CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Đề xuất giải pháp ứng phó, thích ứng – giảm nhẹ với biến đổi khí hậu
Dựa trên những đánh giá tổng hợp về kết quả đánh giá năng lực thích ứng của cộng đồng ven biển huyện Cát Hải, học viên đề xuất những giải pháp dưới đây để nâng cao hơn nữa năng lực thích ứng và góp phần ứng phó, thích ứng giảm nhẹ với biến đổi khí hậu.
- Các giải pháp chính sách: Căn cứ tình hình phát triển kinh tế của thành phố nói chung và huyện Cát Hải nói riêng; Căn cứ vào kịnh bản biến đổi khí hậu của huyện, kết quả đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với từng ngành, từng lĩnh vực, huyện cũng đã xây dựng các chương trình, kế hoạch ứng phó với BĐKH cụ thể, Chủ động ứng phó với thiên tai và nước biển dâng; bảo đảm an ninh, lương thực, an ninh về nước, củng cố đê sông, đê biển, chống xâm nhập mặn, bảo vệ vùng ven biển và thích ứng với BĐKH
- Các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu: Trước những diễn biến bất thường của khí hậu, người dân thành phố Hải Phòng nói chung và huyện Cát Hải nói riêng đã có những biện pháp thích ứng khác nhau. BĐKH trong những năm tới con diễn biến rất phức tạp, những ảnh hưởng của nó tới sản xuất nông nghiệp khó có thể lường hết được. Mặc dù trong những năm qua đã có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, sự nhận thức và những biện pháp thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp của người dân những đó mới chỉ là bước đầu, những kết quả thu đƣợc chƣa cao nhu mong muốn. Để nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp của người dân ven biển của huyện Cát Hải trong thời gian tới cần có một số giải pháp nhƣ sau:
+ Tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều kênh thông tin để nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân ven biển về BĐKH và ảnh hưởng của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân để mỗi người nâng cao nhận thức, kiến thức và hành động tìm biện pháp phòng, tránh và cách thích ứng phù hợp.
+ Tăng cường vai trò của cộng đồng, trao quyền để cộng đồng dân chủ bàn bạc, tìm ra các giải pháp thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp. Cộng đồng phát huy sức mạnh giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển kinh tế hộ, thay đổi sinh kế phù hợp với điều kiện của địa phương.
+ Cơ quan chính quyền các cấp xây dựng và phổ biến kế hoạch hành động của địa phương về phòng, tránh ảnh hưởng của BĐKH; xây dựng và triển khai các dự án về công trình nâng cấp đê điều, trồng và bảo vệ rừng ngập mặn, kè, cống... hạn chế tác hại của mưa, bão, nước biển dâng, ngập mặn. Xây dựng các phương án để chủ động và từng bước chuyển đổi SXNN; thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; thay đổi các phương thức sử dụng đất thích ứng với điều kiện ngập mặn và nước biển dâng cho người dân vùng ven biển.
+ Tổ chức các lớp tập huấn cho người dân ven biển về phòng, tránh và biện pháp giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng của BĐKH đến SXNN và đời sống, đặc biệt là hướng dẫn cộng đồng người dân địa phương cùng hợp tác tư duy, cùng tìm giải pháp và cùng hành động thích ứng trong SXNN. Có nhƣ vậy mới khai thác đƣợc sức mạnh cộng đồng và sự hợp tác để thực hiện đồng bộ giải pháp thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân địa phương để mang lại hiệu quả như mong muốn.
+ Chính quyền địa phương huy động các nguồn lực tài chính để hợp tác với các trường đại học, các viên nghiên cứu, các nhà khoa học trong việc dự báo những tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất và đời sống; Nghiên cứu chọn lựa tạo các giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản phù hợp với điều kiện của địa phương;
các phương thức canh tác mới, các giải pháp sinh kế mới trong điều kiện thay đổi môi trường sống do sự BĐKH để chuyển giao tới cộng đồng người dân địa phương.
- Giải pháp đối với tài nguyên nước:
+ Lập quy hoạch có liên quan đến phát triển bền vững tài nguyên nước trên cơ sở gắn kết với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trước hết, ưu tiên rà soát, xây dựng công trình thủy lợi, hệ thống công trình ven sông, ven biển, đê điều ... có tính đến BĐKH.
+ Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến tiềm năng phát triển kinh tế xã hội tại các khu vực ven sông và ven biển. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý tổng hợp tài nguyên nước đáp ứng được nhu cầu sản xuất, tưới tiêu, thủy sản.
+ Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cƣ về tác động của BĐKH, sử dụng hợp lý nguồn nước ngầm và nước mặt.
- Giải pháp đối với Rừng và đa dạng sinh học:
+ Xây dựng kế hoạch tham gia các chương trình xã hội hóa lâm nghiệp, chương trình tái định cư cho dân vùng ven biển; Xây dựng các chính sách quản lý trong việc sử dụng các dịch vụ hệ sinh thái và sử dụng bền vững DDSH và phát triển trồng rừng ngập mặn khu vực ven biển hàng năm.
+ Nâng cao nhận thức về DDSH, công tác bảo vệ môi trường biển, ven biển, tích cực trồng mới và khoanh vùng bảo tồn rừng ngập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
- Giải pháp đối với nông nghiệp:
+ Trồng trọt và chăn nuụi bị ảnh hưởng rừ rệt của BĐKH, vỡ vậy phải cú những hoạt động phối hợp giữa các tổ chức và người dân để đảm bảo an ninh lương thực.
+ Áp dụng các biện pháp canh tác bảo vệ đất trồng trọt, độ phì nhiêu của đất, lựa chọn giống cây trồng thích nghi với BĐKH (chọn giống ngắn ngày, chín sớm, giống chịu các điều kiện bất lợi nhƣ hạn hán, sâu bệnh. Lai tạo giống mới thích nghi với điều kiện BĐKH, các loại cây có khả năng chịu hạn, chịu mặn, úng ngập và sâu bệnh...
+ Thay đổi thời vụ và lịch gieo trồng thích hợp với BĐKH, thay đổi các biện pháp canh tác thích hợp (mật độ trồng, cách bón phân, phòng trừ sâu bệnh luân canh cây trồng...) Tăng cường sản xuất chế biến, dự trữ và sử dụng hợp lý thức ăn chăn nuôi, xử lý phân và nước thải gia súc.
+ Áp dụng công nghệ canh tác phù hợp với hoàn cảnh BĐKH, nâng cao hiệu quả công tác quản lý và quy hoạch liên quan đến BĐKH nhƣ: Quy hoạch sử dụng đất
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận
Biểu hiện của biến đổi khí hậu tại huyện Cát Hải đã thể hiện qua các số liệu thống kê nhƣ: nhiệt độ trung bình của huyện có xu thế tăng, so sánh từ 2005-2016 với 1961-2005 tăng khoảng 0,40C với tỷ lệ tăng 1,68%; Lƣợng mƣa trung bình năm tăng 11,06%; Nước biển dâng tăng 8 cm (tỷ lệ tăng khoảng 4,52%). Các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, xâm nhập mặn … đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh kế của người dân của huyện Cát Hải.
Việc đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cƣ dân tại hai xã Phù Long và Xuân Đám, huyện Cát Hải đƣợc thực hiện dựa vào các tiếp cận mang tính khung trong đánh giá tính dễ bị tổn thương của IPCC và sinh kế bền vững của DFID. Học viên đã phối hợp các phương pháp định tính với phương pháp định lƣợng trong phân tích số liệu mô tả độ nhạy cảm và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua các vốn sinh kế cho các xã trên quy mô toàn huyện Cát Hải để đánh giá tính chỉ số tính dễ bị tổn thương của sinh kế (LVI – Livelihood Vulnerability Index) cho các đơn vị cấp xã toàn huyện Cát Hải. Dựa vào đó luận văn đã đưa ra khung xây dựng bộ chỉ số đánh giá khả năng tổn thương và thích ứng ở các xã ven biển huyện Cát Hải.
Hai xã Phù Long và Xuân Đám đã đƣợc chọn nghiên cứu vì đƣợc coi là nhạy cảm và chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, do quy mô lãnh thổ nhỏ và vị trí hai xã ven biển nay khá gần nhau nên các yếu tố khí hậu coi nhƣ đồng nhất và luận văn chỉ đánh giá độ nhạy cảm với biến đổi khí hậu của các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu.
Các số liệu thống kê kinh tế xã hội liên quan đến các vốn sinh kế của cộng đồng được kết hợp với kết quả điều tra, phỏng vấn người dân tại hai xã và kịch bản biến đổi khí hậu tại Hải Phòng cho phép đánh các biến mô tả giá độ nhạy cảm và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc đánh giá dựa trên phương pháp chỉ số hoá cho phép so sánh các biến có đơn vị tính khác nhau và định lƣợng đƣợc vai trò của các yếu tố kinh tế xã hội, tự nhiên dùng để đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại Phú Long và Xuân Giá. Luận văn đã sử dụng 3 biến để mô tả độ
phơi nhiễm (E), 19 biến để mô tả độ nhạy cảm (S) và 32 biến để mô tả khả năng thích ứng (AC) của các xã.
Việc phân tích các số liệu cả định tính lẫn định lƣợng cho phép xác định đƣợc các loại hình sinh kế chính tại Cát Bà và chi tiết hơn tại Phù Long và Xuân Đám. Cụ thể là đánh bắt, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, khai thác rừng ngập mặn và du lich.
Kết quả đỏnh giỏ cho thấy cú sự khỏc biệt khỏ rừ về tỏc động của biến đổi khớ hậu nhƣ tăng nhiệt độ, giảm lƣợng mƣa và phân bố lƣợng mƣa cực đoan cũng nhƣ nước biển dâng và giông bão, áp thấp nhiệt đới tại Cát Bà, đặc biệt tại Phù Long và Xuân Đám. Số liệu cho phép chỉ ra đƣợc tác động của các biểu hiện biến đổi khí hậu nói trên đến nuôi trồng thuỷ sản, đến hệ thống hạ tầng và ảnh hưởng trực tiếp đến các loại hình sinh kế của cộng đồng trong hai thời điểm 2006 và 2016. Xu thế tính dễ bị tổn thương của các xã đều giảm trong giai đoạn 2006-2016. Xã Phù Long có chỉ số bị tổn thương LVI giảm từ 0.69 xuống 0.66 và Xuân Đám có sự giảm LVI từ 0.69 xuống 0.65. Điều này chỉ ra rằng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của các xã, trong đó có Phù Long và Xuân Đám có sự tăng rất nhẹ. Sự gia tăng mặc dù nhỏ này cho thấy tác động của hàng loạt yếu tố chính sách, đầu tư của nhà nước cùng sự gia tăng các vốn sinh kế của cộng đồng tại khu vực nghiên cứu. Các sinh kế mới nhƣ du lịch cũng góp phần gia tăng vốn tài chính và vốn hạ tầng của địa phương và tác động tích cực đến nâng cao khả năng thích ứng của cộng đồng tại đây.
Khuyến nghị
Nghiên cứu trong khuông khổ luận văn chỉ mới chọn hai xã đƣợc xem là điển hình cho vùng ven biển huyện Cát Hải nên không thể đại diện cho toàn huyện. Các kết quả chỉ có thể góp phần đƣa ra cơ sở thực tiễn và cơ sở khoa học cho định hướng gia tăng các yếu tố giúp nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng. Cũng do hạn chế về quy mô lãnh thổ, nghiên cứu này chƣa khuyến nghị được các định hướng ở quy mô toàn huyện. Việc phân tích chính sỏch sử dụng trong luận văn đƣợc tiến hành ở quy mụ huyện nờn chƣa làm rừ đƣợc tác động của chính sách tới quy mô hộ gia đình. Đây là các công việc cần làm tiếp khi có điều kiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO