Đặc điểm điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội huyện Cát Hải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cư ven biển huyện cát hải, thành phố hải phòng (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 2. KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội huyện Cát Hải

2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Cát Hải nằm ở phía Nam vịnh Hạ Long, phía Bắc giáp huyện Yên Hƣng (Quảng Ninh); phía Tây giáp đảo Đình Vũ, phía Đông và Nam là vịnh Bắc Bộ. Huyện gồm quần đảo Cát Bà (hơn 300 km2) và đảo Cát Hải (khoảng 40 km2) hợp thành với tổng diện tích tự nhiên là 345 km2 trong đó rừng núi chiếm 2/3.

Huyện có 12 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn Cát Bà, Cát Hải và các xã Đồng Bài, Nghĩa Lộ, Văn Phong, Hoàng Châu, Phù Long, Trân Châu, Xuân Đám, Việt Hải, Gia Luận, Hiền Hào.

Địa hình Cát Bà chủ yếu là núi đá vôi và một số đồi đất thấp xen kẽ nhiều thung lũng lớn nhỏ, rừng núi chiếm 2/3 diện tích.

2.1.1.2. Tài nguyên, môi trường Địa hình

Địa hình chủ yếu tại quần đảo Cát Bà là địa hình Karst nhiệt đới bị ngập chìm do biển tiến. Điều này đã tạo nên cảnh quan độc đáo, nhiều dạng địa hình đặc biệt nhƣ đảo đá, hang động, đa dạng sinh học cao với các hệ sinh thái, các loại động thực vật phong phú. Đảo chính Cát Bà rộng khoảng 144km2, chỗ cao nhất 331m, là đảo đá vôi lớn nhất trong hệ thống quần đảo phía Nam vịnh Hạ Long và vùng ven bờ Tây biển Đông. Trên đảo có các thung lũng Karst và nhiều hang động nổi tiếng như: Hoa Cương, Trung Trang, Quân Y, Áng Mả, Phù Long, Quả Vàng, v.v

Thổ nhưỡng

Đất của huyện đảo Cát Hải gồm: 1) Đất Feralit đỏ nâu phát triển trên đá vôi với diện tích 4.482,2 ha, có nhiều tại các xã Trân Châu, Gia Luận, Việt Hải; 2) Đất Feralit nâu đỏ với diện tích: 900,2 ha, phân bố hầu hết các xã trong quần đảo, đất thích hợp trồng cây ăn quả nhƣ Cam, Quýt, Nhãn Vải; 3) Đất Feralit nâu vàng phát triển từ các sản phẩm phong hóa đá vôi dốc tụ hỗn hợp, diện tích: 1.001,5 ha; 4) Đất dốc tụ thung lũng, khoảng 342,5 ha, đã đƣợc khai phá trồng lúa và hoa màu; 5) Đất mặn Sú vẹt, diện tích: 826,7 ha, tập trung chủ yếu vùng Cái Viềng, Phù Long và rải

rác ở vài nơi quanh đảo; 6) Đất bồi chua mặn, diện tích nhỏ, chỉ khoảng trên 40ha, phân bố ở xã Xuân Đám về phía biển. Phân theo mục đích sử dụng thì Cát Hải có các loại nhóm đất, gồm: đất đồi, núi chiếm 3/4 diện tích tự nhiên với 32.311,3ha;

đất nông nghiệp: 375ha; đất lâm nghiệp: 171.34ha, đất chuyên dùng 620,4ha; đất ở 360ha và đất chƣa sử dụng 10.821ha.

Đa dạng sinh học và các hệ sinh thái chính:

Vườn quốc gia, Khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) quần đảo Cát Bà là nơi có đa dạng sinh học cao với sự đa dạng về loài, các hệ sinh thái và nguồn gen. Khu DTSQ có tổng diện tích 26.241ha (gồm phần đảo và phần biển), đƣợc chia thành 3 vùng:

vựng Lừi, vựng Đệm và vựng Chuyển tiếp. Cỏc hệ sinh thỏi (HST) tiểu biểu, đặc thự gồm: HST rừng mƣa nhiệt đới trên đảo đá vôi; HST rừng ngập mặn; HST vùng triều; HST rạn san hô; HST hồ nước mặn; HST đáy mềm; HST hang động.

Rừng nguyên sinh trên đảo đã thống kê đƣợc: 745 loài thực vật trong đó có nhiều dƣợc liệu quả và 200 loài động vật trên cạn trong đó điển hình nhất là loài voọc đầu trắng đặc hữu (voọc Cát Bà). Sinh vật biển thuộc vùng biển - đảo Cát Hải cũng rất phong phú, đa dạng, với trên 1.200 loài. Vịnh Lan Hạ (Cát Bà) là một trong những vịnh biển đẹp nhất trong quần thể danh thắng vịnh Hạ Long.

Hệ sinh thái rừng ngập mặn: phân bố chủ yếu ở khu vực xã Phù Long với tổng diẹ n tích là 775,98 ha và đuợc phân chia ra làm 2 loại: rừng ngạ p mạ n phân bố ngoài khu đầm nuôi thủy sản và rừng ngạ p mạ n phía trong khu đầm nuôi thủy sản.

Các dải rừng ngập mặn ven đảo là ngôi nhà của hàng chục loài thủy sản, cung cấp thức ăn với nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao nhƣ cua, tôm, cá, v.v.

Với các giá trị đặc biệt về đa dạng sinh học (ĐDSH), đảo Cát Bà nói riêng và khu DTSQ quần đảo Cát Bà đƣợc xem nhƣ lá phổi xanh của thành phố Hải Phòng, điển hình cho mô hình “phòng thí nghiệm học tập về phát triển bền vững”

(UNESCO).

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội 2.1.2.1. Kinh tế

Trong khoảng 10 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của huyện Cát Hải đạt mức khá. GDP bình quân đầu người tăng hàng năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt

10,3% /năm, trong đó tốc độ tăng trưởng nhóm ngành nghề du lịch – dịch vụ tăng bình quân 11,7% /năm, công nghiệp – xây dựng tăng 12,3% /năm, nông lâm – thủy sản tăng bình quân 2% /năm;

Cơ cấu giá trị sản xuất: Nhóm ngành du lịch-dịch vụ: 72,9%, nhóm ngành công nghiệp-xây dựng: 16,4%, nhóm ngành nông-lâm-thuỷ sản: 10,7% (2017).

Du lịch, dịch vụ:

Du lịch là lĩnh vực kinh tế chủ đạo, phát triển và hiện chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành du lịch đạt 6,6%

/năm. Khách du lịch đạt 2.160.000 lƣợt, trong đó khách quốc tế đạt 477.500 lƣợt.

Tổng doanh thu từ dịch vụ lưu trú ăn uống ước đạt 1.250 tỷ đồng (2017).

Hoạt động dịch vụ, thương mại phát triển với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng, phong phú, hình thức kinh doanh linh hoạt, thị trường ổn định đáp ứng nhu cầu của nhân dân và du khách. Tổng mức luân chuyển hàng hóa bán lẻ ƣớc đạt 1.060 tỷ đồng (2017).

Thủy sản:

Ngành nghề thủy sản phát triển cả về khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ. Tổng sản lƣợng thủy sản đạt bình quân 9.970 tấn/năm. Khai thác thủy sản chủ yếu là khai thác ven bờ, sản lƣợng khai thác đạt bình quân 4.292 tấn/năm; nuôi trồng thủy sản bình quân đạt 5.678 tấn/năm. Chế biến thủy sản phát triển với đa dạng sản phẩm và chất lƣợng cao.

Dịch vụ và cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển thủy sản cơ bản đƣợc hoàn thiện, hệ thống các cảng biển, khu neo đậu tàu thuyền, các trung tâm dịch vụ hậu cần và phát triển thủy sản đƣợc đầu tƣ nâng cấp đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển ngành thủy sản trên vùng biển Cát Bà.

Nông, lâm, diêm nghiệp:

Sản xuất nông nghiệp đã có sự phát triển tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật, chú trọng chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có sản lƣợng và giá trị kinh tế cao. Năm 2017, diện tích trồng lúa đạt 18 ha đạt 84% kế hoạch năm. Diện tích trồng rau màu đạt 34 ha đạt 99% kế hoạch năm, v.v. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng bình quân 2,8%/năm, sản lƣợng lúa bình quân đạt 81 tấn/năm. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng bình quân 8,5 %/năm. Cụ thể vào

năm 2017, huyện có 15.000 con lợn, 5.000 con dê, 88.300 con gia cầm, 2.302 đàn ong, công tác thú y phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đƣợc quan tâm. Sản xuất muối: năng suất và diện tích giảm, hiệu quả thấp.

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

Sản lượng nước mắm bình quân đạt 6.500.000 lít năm (2017), các doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ nâng cao chất lƣợng và đa dạng hóa các loại hình sản phẩm mở rộng thị trường, v.v. Tổng giá trị sản xuất bình quân đạt 147 tỷ đồng/năm.

Sửa chữa tàu thuyền tăng trưởng khá, sản lượng sửa chữa tàu thuyền bình quân đạt 12.000 phương tiện/năm; sản lượng sản xuất nước đá bình quân đạt 350.000 tấn năm 2017.

Giao thông vận tải:

Năm 2017, vận chuyển hành khách của các doanh nghiệp vận tải đường bộ, đường thủy trên địa bàn huyện đạt: 2.969.000 lượt. Trong đó vận chuyển khách đường bộ ước đạt: 2.673.000 lượt, vận chuyển khách đường thủy ước đạt 296.000 lượt. Vận tải hàng hóa đường thủy ước đạt 78.000 lượt.

2.1.2.2. Xã hội

Dân số, lao động và việc làm:

Dân số: 30.659 người (2016), tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 0,53%, cơ cấu lao động đƣợc phân bổ nhƣ sau: du lịch – dịch vụ chiếm: 44%, công nghiệp – xây dựng chiếm 15,6%, nông lâm – thủy sản chiếm 13,5%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%.

Lao động và việc làm: Năm 2017, huyện đã mở 6 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn (210 học viên); tạo việc làm mới cho 3.150 lao động. Tỷ lệ hộ nghèo là 1,96%, cận nghèo là 2%.

Văn hóa, Giáo dục, Y tế:

Văn hóa, thể thao: Trung tâm Văn hóa- Thể thao huyện đạt chuẩn, có nhiều hoạt động văn hóa thể thao kết nối với các xã có hiệu quả. Toàn huyện hiện có 40 nhà văn hoá, trong đó 12 Nhà văn hóa xã, thị trấn, 28 nhà văn hóa tổ dân phố và có 33 công trình thể dục, thể thao, trong đó có 12 sân bóng chuyền, 12 sân cầu lông, hai sân tenis và 7 sân bóng đá.. Đài phát thanh huyện và các xã, thị trấn thực hiện

tốt công tác truyền thông, xây dựng được 290 chương trình phát thanh. Toàn huyện hiện có 74 trạm thu phát sóng di động (BTS), 19 điểm kinh doanh dịch vụ internet.

Giáo dục - Đào tạo: Toàn huyện có hai trường trung học phổ thông với chất lượng đào tạo tốt, có 17 trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục ở cấp độ cao nhất, giữ vững bảy trường đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt trên 96%. Niên học 2016 – 2017, lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo đã có 15 sáng kiến khoa học – công nghệ đƣợc công nhận.

Y tế: Bệnh viện huyện đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng 3 trở lên, trung tâm y tế huyện đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, y tế được tăng cường về số lƣợng và nâng cao về chất lƣợng: Toàn huyện có 6/12 trạm y tế xã và thị trấn đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế, 32 bác sỹ và 100% các thôn/ xóm có y tế thôn/ xóm. Có 127 đơn vị và 2.584 người tham gia bảo hiểm xã hội và 29.809 người tham gia bảo hiểm y tế.

Tình hình thực hiện Chương trình Nông thôn mới:

Đến cuối năm 2017, huyện Cát Hải đã hoàn thiện hồ sơ báo cáo UBND Thành phố xét, công nhận huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2017 (riêng 4 xã trên đảo Cát Hải không tham gia chương trình Nông thôn mới vì thuộc vùng quy hoạch cảng Đình Vũ). Huyện đã kiện toàn Văn phòng điều phối Nông thôn mới của huyện, đánh giá kết quả bước đầu thực hiện đề án phát triển Kinh tế nông thôn giai đoạn 2017 – 2020. Các xã của huyện Cát Hải đã đƣợc công nhận xã đảo (theo Quyết định 1859/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2017). Đây là cơ hội mới cho các xã sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi trong phát triển KT-XH đối với xã đảo theo quy định của Luật biển Việt Nam và theo Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020.

2.2. Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu tại huyện Cát Hải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cư ven biển huyện cát hải, thành phố hải phòng (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)