Tác động của biến đổi khí hậu tới các lĩnh vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cư ven biển huyện cát hải, thành phố hải phòng (Trang 42 - 51)

CHƯƠNG 2. KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Tác động và tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đến huyện Cát Hải

2.3.1. Tác động của biến đổi khí hậu tới các lĩnh vực

Biến đổi khí hậu tác động không chỉ đến tự nhiên, môi trường mà còn tác động lên mọi mặt đời sống của con người tại huyện Cát Hải. Nhiệt độ tăng cao ảnh hưởng đến mùa màng, các đợtt hạn hán gia tăng làm suy giảm sản xuất nông nghiệp.

Lượng mưa thay đổi thất thường, mưa nhiều hơn vào mùa mưa gây ra gập úng hơn 1/3 diện tích đất nông nghiệp. Nước biển dâng làm gia tăng nhập mặn ở các vùng thấp nhƣ Phù Long, Xuân Đám gây ra giảm năng suất thủy sản và nông nghiệp.

Đồng thời các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ bão đã và đang đe dọa lớn đối với đời sống người dân. Tác động của biến đổi khí hậu được thể hiện cụ thể trên các lĩnh vực và sinh kế người dân cụ thể như sau:

Tác động đến tài nguyên đất

Nước biển dâng thường đe dọa tới tài nguyên đất ở các khu vực ven biển và đảo thấp (Mimura,2007;Carew-Reid,2007). Huyện đảo Cát Hải đƣợc cấu tạo chủ yếu là núi đá vôi và đƣợc phủ một lớp thực vật dầy là các khu rừng tự nhiên, nên khả năng

tác động của biến đổi khí hậu tới tài nguyên đất tập trùn ở các xã có khu vực thấp nhà Phù Lòng. Một vài vùng đất trống đồi trọc và các vùng đất ngập nước ven biển sẽ chịu tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Thiên tai, bão, lũ gia tằng sẽ làm giảm hiện tường xói mòn, rửa trôi, sạt lở bờ biển, dẫn đến nguy cơ suy giam diện tích đất nông nghiệp và các vùng đất, bãi nuôi trồng thủy sản và diện tích rừng ngập mặn.

Tại xã Phù Long, nơi mà đường bờ cấu tạo bở trầm tích bở rời, xói lở đã làm phá hủy và đẩy sâu vào lục địa các cồn cát có làm lộ ra mặt bãi nhiều đoạn là trâm tích vụng biển xám xanh rắc chắc. Mép bãi trước kia thường rộng khoảng 500 -600 m, nhƣng nay có những đoạn chỉ còn khoảng 150-200 m. Đầu bãi Phù Long xuống phía nam, năm 1965 vẫn còn tích tụ một đồi cát chiều dài khoảng 2km. Khi đó hàng đáy cắm ở đầu doi cát cách bờ khoảng 500 m nay bị xói lở hết và hàng đáy phải cắm lui sát bờ. Trên thực địa, tại khu vực bờ biển phía ngoài thôn Nam (cạnh doi cát có trồng phi lao), bờ biển chỉ cách con sông Phù Long bởi một soi cát mỏng, không có thảm thực vật. Nếu có gió bão, mưa lớn, nước biển dâng, hiện tượng xói mòn ở đây sẽ càng mạnh mẽ hơn, làm mất đất, de doa tới khu đầm nuôi thủy sản và cả khu dân cƣ phía trong.

Một phần diện tích khoảng 40 ha đất nông nghiệp thuộc các xã Hiền Hào, Xuân Đám đã bị nhiễm mặn và nguy cơ nhiễm mặn có thể sẽ tăng cao hơn trong tương lai, dẫn đến phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng trọt sang mục đích khác.

Tác động đến tài nguyên nước

Do đặc thù là một huyện đảo và địa hình đá vôi chiếm đa số nên nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt là một trong những khó khăn lớn nhất đối với quá trình phát triển của Cát Hải. Nguồn nước chính của huyện là nước mặt (nước mưa, suối, ao hồ) và nước ngầm nhưng rất hạn chế. Hệ thống sông suối rất ít và chủ yếu tập trung ở đảo Cát Bà. Những dòng chảy tạm thời chỉ xuất hiện khi có mƣa và ngừng ngay sau khi mưa. Vào mùa mưa, nước đọng lại ở một số vùng nhỏ, thấm dột trong những hang động. Cát Bà có các túi nước ngầm, nguồn gốc thấm đọng từ nước mưa (đã khai thác một số giếng khoan), tuy nhiên hiện nguồn nước này đang

suy giảm do bị nhiễm mặn và và nhiễm đá vôi. Nước mưa được người dân sử dụng làm nguồn nước ăn chính, nước mưa được dự trữ trong các bể chứa. Nhà máy nước với hệ thống nước máy cung cấp cho toàn huyện nhưng gặp nhiều khó khăn vào mùa khô và cả mùa hè. Trong khi đó, đảo Cát Bà là điểm du lịch thu hút vài triệu lượt du khách mỗi năm và lượng khách thường tăng mạnh vào tháng 5 – 9, vượt quá khả năng cung cấp nước ngọt của đảo.

Yếu tố nhiệt độ tăng, xâm nhập mặn tăng, nắng hạn kéo dài và giảm mƣa trong mùa khô là những thách thức lớn làm nghiêm trọng hơn khó khăn về nước ngọt của Cát Hải. Một phần diện tích đất thấp canh tác nông nghiệp thuộc các xã Hiền Hào, Xuân Đám đã bị nhiễm mặn và nguy cơ nhiễm mặn có thể sẽ tăng cao hơn trong tương lai, dẫn đến phải chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng trọt sang mục đích khác. Nước từ các giếng khoan trên đảo Cát Hải bị nhiễm mặn, nhiễm phèn không thể sử dụng. Mặc dù việc gia tăng lƣợng mƣa trong mùa hè có thể làm gia tăng tạm thời dòng chảy trên các suối và có thể bổ sung một phần sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp nhƣng đồng thời hiện tƣợng nhiệt độ tăng cũng làm gia tăng bốc thoát hơi nước trên các lưu vực.

Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng nước ở Cát Hải ngày càng tăng do gia tăng dân số và tăng lƣợng khách du lịch. Trong khi đó, đảo Cát Bà vẫn tồn tại tình trạng ô nhiễm rác thải (chưa có nhà máy xử lý rác thải) và nước thải (dù đã có 2 hệ thống gom xử lý nước thải bề mặt và nước thải sinh hoạt và nước thải từ các cơ sở kinh doanh dịch vụ). Tình trạng ô nhiễm làm trầm trọng thêm các rủi ro, dịch bệnh do ô nhiễm nước và môi trường sau ngập lụt. Nước bẩn thải ra biển gây ảnh hưởng lớn đến môi trường phát triển của rừng ngạ p mạ n và rạ ng san hô. Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay với sự tăng trưởng mạnh mẽ về du lịch - dịch vụ và công nghiệp – xây dựng, huyện Cát Hải đang phải đối mặt với thách thức lớn về cung cấp nước ngọt và nước sạch.

Tác động đến các hệ sinh thái rừng ngập mặn

HST rừng ngạ p mạ n và các dịch vụ của nó là nguồn lợi tự nhiên quý giá của huyện Cát Bà, cung cấp các lợi ích trực tiếp và gián tiếp về KT-XH và môi trường.

Do bị tác động bởi mực nước biển dâng, hiện tượng mưa bão hàng năm và do nhu

cầu phát triển kinh tế nên diện tích rừng ngập mặn Cát Hải đã suy giảm mặc dù huyện luôn nỗ lực bảo vệ và trồng phục hồi. Khí hậu nóng lên và lƣợng mƣa thay đổi có ảnh hưởng rất lớn tới HST rừng ngập mặn. Những thay đổi về nhiệt độ, độ mặn nước biển, nhiệt độ không khí và sự xuất hiện sương lạnh phủ mặt đất và kết hợp với khô hạn làm hạn chế các loài cây ngập mặn. NBD cùng với gió mùa, bão, triều cường đã làm gia tăng xói lở bờ biển, triều cường đưa cát vào bờ làm cho nhiều loài cây ngập mặn có rễ thở trên mặt đất bị vùi lấp và cây chết. Hiện tƣợng xói mòn bờ biển khi NBD làm tầng đất rừng ngập mặn có thể phát triển bị mất đi.

Tác động đến các bãi triều và khu vực nuôi trồng thủy sản ven biển

Do địa hình đất thấp, sát biển nên các xã giáp biển đều bị tác động mạnh hàng năm bởi các cơn bão, áp thấp nhiệt đới và mƣa nhiều, gây thiệt hại lớn đến khu vực ven bờ và chịu thiệt hại kinh tế lớn nhất là các đầm, hồ, bãi triều nuôi thủy sản. Tại xã phù Long và thị trấn Cát Hải chịu tác động nhiều hơn cả về số lƣợng và diện tích đất đầm nuôi lớn nhất. Khi bão, mưa lớn kết hợp với nước triều dâng cao sẽ làm ngập úng hoặc gây vỡ kè, đê nhở gây thiệt hại nghiêm trọng thậm trí mất trắng do ngập nước, làm ngọt hóa nước, biến bổi chất lượng nước trong ao,đầm nuôi. Môi trường đất, môi trường nước cũng bị ô nhiễm. Cơn bão số 2 năm 2008 gây thiệt hại nghiêm trọng đến toàn huyện Cát Hải, gây thiệt hại vài chục tỷ đồng. Sau mỗi đợt thiên tai, các hộ dân phải mất một thời gian dài với rất nhiều công sƣa và chi phí mới khôi phục hoạt động sản xuất.

Hiện nay, khu vực bãi bồi thuộc đảo Cát Hải và xã Phù Long đang bị xói lở tại bãi triều cao và dần tạo thành diện tích bãi triều thấp. Nếu không sớm trồng các đai rừng chắn sóng thì việc bào mòn, xói lở sẽ diễn ra nhanh hơn.

Xói lở bờ biển ở Cát Hải có ảnh hưởng tác động đến nhiều mặt dân sinh kinh tế và môi trường.Khi xuất hiện mưa bão lớn, nước dâng có thể gây thiệt hại trên quy mô lớn do ngập lụt và nhiễm mặn, có thể gây suy yếu hoặc sập đổ các công trình nhà cửa. Xói lở bờ biển làm biển lấn, mất đi một diện tích đất thổ cƣ, đất sản xuất và nơi cƣ trú của các sinh vật ven biển. Xói lở bờ biển đã từng làm mất đi nhiều diện tích rừng ngập mặn và thu hẹp khu dân cƣ phía ngoài đảo Cát Hải. Hiện nay, NBD cộng với hiện tƣợng xói lở hàng năm đã khiến thu hẹp một phần diện tích ven

biển xã Phù Long, Gia Luận, Hiền Hào Hoàng Châu và Văn Phong.

Tác động đến đánh bắt, nuôi trồng thủy sản

Theo kết quả phỏng vấn nhiệt độ cao vào mùa hè ảnh hưởng tới các loài nuôi trong các lồng bè ở các xã và thị trấn Cát Bà. Nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến tôm cá nuôi ở các đầm mà không đủ độ sâu thích hợp cho chúng. Vào mùa đông, những người nuôi nồng bè cho biết, nếu nhiệt độ xuống dưới 90C, một số loài cá nuôi trong lồng bè chậm lớn thậm chí có thể chết (ví dụ cá sủ, ngao, vƣợc). Trong điều kiện BĐKH, nếu nhiệt độ xuống thấp (dưới 90C) thì sẽ ảnh hưởng đến các loại này.

Tương tự như vậy, tôm cá trong các đầm nuôi cũng ảnh hưởng nếu nhiệt độ quá thấp và kéo dài trong mùa đông. Khi có bão, các loại lồng bè đƣợc kéo vào các khu vực kín gió, đƣợc các đảo che chắn nên hầu nhƣ không bị tác động nhiều. Tại một số khu vực đã xảy ra dông lốc như khu vực ngoài đảo khỉ. Dưới tác động của BĐKH do bão, lốc xoáy, thiên tai có thể gia tăng về tần suất hoặc cường độ sẽ gây ra khó khăn và tổn thất cho ngƣ dân, đặc biệt là ngu dân đánh bắt xa bờ, mặc dù số lượng thuyền đánh bắt xa bờ chủ yếu là từ thị trấn Cát bà có xu hướng giảm đi.

Tác động đến rừng ngập mặn

Diện tích rừng ngập mặn ven biển (tại các xã phía Tây đảo Cát Bà) chịu nhiều tổn thất do bão và nước dâng trong bão. Tại nhiều điểm, cây ngập mặn bị đổ, chết, đất rừng ngập mặn bị xói lở và làm nước mặn lấn sâu vào các diện tích đất canh tác phía trong đảo. Rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở bãi Phù Long, Cái Viềng, Đường Gianh với hơn 700 ha và rải rác với diện tích nhỏ ở xã Gia Luận, Xuân Đám… Đối với rừng phòng hộ ven biển, nước biển dâng và BĐKH cũng sẽ có những tác động nhất định đến diện tích và sinh trưởng của rừng ngập mặn, đặc biệt thuộc địa bàn xã Phù Long. Bên cạnh đó, nếu diện tích rừng ngập mặn giảm thì sẽ làm mất nơi cƣ trú của các loài sinh vật, giảm nguồn lợi thủy sản và nguồn cung cấp giống tự nhiên cho nuôi trồng thủy sản.

Tác động đến du lịch, dịch vụ

Du lịch biển đảo, đang trở thành một chiến lƣợc phát triển của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, những tác động do biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến

sự phát phiển của ngành do đặc điểm phân bổ tài nguyên du lịch và hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tập trung chủ yếu ở vùng ven biển và hải đảo, là những nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của BĐKH.

Du lịch Cát Bà bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, sôi động nhất vào các tháng 6,7 và 8. Các hình thức du lịch truyền thống là tắm biển, thăm quan các hàng động, thăm đảo khỉ, vườn quốc gia, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng. Số ngày mưa kéo dài, mưa lớn gia tăng do biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến lượng khách du lịch cũng nhƣ hạn chế việc đi tham quan các danh lam thắng cảnh trên đảo của du khách. Tại các bãi biển Cát Cò 1, Cát Cò 2, Cát Cò 3 sẽ có thể bị ngập sâu hơn khi nước biển dâng cao, cần đầu tư để nâng cao bãi, đảm bảo sự thu hút của các bãi tắm.

Tác động đến cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải

Mặc dù Cát Bà năm trong vùng vĩnh đƣợc che chắn, nhƣng nếu bão đổ bộ trực tiếp vào Hải Phòng với cường độ lớn thì khu vực thường hứng chịu bão là những khu nhà hàng, khách sạn, nơi có nhiều bãi tắm hay khu vực thấp nhữ xã Phù Long sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Trên địa bàn xã Phù Long có tuyến đê bao khu dân cư nhưng chủ yếu là đê đất, thấp, chân đê yếu. Nếu nước biển dâng cao hơn 4,5 m thì sẽ tràn qua thân đê vào các đầm thủ sản và khu dân cƣ. Khả năng chống chọi của các tuyến đê này khi có hiện tượng nước dâng sóng lớn do bão gây ra rất kém.

Người dân ở xã Phù Long cho biết, nếu cơn báo có cường độ cấp 10-11 như cơn bão số 3 (2011) đổ bộ trực tiếp vào Hải Phòng (mặc dù hướng bão đổ bộ có thể không trực tiếp vào Phù Long), thì nguy cơ vỡ đê dưới tác động của sóng gió vẫn có thể là rất lớn. Các bờ bao của đầm thủy sản khu vực này sẽ dễ bị vỡ hoặc sạt lở hoặc bị sóng dâng tràn qua, gây thiệt hại cho các chủ đầm. Trong tương lai, theo kinh bản nước biển dâng trung bình, mực nước biến sẽ dâng lên 30 cm vào năm 2050 và 75 cm vào năm 2100. hệ thống đê bao sẽ dễ bị bào mòn, gây sạt lở hơn ngay cả khi chƣa có điều kiện bất lợi về thời tiết hay thiên tai xảy ra.

Hiện tại, hàng năm, khu vực dân cư (đường xá, nhà cửa…) ở Phù Long bị ngập khoảng 30-50 cm, tủy theo khu vực, có chỗ sấp xỉ nền nhà khi mƣa lớn do hệ thống thoát nước kém. Hiện tượng này có thể xảy ra trong khoảng vài ngày tời 1 tuần trong 1

năm. Nhiều hộ gia đình đã chủ động xây cao hơn mặt đường 0,5 -0,7 m.

Hệ thống giao thông trên đảo chƣa phát triển, đến nay mới có một tuyến đường xuyên đảo từ thị trấn Cát Bà lên Đông Bắc cảng Gia Luận, trong đó đoạn thuộc xã Trân Châu thường xảy ra ngập úng cục bộ khi có mưa lớn xảy ra do là vùng trũng, thoát nước kém. Một đoạn thuộc xã Hiền Hào đang có nguy cơ bị sạt lở. Dưới tác động của BĐKH, các tuyến đường sẽ bị ảnh hưởng nhất định, nhất là khi có những trận mƣa lớn kéo dài vào mùa mƣa.

Cầu cảng Bến Bèo và Cái Viềng đã từng bị ngập khi bão đổ bộ (có lúc cao hơn cầu cảng khoảng 0,5 m). Do vậy, nước nước biển dâng lên, khả cần phải nâng cao nền của các cầu cảng và bến bãi ven bờ.

Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật và tài sản của lĩnh vực du lịch – dịch vụ của huyện bị ảnh hưởng lớn bởi các trận mưa, bão lớn. Hiện tượng nước biển dâng cao, gia tăng xâm thực ven bờ đã gây hƣ hại, xuống cấp nhanh hệ thống đê biển và các công trình xây dựng phục vụ du lịch. Thiên tai trong mùa du lịch cũng làm giảm lượng khách đến tham quan và lưu trú tại đảo, gia tăng chi phí cho các hoạt động phòng, chống thiên tai.

Tác động đến vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng, đói nghèo và giới Sự phụ thuộc nhiều của sinh kế vào nguồn lực tài nguyên thiên nhiên khiến cho các sinh kế nông nghiệp trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn trước tác động của BĐKH. Đã làm ảnh hưởng cho cuộc sống nhiều gia đình trở lên khó khăn hơn.

Việc chi trả mua nước sạch với gia cao cũng là một khó khăn đối với các hộ nghèo.

Nguồn nước từ những chiếc giếng dào hoặc giếng khoan không đảm bảo vệ sinh môi trường và đã bị nhiễm mặn. Vào mùa nắng nóng, khô hạn đồng thời do địa hình sâu trũng bị nhập mặn nên vấn đề nước sạch để sinh hoạt là mối lo lắng của hành nghìn người dân trên đảo.

Ô nhiễm môi trường nước là một trong những vấn đề đáng lo ngại của huyện Cát Hải- nơi đang có hoạt động du lịch phát triển mạnh, đón hàng triệu khách mỗi năm. Với Đảo Cát Hải, hiện đa số nước thải sinh hoạt và sản xuất của các hộ dân và các cơ sở sản xuất chế biến thủy sản trên đảo đều xả thẳng ra biển qua hệ thống cống thải. Đặc thù trên đảo phát triển nghề truyền thống làm nước mắn, mắm tôm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cư ven biển huyện cát hải, thành phố hải phòng (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)