Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cư ven biển huyện cát hải, thành phố hải phòng (Trang 25 - 26)

CHƢƠNG 2 KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Cát Hải

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Cát Hải nằm ở phía Nam vịnh Hạ Long, phía Bắc giáp huyện Yên Hƣng (Quảng Ninh); phía Tây giáp đảo Đình Vũ, phía Đông và Nam là vịnh Bắc Bộ. Huyện gồm quần đảo Cát Bà (hơn 300 km2

) và đảo Cát Hải (khoảng 40 km2) hợp thành với tổng diện tích tự nhiên là 345 km2 trong đó rừng núi chiếm 2/3.

Huyện có 12 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn Cát Bà, Cát Hải và các xã Đồng Bài, Nghĩa Lộ, Văn Phong, Hoàng Châu, Phù Long, Trân Châu, Xuân Đám, Việt Hải, Gia Luận, Hiền Hào.

Địa hình Cát Bà chủ yếu là núi đá vôi và một số đồi đất thấp xen kẽ nhiều thung lũng lớn nhỏ, rừng núi chiếm 2/3 diện tích.

2.1.1.2. Tài nguyên, môi trường Địa hình

Địa hình chủ yếu tại quần đảo Cát Bà là địa hình Karst nhiệt đới bị ngập chìm do biển tiến. Điều này đã tạo nên cảnh quan độc đáo, nhiều dạng địa hình đặc biệt nhƣ đảo đá, hang động, đa dạng sinh học cao với các hệ sinh thái, các loại động thực vật phong phú. Đảo chính Cát Bà rộng khoảng 144km2, chỗ cao nhất 331m, là đảo đá vôi lớn nhất trong hệ thống quần đảo phía Nam vịnh Hạ Long và vùng ven bờ Tây biển Đông. Trên đảo có các thung lũng Karst và nhiều hang động nổi tiếng nhƣ: Hoa Cƣơng, Trung Trang, Quân Y, Áng Mả, Phù Long, Quả Vàng, v.v

Thổ nhưỡng

Đất của huyện đảo Cát Hải gồm: 1) Đất Feralit đỏ nâu phát triển trên đá vôi với diện tích 4.482,2 ha, có nhiều tại các xã Trân Châu, Gia Luận, Việt Hải; 2) Đất Feralit nâu đỏ với diện tích: 900,2 ha, phân bố hầu hết các xã trong quần đảo, đất thích hợp trồng cây ăn quả nhƣ Cam, Quýt, Nhãn Vải; 3) Đất Feralit nâu vàng phát triển từ các sản phẩm phong hóa đá vôi dốc tụ hỗn hợp, diện tích: 1.001,5 ha; 4) Đất dốc tụ thung lũng, khoảng 342,5 ha, đã đƣợc khai phá trồng lúa và hoa màu; 5) Đất mặn Sú vẹt, diện tích: 826,7 ha, tập trung chủ yếu vùng Cái Viềng, Phù Long và rải

rác ở vài nơi quanh đảo; 6) Đất bồi chua mặn, diện tích nhỏ, chỉ khoảng trên 40ha, phân bố ở xã Xuân Đám về phía biển. Phân theo mục đích sử dụng thì Cát Hải có các loại nhóm đất, gồm: đất đồi, núi chiếm 3/4 diện tích tự nhiên với 32.311,3ha; đất nông nghiệp: 375ha; đất lâm nghiệp: 171.34ha, đất chuyên dùng 620,4ha; đất ở 360ha và đất chƣa sử dụng 10.821ha.

Đa dạng sinh học và các hệ sinh thái chính:

Vƣờn quốc gia, Khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) quần đảo Cát Bà là nơi có đa dạng sinh học cao với sự đa dạng về loài, các hệ sinh thái và nguồn gen. Khu DTSQ có tổng diện tích 26.241ha (gồm phần đảo và phần biển), đƣợc chia thành 3 vùng: vùng Lõi, vùng Đệm và vùng Chuyển tiếp. Các hệ sinh thái (HST) tiểu biểu, đặc thù gồm: HST rừng mƣa nhiệt đới trên đảo đá vôi; HST rừng ngập mặn; HST vùng triều; HST rạn san hô; HST hồ nƣớc mặn; HST đáy mềm; HST hang động.

Rừng nguyên sinh trên đảo đã thống kê đƣợc: 745 loài thực vật trong đó có nhiều dƣợc liệu quả và 200 loài động vật trên cạn trong đó điển hình nhất là loài voọc đầu trắng đặc hữu (voọc Cát Bà). Sinh vật biển thuộc vùng biển - đảo Cát Hải cũng rất phong phú, đa dạng, với trên 1.200 loài. Vịnh Lan Hạ (Cát Bà) là một trong những vịnh biển đẹp nhất trong quần thể danh thắng vịnh Hạ Long.

Hệ sinh thái rừng ngập mặn: phân bố chủ yếu ở khu vực xã Phù Long với tổng diẹn tích là 775,98 ha và đuợc phân chia ra làm 2 loại: rừng ngạp mạn phân bố ngoài khu đầm nuôi thủy sản và rừng ngạp mạn phía trong khu đầm nuôi thủy sản. Các dải rừng ngập mặn ven đảo là ngôi nhà của hàng chục loài thủy sản, cung cấp thức ăn với nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao nhƣ cua, tôm, cá, v.v.

Với các giá trị đặc biệt về đa dạng sinh học (ĐDSH), đảo Cát Bà nói riêng và khu DTSQ quần đảo Cát Bà đƣợc xem nhƣ lá phổi xanh của thành phố Hải Phòng, điển hình cho mô hình “phòng thí nghiệm học tập về phát triển bền vững” (UNESCO).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cư ven biển huyện cát hải, thành phố hải phòng (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)