận
Tải lượng ô nhiễm của một chất ô nhiễm cụ thể từ nguồn xả thải đưa vào nguồn nước tiếp nhận được tính theo công thức:
LRtR= Σ(QRtR × CRtR) × 3,6 (3) Trong đó:
LRtR (kg/giờ) là tổng tải lượng chất ô nhiễm của tất cả các nguồn thải vào đoạn sông cần đánh giá;
QRtR (mP
3
P
/s) là lưu lượng nước thải lớn nhất của mỗi nguồn thải vào đoạn sông cần đánh giá (hoặc/và lưu lượng của nhánh sông chảy vào đoạn sông cần đánh giá);
CRtR (mg/l) là giá trị nồng độ cực đại của chất ô nhiễm trong mỗi nguồn thải vào đoạn sông cần đánh giá (hoặc/và nồng độ cực đại của nhánh sông chảy vào đoạn sông cần đánh giá).
Phương pháp tính toán khả năng tiếp nhận nước thải
Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước đối với chất ô nhiễm đang đánh giá được tính toán theo phương trình cân bằng vật chất:
Khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm (hoặc ngưỡng chịu tải) của đoạn sông đánh giá đối với một chất ô nhiễm cụ thể từ một điểm xả thải đơn lẻ được tính theo công thức:
LRtnR = [ LRtđR – (LRnR + LRtR) ] × FRsR (4) Trong đó:
LRtnR (kg/giờ) là khả năng tiếp nhận tải lượng chất ô nhiễm của nguồn nước;
≈ _
Khả năng tiếp nhận của nguồn nước đối với chất ô
nhiễm
Tải lượng ô nhiễm tối đa của chất ô nhiễm
Tải lượng ô nhiễm sẵn có trong nguồn nước của chất ô nhiễm và khả năng tự làm sạch
LRtđR xác định theo phương trình (1); LRnR xác định theo phương trình (2); LRtR xác định theo phương trình (3);
FRsR là hệ số an toàn có giá trị trong khoảng 0,3 ≤ FRsR≤ 0,7 (chọn FRsR=0,3) Việc sử dụng hệ số an toàn FRsR trong xác định khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm là do có nhiều yếu tố không thể định lượng và không chắc chắn trong quá trình tính toán khả năng tiếp nhận nước thải ; hoặc do thiếu thông tin đầy đủ về tình hình xả nước thải và khai thác, sử dụng nước ở hạ lưu; đồng thời nhằm bảo đảm khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước trên thực tế sẽ không bị sử dụng hết chỉ cho một nguồn xả nước thải và dành khả năng tiếp nhận nước thải của các nguồn thải ở hạ lưu. Sông Đồng Nai với lưu lượng lớn, lại chịu ảnh hưởng của thuỷ triều và là nguồn tiếp nhận nước thải của một số lượng đáng kể các khu công nghiệp, nhà máy, bến cảng, dân cư dọc 2 bên sông. Vì vậy yếu tố không chắc chắn trong quá trình đánh giá khả năng chịu tải của sông Đồng Nai là cao. Do đó trong luận văn này sử dụng hệ số an toàn nhỏ nhất FRsR = 0,3 trên cả 3 đoạn sông Đồng Nai nhằm đảm bảo đánh giá khắt khe nhất khả năng chịu tải của sông Đồng Nai
Nếu giá trị LRtnR lớn hơn (>) 0 thì nguồn nước vẫn còn khả năng tiếp nhận đối với chất ô nhiễm. Ngược lại, nếu giá trị LRtnR nhỏ hơn, hoặc bằng (≤) 0 có nghĩa là nguồn nước không còn khả năng tiếp nhận đối với chất ô nhiễm.