Diễn biến các yếu tố khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cư ven biển huyện cát hải, thành phố hải phòng (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 2. KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu tại huyện Cát Hải

2.2.1. Diễn biến các yếu tố khí hậu

Ở vị trí đặc thù của một huyện đảo, Cát Hải đã ghi nhận nhiều biến động trong các yếu tố khí hậu trong vòng ba thập kỷ qua. Kết quả tổng hợp các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, mực NBD, v.v. được thu thập từ mạng lưới các trạm khí tượng thủy văn trên địa bàn huyện và lân cận.

2.2.1.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình (NĐTB) năm trên địa bàn huyện Cát Hải có xu hướng tăng dần từ năm 1961 đến 2005. Trong hơn 50 năm nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,70C, tuy nhiên, mức độ tăng của các thập kỷ khác nhau. Tại trạm khí tƣợng Hòn Dấu, trong 2 thập kỷ đầu (1966-1975, 1976-1985), NĐTB năm ít thay đổi và duy trì ở mức 23,4-23,50C, thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,3-0,40C; 2 thập kỷ tiếp theo (1986-1995 và 1996-2005) nhiệt độ có xu hướng tăng mạnh lên 0,30C/thập kỷ.

Nhưng từ năm 2006 đến 2015, nhiệt độ không tăng so với thập kỷ trước đó. So sánh thập kỷ 2006-2015 với thời kỳ 1961-2005, NĐTB năm tăng 0,40C với tỷ lệ tăng 1,68% (Hình 4).

Hình 2. 1. Xu thế biến động nhiệt độ trung bình năm và so sánh 2006-2015 với 1961-2005 tại trạm KT Hòn Dấu

Nhiệt độ tăng giảm không đều giữa các mùa. NĐTB trong các tháng mùa đông (từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau) tại Hòn Dấu có xu thế tăng mạnh trong hơn 5 thập kỷ qua (1961-2015) khoảng 0,80C, nhƣng NĐTB tháng thấp nhất (tháng 1) lại tăng ít hơn, khoảng 0,30C. Tuy nhiên, trong thập kỷ gần đây NĐTB thỏng lại cú xu hướng giảm rừ rệt; so với trung bỡnh nhiều năm giảm 0,20C. Nhiệt độ mùa đông có xu hướng giảm trong thập kỷ gần đây do có một số mùa đông rét bất thường. Nhưng nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối lại có xu thế tăng mạnh trong hơn 50 năm qua và trong thập kỷ gần đây so với 4 thập kỷ trước tăng 0,70C (Bảng 1).

Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối tại Cát Hải cũng có xu thế tăng mạnh, đặc biệt là trong 10 năm trở lại đây. Nhiệt độ cao nhất trung bình trong thập kỷ 2006-2015 tăng 0,40C (tăng khoảng 1,03%) so với hơn 4 thập kỷ trước đó (1961-2005).

Bảng 2. 1. Tổng hợp đặc trƣng nhiệt độ trung bình nhiều năm giai đoạn 1961-2015

Đặc

trƣng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

m Trung

bình 16,6 17,3 19,3 23,2 27,2 29,2 29,4 28,7 27,6 25,1 22,0 18,4 23,7

Cao

nhất TB 23,6 24,4 25,8 29,6 33,7 34,7 35,1 34,7 33,4 31,4 29,2 26,0 30,1

Cao

nhất TĐ 32,0 35,4 34,0 35,3 38,9 38,8 39,0 36,8 36,0 33,8 34,0 29,3 39,0

Thấp

nhất TB 9,5 10,2 12,7 16,7 20,8 23,2 23,7 23,6 21,9 18,1 14,2 10,3 17,1

(Nguồn :Trung tâm Khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia, năm 2016) 2.2.1.2. Lượng mưa

Trong hơn 20 năm qua tại huyện Cát Hải, lượng mưa năm có xu hướng tăng mạnh lên tới 11,06% trong hai giai đoạn từ 1992-2005 đến 2006-2015. Tuy nhiên, tại trạm Hòn Dấu lƣợng mƣa có xu thế giảm trong hơn 50 năm qua và trong 10 năm lại đây tăng không nhiều so với 40 năm trước đó ).

Hình 2. 2. Xu thế lƣợng mƣa năm và so sánh giữa thời kỳ 2006-2015 với 1961-2004 tại các trạm đo mƣa ở huyện Cát Hải và lân cận

(Nguồn: Trung tâm KTTV quốc gia và Dự án READY, 2016) Lƣợng mƣa trung bình mùa khô (tháng 11- tháng 4) ở Cát Hải trong thập kỷ gần đây có xu thế tăng mạnh so với trung bình những năm trước đó (28,42%) trong khi mùa mƣa cũng tăng nhƣng không nhiều

Bảng 2. 2. Xu thế đặc trƣng mƣa và so sánh giữa thời kỳ 2006-2015 với 1961- 2004 tại các trạm đo mƣa ở huyện Cát Hải và lân cận

T

T Trạm

Xu thế tăng giảm trung bình, (2006-2015 so với 1961-2005) Năm Mùa mƣa Mùa Khô Tháng

(max)

Ngày (max)

1 Cát Bà 11,06 8,61 28,42 17,98 13,32

2 Hòn Dấu 1,96 -0,60 17,67 11,80 -15,26

(Nguồn: Trung tâm KTTV quốc gia và Dự án READY, 2016) 2.2.1.3 Nước biển dâng

Trong hơn 50 năm, mực nước biển trung bình năm tại trạm Hòn Dấu tăng gần 20cm/ 50 năm (khoảng 4mm/ năm). So sánh mực nước trung bình của thập kỷ gần đây (2006-2015) với mực nước trung bình từ 1961-2005 thấy có sự tăng mạnh, tới 8cm (tỷ lệ tăng 4,52%) .

(Nguồn: Trung tâm KTTV quốc gia và Dự án READY, 2016) Hình 2. 3. Xu thế mực nước trung bình và so sánh mực nước trung bình

đo tại trạm Hòn Dấu qua các năm từ 1961 – 2015

Theo số liệu thống kê, có trên 50% cơn bão đổ bộ vào Bắc Bộ gây nước dâng trên 1m, 30% cơn bão gây nước dâng 1,5m trở lên và 11% cơn bão gây nước dâng trên 2m. Khi bão đổ bộ vào ven biển thường kèm theo nước dâng, là hiệu ứng nước dồn khi gió thổi mạnh và quá trình giảm áp suất khí quyển. Bão Kate gây nước dâng trùng kỳ triều cường ngày 26/9/1955 gây thảm hoạ lớn cho Hải Phòng trong đó có huyện Cát

Hải. Tháng 7/2005, bão đổ bộ vào Hải Phòng với gió cấp 12 đã gây ra nước dâng trên 2m, nước biển làm ngập nhiều diện tích đảo Cát Hải và một số vùng thuộc Cát Bà tới 50 - 60cm, có nơi tới 100cm. Tháng 7/1980, bão đổ bộ vào Hải Phòng gây ra nước dâng cao 1,76m. Hiện tượng nước dâng thường xảy ra trễ khoảng 1 ngày so với thời gian bão đổ bộ vào đất liền, thời gian tồn tại nước dâng thường từ 12 - 30 giờ, đa số các lần nước dâng ngắn hơn 24 giờ với khoảng 7 giờ nước dâng tới đỉnh và 9 - 12 giờ nước rút tới chân, thời gian duy trì mực nước dâng cao nhất khoảng 3 giờ.

Bảng 2. 3. Số lần xuất hiện mực nước dâng do bão gây ra

Mực nước dâng (m) < 0,5 0,5 – 1,0 1,0 – 1,5 1,5 – 2,0 2,0 – 2,5 > 2,5

Số lần 14 32 25 19 8 3

% 13,9 31,7 24,7 18,8 7,9 3,0

Bảng 2. 4. Tần suất xuất hiện mực nước dâng do bão gây ra

Mực nước dâng (m) < 0,5 > 0,5 > 1,0 > 1,5 > 2,0 > 2,5

P% 13,9 86,1 54,4 29,7 10,9 3,0

(Nguồn: Dự án READY)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cư ven biển huyện cát hải, thành phố hải phòng (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)