Đánh giá các cơ sở sản xuất theo các tiêu chí 1. Khu công nghi ệp, Cụm công nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất tiêu chí xác định các loại hình công nghiệp không khuyến khích đầu tư trên lưu vực sông đồng nai (Trang 80 - 88)

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI HÌNH CÔNG NGHIỆP CẦN HẠN CHẾ ĐẦU HOẶC KHÔNG KHUYẾN

3.3.1. Đánh giá các cơ sở sản xuất theo các tiêu chí 1. Khu công nghi ệp, Cụm công nghiệp

Đánh giá và cho điểm theo các tiêu chí cho 100 các KCN và CCN nằm trong danh sách thống kê, nhận thấy:

• Không có KCN/CCN nào nằm trong thang điểm không cấp phép và hạn chế;

• Có 93 KCN/CCN nằm trong thang điểm thuộc loại hình sản xuất cần lưu ý;

• Có 7 KCN/CCN nằm trong thang điểm cho phép sản xuất bình thường

Kết quả cho toàn bộ các KCN/CCN được thống kê trên LVS Đồng Nai được đưa ra trong Bảng 3-5.

Bảng 3-5. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá các KCN/CCN theo tỉnh/Tp trên LVS Đồng Nai

STT Tỉnh/Tp

Số KCN-

thống CCN

Thang điểm đánh giá Không

cấp phép

Cần hạn chế

Cần lưu ý Bình thường Số lượng % Số lượng %

1 BRVT 11 0 0 11 100.0 0 0.0

2 Bình Dương 24 0 0 23 95,8 1 4.2

3 Bình Phước 2 0 0 2 100.0 0 0.0

4 HCM 13 0 0 13 100.0 0 0.0

5 Đồng Nai 25 0 0 20 80 5 20.0

6 Long An 14 0 0 14 100 0 0

7 Tây Ninh 2 0 0 2 100.0 0 0.0

8 Ninh Thuận 2 0 0 2 100.0 0 0.0

9 Đắc Nông 1 0 0 1 100.0 0 0.0

10 Bình Thuận 4 0 0 3 75.0 1 25.0

11 Lâm Đồng 2 0 0 2 100.0 0 0.0

Tổng 100 0 0 93 93.0 7 7.0

Hình 3-3. Biểu đồ đánh giá giữa các KCN/CCN cần lưu ý và cho phép hoạt động bình thường trên LVS Đồng Nai

Trong tổng số thống kê 100 KCN/CCN trên LVS Đồng Nai có 7 KCN/CCN nằm trong trường hợp cho sản xuất bình thường (chiếm 7.0%), 93 KCN/CCN thuộc trường hợp cho hoạt động nhưng cần lưu ý về các vấn đề môi trường phát sinh (chiếm 93%). Các tỉnh có số lượng các KCN/CCN nằm trong thang điểm đánh giá cần lưu ý lớn là Đồng Nai (20 khu), Bình Dương (23 khu), TP Hồ Chí Minh (13 khu) và Long An (14 khu), Bà Rịa – Vũng Tàu (11 khu). Đồng Nai cũng là tỉnh có số lượng KCN/CCN nằm trong thang điểm đánh giá cho phép hoạt động bình thường nhiều nhất (5 khu). Nguyên nhân chính là do tỉnh Đồng Nai có sự phát triển sớm và mạnh về công nghiệp so với các tỉnh khác.

Cụ thể áp dụng bộ tiêu chí tính điểm cho KCN Phú Mỹ 1(thành phố Vũng Tàu – tỉnh bà Rịa Vũng Tàu):

Xét tiêu chí 1: Đặc trưng tiếp nhận của điểm – vị trí xả thải: KCN Phú Mỹ 1 có nguồn tiếp nhận nước thải vào LVS Thị Vải -vùng có mức độ ô nhiễm thuộc vùng 4: 5 điểm.

Xét tiêu chí 2: Loại hình công nghệ có tiềm năng gây ô nhiễm nguồn nước:

- TC 2.a Quy mô sản xuất: diện tích quy hoạch là 954ha, tỷ lệ diện tích đã lấp đầy cho sản xuất là 100%: 20 điểm

- TC 2.b Đánh giá trình độ hiện đại của công nghệ, thiết bị: được xếp vào loại 2 tức loại hình công nghệ tiên tiến: 15 điểm

- TC 2.c Khả năng áp dụng sản xuất hướng tới sản xuất sạch hơn: các ngành nghề thu hút và cho phép đầu tư trong KCN chủ yếu là công nghiệp nặng gắn với cảng nước sâu; công nghiệp điện; hóa chất; phân bón; vật liệu xây dựng: 9 điểm

Xét tiêu chí 3: Đặc điểm nguồn thải:

- TC 3.a Lưu lượng thải: với lưu lượng thải 1800 m3/ngày đêm: 3 điểm - TC 3.b Đặc tính nguồn thải: 1 điểm

- TC 3.c Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải: có hệ thống XLNT, nhưng theo kết quả thanh tra về BVMT năm 2010 vẫn còn một số mẫu nước vượt quá QCVN khá nhiều, bên cạnh đó hệ thống XLNT của KCN Phú Mỹ 1 mới trong giai đoạn chạy thử nghiệm chưa đi vào hoạt động chính thức nên lượng nước thải thu gom cho toàn KCN chưa triệt để: 10 điểm

Tổng điểm cho KCN Phú Mỹ 1 là 63 điểm – nằm trong thang điểm thuộc loại hình sản xuất cần lưu ý khi cho hoạt động.

3.3.1.2. Các cơ sở sản xuất ngoài Khu công nghiệp a. UGiấy và bột giấy

Tính toán trên 25 cơ sở trên LVS Đồng Nai nhận thấy 14 cơ sở sản xuất nằm trong diện cần hạn chế (chiếm 56,0%), tất cả các cơ sở này đều có vị trí xả thải tại vùng không còn khả năng tiếp nhận nước thải và trình độ công nghệ sản xuất được đánh giá là kém, chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc hệ thống xử lý nước thải chưa đạt yêu cầu. Một số ít cơ sở đã áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn trong quá trình sản xuất đó là công ty giấy Tân Mai – Đồng Nai và công ty giấy Linh Xuân – TP Hồ Chí Minh. Tuy các cơ sở còn lại chưa áp dụng công nghệ trên nhưng tính khả thi thực tế áp dụng là rất lớn. Khi áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn thì mỗi cơ sở này sẽ tiết kiệm được khoảng 6-15% nguyên liệu thô đồng thời mang lại lợi ích khoảng 4 tỷ đồng mỗi năm. Số các cơ sở nằm trong diện cần lưu ý là 11 cơ sở (chiếm 46,0%).

Cụ thể tính điểm cho công ty giấy Tân Mai như sau:

- Tiêu chí 1: Vị trí xả thải ra sông Thị Vải không còn khả năng tiếp nhận nữa nên theo tiêu chí 3 thì công ty chỉ đạt 5 điểm.

- Tiêu chí 2: Loại hình công nghệ có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường nước + 2a. Quy mô sản xuất: với quy mô lớn, nguồn vốn trên 300 tỷ đồng nên

theo tiêu chí này công ty giấy Tân Mai đạt 15 điểm;

+ 2b: Đánh giá trình độ hiện đại của công nghệ, thiết bị: Công ty đã đầu tư lớn các dây chuyền thiết bị và kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm giấy các loại đạt 10 điểm;

+ 2c: Khả năng áp dụng cơ chế sản xuất sạch hơn: Công ty có tiến hành sản xuất bột giấy, trên thực tế việc áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn trong sản xuất bột giấy còn nhiều khó khăn, do vậy theo tiêu chí này công ty giấy Tân Mai đạt 6 điểm.

- Tiêu chí 3: Đặc điểm nguồn thải

+ 3a. Lưu lượng thải: 4500 mP3P/ngày đêm nằm trong khoảng từ 500-5.000 mP3P/ngày đêm nên đạt 4 điểm;

+ 3b. Đặc tính nguồn thải: Nước thải chứa chất oxy hóa, ăn mòn, có độc tính nên theo tiêu chí này Công ty đạt 5 điểm;

+ 3c: Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải: Công ty giấy Tân Mai đầu tư hệ thống xử lý màu nước thải nên theo tiêu chí này Công ty giấy Tân Mai đạt 15 điểm.

Như vậy tổng điểm cho công ty giấy Tân Mai là 60 điểm nằm trong khoảng 50-75 điểm thuộc diện cần lưu ý.(Bảng 3-6)

Bảng 3-6. Bảng đánh giá theo tiêu chí của công ty giấy Tân Mai

Tiêu chí Điểm Các giá trị của công ty giấy Tân Mai Xét tiêu chí 1:

Đặc trưng tiếp nhận của điểm – vị trí

xả thải: 5 Vị trí xả thải ra sông Thị Vải

Xét tiêu chí 2: Loại hình công nghệ có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường nước 2.a. Quy mô sản xuất: 15 Nguồn vốn trên 300 tỷ đồng 2.b. Đánh giá trình độ hiện đại của

công nghệ, thiết bị 10 Nhập khẩu thiết bị nước ngoài nhưng tỷ lệ nội địa hóa cao

2.c. Khả năng áp dụng cơ chế sản xuất

sạch hơn 6 Sản xuất giấy và bột giấy

Xét tiêu chí 3: Đặc điểm nguồn thải

3.a. Lưu lượng thải: 4 4500 mP3P/ngày đêm

3.b. Đặc tính nguồn thải 5 Nước thải chứa chất oxy hóa, ăn mòn, có độc tính

3.c Hiện trạng hệ thống xử lý nước

thải 15 Đã xây dựng HTXL nước thải và nước

thải đạt QCVN

Tổng 60 Cần lưu ý

b. UDệt nhuộm và may mặc

Kết quả đánh giá theo bộ tiêu chí cho các cơ sở dệt nhuôm và may mặc trên LVS Đồng Nai cho thấy, có 35/39 cơ sở nằm trong thang điểm cần hạn chế chiếm 89,74%. Hầu hết các cơ sở này đều nằm trong vùng không còn khả năng tiếp nhận nguồn thải hoặc vùng tiếp nhận nguồn thải thấp (TP Hồ Chí Minh, Bình Dương,

Long An) và chưa có hệ thống XLNT. Có 4/39 (10,26%) cơ sở nằm trong thang điểm cần lưu ý.

Đánh giá cụ thể theo tiêu chí đề ra cho Công ty dệt Thắng Lợi. Là một công ty với quy mô lớn đạt 15 điểm theo tiêu chí 2a, Công ty dệt Thắng Lợi đã sản xuất vải, sợi, hàng may mặc, giày dép, hoàn thiện các sản phẩm dệt, thiết bị, vật tư, phụ tùng, hoá chất (trừ hoá chất có tính độc hại mạnh), thuốc nhuộm, nguyên liệu, phụ liệu, bao bì phục vụ ngành dệt may. Theo báo cáo công ty dệt Thắng Lợi đã đầu tư lớn các dây chuyền thiết bị và kỹ thuật để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên trên thực tế công ty lại không áp dụng đúng theo các tiêu chí đã đưa ra và vi phạm các quy định về môi trường, vì vậy tính điểm theo tiêu chí 2.c được 6 điểm. Lưu lượng nước thải lớn, nước thải trong các công đoạn dệt nhuộm có chứa nhiều hóa chất độc hại nằm trong danh mục phân loại của Công ước Basel nên theo tiêu chí 3.a. điểm là 4 điểm và tiêu chí 3.b. là 5 điểm. Hiện tại hệ thống nước thải của công ty dệt Thắng Lợi đã được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2005, tuy nhiên công ty này thường xuyên không thực hiện đúng các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị và hóa chất phục vụ xử lý nước thải nên nước thải ra ngoài gây ô nhiễm môi trường xung quanh, năm 2009 công ty đã bị UBND thành phố Hồ Chí Minh xử phạt tài chính là 114 triệu đồng, vì vậy theo thang điểm đánh giá tiêu chí 3.c. được 10 điểm, tiêu chí 1 được 5 điểm do vị trí nằm tại quận Tân Phú – TP Hồ Chí Minh – vùng không còn khả năng tiếp nhận nguồn thải. Như vậy tổng điểm đánh giá là 55 điểm, nằm trong diện cần lưu ý. (Bảng 3-7)

Bảng 3-7. Bảng đánh giá theo tiêu chí của công ty dệt Thắng Lợi Tiêu chí Điểm Các giá trị của công ty dệt Thắng Lợi 1 – Đặc trưng vị trí xả thải 5 Quận Tân Phú – TP Hồ Chí Minh

2.a – Quy mô sản xuất 15 Doanh thu trên 600 tỷ đồng, tổng số lao động 3.200 nhân công

2.b – Trình độ công nghệ,

thiết bị 10 Nhập khẩu thiết bị nước ngoài nhưng tỷ lệ nội địa hóa cao

2.c – Khả năng áp dụng cơ

chế sản xuất sạch hơn 6 Hoàn thiện các sản phẩm dệt (trong đó có các công đoạn về nhuộm)

3.a – Lưu lượng nước thải 4 4500 mP3P/ngày đêm

3.b – Đặc tính nước thải 5 Nước thải chứa chất oxy hóa, ăn mòn, có độc tính 3.c – Hiện trạng hệ thống xử

lý nước thải 10 Đã xây dựng HTXL nước thải nhưng không thực hiện đùng theo quy định đã cam kết

Tổng 55 Cần lưu ý

c. UDa giầy và thuộc da

Đánh giá 17 cơ sở sản xuất và chế biến da giầy – thuộc da khác nằm trên cũng LVS Đồng Nai, cho kết quả: có 70,59% các cơ sở nằm trong thang điểm cần hạn chế, các cơ sở cần lưu ý chiếm 29,41%, không có cơ sở nào thuộc thang điểm

không cấp phép đầu tư hay cho phép hoạt động sản xuất bình thường. Tỷ lệ các cơ sở cần hạn chế nhiều nhất thuộc Tp.Hồ Chí Minh (7/17 cơ sở)

Áp dụng tính điểm dựa trên các tiêu chí cho Công ty Green Tech. Theo tiêu chí 2.a và 2.b thì công ty đều đạt 10 điểm. Do hoạt động trong ngành sản xuất thuộc da – giầy da nên tiêu chí về tính khả thi áp dụng cơ chế phát triển sạch 2.c của công ty chỉ đạt 6. Lưu lượng thải của công ty là 250mP3P/ngày đêm do đó công ty sẽ đạt 7 điểm theo tiêu chí 3.a. Vì đặc trưng nước thải của ngành thuộc da có chứa nhiều chất độc hại như CrP3+P, lượng BOD, COD cao nên theo tiêu chí đặc tính nguồn thải 3.b thì công ty chỉ đạt 1 điểm. Công ty Green Tech là một trong những điểm sáng về chấp hành nghiêm túc các quy định về xây dựng hệ thống nước thải và xử lý nước thải theo QCVN do đó công ty đạt 15 điểm dựa trên tiêu chí 3.c. Vì công ty nằm tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương nên vị trí xả thải của Green Tech nằm trong khu vực có khả năng tiếp nhận nguồn thải thấp do vậy Green Tech chỉ đạt 10 điểm theo tiêu chí 1.(Bảng 3-8)

Bảng 3-8. Bảng đánh giá theo các tiêu chí của công ty Green Tech

Tiêu chí Điểm Các giá trị tương ứng của Cty Green Tech 1: Đặc trưng vị trí xả thải: 10

Công ty nằm tại huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương là vùng nằm trên đoạn sông có khả năng tiếp nhận nguồn thải thấp

2.a. Quy mô sản xuất: 10 Nguồn vốn 20 - 100 tỷ đồng 2.b. Đánh giá trình độ hiện đại

của công nghệ, thiết bị 10 Nhập khẩu thiết bị nước ngoài nhưng tỷ lệ nội địa hóa cao

2.c. Khả năng áp dụng cơ chế

sản xuất sạch hơn 6 Cơ sở chế biến thuộc da 3.a. Lưu lượng thải: 7 250 mP3P/ngày đêm

3.b. Đặc tính nguồn thải 1 Nước thải chứa nhiều chất oxy hóa, ăn mòn, có độc tính, có độc tính sinh thái, dễ lây nhiễm 3.c Hiện trạng hệ thống XLNT 15 Đã xây dựng hệ thống XLNT đạt QCVN

Tổng 59 Cần lưu ý

d. UCơ khí – Luyện kim

Có 15/32 cơ sở nằm trong thang điểm từ 50 – 75 ứng với loại hình sản xuất cần lưu ý (chiếm 46,88% tổng số các cơ sở được đánh giá), còn lại 17 cơ sở nằm trong loại hình sản xuất cần hạn chế (chiếm 53,12% số cơ sở đánh giá), không có cơ sở sản xuất kinh doanh nào nằm trong thang điểm không cấp phép đầu tư sản xuất hay cho phép hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Tp.Hồ Chí minh có số cở cần lưu ý nhiều nhất (5/12 cơ sở cần lưu ý), Bình Dương có số cơ sở cần hạn chế nhiều nhất (6/19 cơ sở cần hạn chế).

Áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cho công ty thép Nam Kim có trụ sở tại huyện Thuận An, Bình Dương với nguồn vốn đầu tư khoảng 230 tỷ đồng trên diện tích 43.000mP2P, với công nghệ sản xuất do Tập đoàn POSCO (Hàn Quốc) chuyển giao

lắp đặt. Như vậy theo tiêu chí 1, công ty đạt 10 điểm do nằm trong khu vực có khả năng tiếp nhận nguồn thải thấp. Tiêu chí 2.a công ty đạt 15 điểm và tiêu chí 2.b công ty đạt 10 điểm. Về khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật trong SXSH, theo tiêu chí 2.c công ty đạt 6 điểm do thuộc loại cơ sở chế biến xi mạ. Lưu lượng nước thải ước tính khoảng 100mP3P/ngày đêm, chứa nhiều kim loại nặng, có tính độc nên số điểm theo tiêu chí 3.a và 3.b là 6 điểm và 1 điểm. Công ty đã xây dựng hệ thống XLNT đạt quy chuẩn cho nên số điểm theo tiêu chí 3.c là 15 điểm. Tổng điểm tính cho công ty thép Nam Kim là 58 điểm, nằm trong thang điểm cẩn lưu ý. (Bảng 3-9)

Bảng 3-9. Công ty Công ty thép Nam Kim

Tiêu chí Điểm Các giá trị tương ứng của công thép Nam Kim

1: Đặc trưng vị trí xả thải: 10

Công ty nằm tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương là vùng nằm trên đoạn sông có khả năng tiếp nhận nguồn thải thấp

2.a. Quy mô sản xuất: 15 Nguồn vốn 230 tỷ đồng 2.b. Đánh giá trình độ hiện đại

của công nghệ, thiết bị 10 Nhập khẩu thiết bị nước ngoài (Hàn Quốc) 2.c. Khả năng áp dụng cơ chế sản

xuất sạch hơn 6 Cơ sở chế biến xi mạ

3.a. Lưu lượng thải: 6 100 mP3P/ngày đêm

3.b. Đặc tính nguồn thải 1 Nước thải chứa nhiều chất oxy hóa, ăn mòn, có độc tính, có độc tính sinh thái, dễ lây nhiễm 3.c Hiện trạng hệ thống xử lý

nước thải 15 Đã xây dựng HTXL nước thải và nước thải đạt QCVN

Tổng 63 Cần lưu ý

e. UHóa chất

Đánh giá 21 cơ sở sản xuất hóa chất trên LVS Đồng Nai, có 11 cơ sở sản xuất kinh doanh nằm trong loại hình sản xuất cần lưu ý chiếm 52,38% tổng số cơ sở trên địa bàn, có 10 cơ sở cần hạn chế (chiếm tỷ lệ 47,62%.), không có cơ sở nào thuộc thang điểm không cấp phép đầu tư hay cho phép sản xuất bình thường. Tuy nhiên cũng cần lưu ý một số cơ sở đang ở mức gây ô nhiễm cần cấm hoạt động:

Công ty TNHH Lữ Gia; Hoá chất Tân Bình TP Hồ Chí Minh.

Cụ thể công ty TNHH Lữ Gia có trụ sở tại quận 10, TP Hồ Chí Minh chuyên sản xuất, cung cáp các loại hóa chất: Chromic anhydride, Cobalt Oxide, Hóa chất Barium carbonate BaCO3 98% min, Oxit chì đỏ (Red lead oxide), Xút vảy NaOH…

Lượng nước thải hàng ngày thải ra khoảng 1800m3/ngày đêm, tuy nhiên công ty lại không có hệ thống XLNT. Điểm đánh giá theo các tiêu chí là 30 nằm trong thang điểm cần hạn chế. (Bảng 3-10)

Bảng 3-10. Công ty TNHH Lữ Gia

Tiêu chí Giá trị đơn vị Giá trị điểm

1.vị trí xả thải: 0BQuận 10,Tp. Hồ Chí Minh thuộc

vùng không còn khả năng tiếp nhận 5

2.a. Quy mô sản xuất: 150 lao động 5

2.b. Đánh giá trình độ hiện đại của công

nghệ, thiết bị Loại hình công nghệ kém 5

2.c. Khả năng áp dụng cơ chế sản xuất

sạch hơn Có khả năng áp dụng cơ chế sản

xuất sạch hơn 7

3.a. Lưu lượng thải: 1800mP3P/ngày đêm 3

3.b. Đặc tính nguồn thải Chứa 1-3 chất gây hại 5

3.c Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải Không có 0

Tổng Cần lưu ý 30

f. UCao su

Có thể thấy rằng, hầu như tất cả các cơ sở được thống kê đều nằm trong loại hình sản xuất cần lưu ý (50 – 75 điểm) và cần hạn chế (30 – 50 điểm). Cụ thể, có 61 cơ sở cần hạn chế tương ứng với 59,80%; và còn lại 41 cơ sở trong danh sách đã liệt kê bảng trên nằm trong loại hình cần lưu ý tương ứng với 40,20%; không có cơ sở nào nằm trong loại hình sản xuất cho sản xuất bình thường và loại hình sản xuất không cấp phép đầu tư. Phần lớn các cơ sở chế biến mủ cao su đều nằm trong loại hình sản xuất cần hạn chế với điểm trọng số thấp nhất là 34. Điều đó cũng phần nào phản ánh hiện trạng ô nhiễm của các cơ sở này so với các cơ sở sản xuất các sản phẩm từ cao su.

Đánh giá cụ thể cho nhà máy chế biến cao su sông Bé, nằm tại xã Bến Lức, tỉnh Bình Dương, Nhà máy có công suất 7,500 tấn/năm với công nghệ sản xuất tiên tiến. Công ty đã xây dựng hệ thống XLNT đạt quy chuẩn nên có số điểm 69, thuộc thang điểm cần lưu ý. (Bảng 3-11)

Bảng 3-11. Nhà máy chế biến cao su sông Bé

Tiêu chí Giá trị đơn vị Giá trị điểm

1. Vị trí xả thải: Bến Lức, Bình Dương – vùng có

khả năng tiếp nhận nguồn thải thấp 10

2.a. Quy mô sản xuất: 7.500 tấn/năm 15

2.b. Đánh giá trình độ hiện đại của công

nghệ, thiết bị Được trang bị công nghệ chế biến

hiện đại 10

2.c. Khả năng áp dụng cơ chế sản xuất

sạch hơn Có khả năng áp dụng cơ chế sản

xuất sạch hơn 6

3.a. Lưu lượng thải: 400mP3P/ngày đêm 8

3.b. Đặc tính nguồn thải Hàm lượng hữu cơ cao, mùi khó

chịu 5

3.c Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải Đã xây dựng hệ thống XLNT 15

Tổng Cần lưu ý 69

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất tiêu chí xác định các loại hình công nghiệp không khuyến khích đầu tư trên lưu vực sông đồng nai (Trang 80 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)