CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Đánh giá năng lực thích ứng của cộng đồng ven biển huyện Cát Hải
Theo khung sinh kế bền vững (DPID) và tiếp cận sinh kế bền vững trong đánh giá năng lực thích ứng BĐKH của (CARE,2009; UNDP,2010) năng lực thích ứng của một cộng đồng đƣợc xác định dựa trên khả năng tiếp cận các nguồn lực (con
người, xã hội, tự nhiên, vật chất và tài chính). Mỗi nguồn lực đóng góp một phần vai trò trong sự thích ứng cùa cộng đồng với các thay đổi. Nâng cao năng lực thích ứng của cộng đồng cần quan tâm nâng cao năng lực của mỗi nguồn lực cụ thể này.
Các lĩnh vực, khu vực và đối tƣợng khác nhau sẽ có tính lộ diện, nhạy cảm và tính tổn thương khác nhau. Mức độ rủi ro, tổn thương trên thực tế còn phụ thuộc vào khả năng thích ứng của từng lĩnh vực, khu vực và đối tƣợng. Để có các chiến lƣợc, giải pháp thích ứng hiệu quả với BĐKH cần xem xét, đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH của huyện Cát Hải. Tổng hợp các kết quả từ điều tra định tính tại huyện Cát Hải, học viên đƣa ra đánh giá tổng hợp các nguồn lực thích ứng của huyện Cát Hải theo các chỉ tiêu dưới đây:
3.3.1. Nguồn lực tự nhiên
Cát Hải có vị trí địa lý đặc thù là một huyện đảo, xa đất liền, địa hình Karst phức tạp và có tính đa dạng sinh học cao với sự đa dạng về các hệ sinh thái, đa dạng loài động, thực vật và đa dạng các nguồn gen. Mặc dù có tính nhạy cảm cao với BĐKH và NBD nhƣng sự đặc thù về tự nhiên này cũng chính là tài nguyên vị thế riêng có, là nguồn lực cho phát triển của Cát Hải.
Huyện đảo Cát Hải có VQG Cát Bà, Khu DTSQ thế giới quần đảo Cát Bà – nơi đƣợc xem nhƣ “phòng thí nghiệm học tập về phát triển bền vững”. Quần đảo Cát Bà là cánh đồng Karst nhiệt đới bị ngập chìm do biến tiến gần đây, tạo nên cảnh quan biển đảo độc đáo với các hang động đá vôi, các thung áng trong lòng núi, các thảm thực vật phong phú và hệ động vật hoang dã, tự nhiên hàng trăm loài trên cạn, dưới biển trong đó có nhiều loài đặc hữu. Bên cạnh đó là sự đa dạng các kiểu hệ sinh thái trên rừng, dưới biển cùng các biển cát trắng và cảnh quan vịnh biển đặc thù vùng biển Bắc Bộ Việt Nam. Tất cả đã tạo nên một huyện đảo có giá trị đặc biệt, ngoại hạng về cảnh quan tự nhiên và trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn và nổi tiếng ở trong nước và quốc tế. Địa danh Cát Bà là khu du lịch có ý nghĩa đặc biệt không chỉ đối với sự phát triển du lịch của Hải Phòng mà còn đối với sự phát triển du lịch bền vững của vùng Bắc Bộ và cả nước.
Một mặt, các tài nguyên tự nhiên của huyện Cát Hải bị tác động bởi các yếu tố BĐKH và NBD nhƣng mặt khác, BĐKH và NBD cũng có vai trò quan trọng trong
việc điều hoà khí hậu, cung cấp môi trường sống trong lành và các sản phẩm phục vụ cuộc sống con người. Rừng ngập mặn, hệ sinh thái điển hình của Cát Bà là nguồn lợi tự nhiên quan trọng, không chỉ cung cấp thức ăn, thu nhập cho người dân địa phương mà còn giúp bảo vệ các khu vực ven biển, hạn chế xói lở bờ biển, góp phần bảo vệ các diện tích sản xuất và nhà ở của người dân do giảm bớt được sức tàn phá của sóng biển và triều cường.
Nguồn lực tự nhiên của Cát Hải là một cơ sở quan trọng cho việc quy hoạch các chiến lược phát triển KT-XH phù hợp với điều kiện địa phương và đóng góp cho thích ứng với BĐKH, tăng cường tính chống chịu của khu vực. Diện tích đất nông nghiệp đặc biệt diện tích đất lúa có phần hạn chế, đa số trồng lúa và trồng màu nằm trong vùng thấp và dễ bị tác động của ngập lụt và hạn hán. Về nuôi trồng thủy sản, diện tích nuôi trồng tập trung nhiều nhất ở xã Phù Long với hơn 1.400 ha. Đa số người dân ở đây nuôi tôm trong đầm với hơn 1.000 ha và một số ít nuôi các loài nhuyễn thể.
Với diện tích hơn 700 ha rừng ngập mặn và hệ sinh thái san hô còn giữ đƣợc sức khỏe tốt làm nơi để dự trữ nguồn lợi thủy sản lớn cho người dân tham gia khai thác. Nguồn lợi thủy sản tự nhiên trong rừng ngập mặn, bãi triều và khu vực biển ven bờ khá phong phú, như các loài tôm, ngao, sò ốc hương, ghẹ, các loài cá... Tuy nhiên, nguồn lợi này đang bị suy giảm nghiêm trọng, trở thành một thách thức lớn của địa phương.
3.2.2. Nguồn lực tài chính
Khả năng tích lũy tài chính của người dân còn thấp: Theo khảo sát, thu nhập trung bình của người dân trên các xã vùng đệm là khoảng 2,5 triệu đồng/tháng.
Trong đó nghề thủy sản có thu nhập cao nhất và các ngành liên quan đến nông nghiệp và ngành khác có thu nhập thấp hơn.
Người dân tại các xã khảo sát thường không có khả năng tự cung, tự cấp lương thực và thực phẩm giống như các xã trên đất liền vi vậy mức chi tiêu thường cao và khả năng tích lũy thấp. Trong năng lực tài chính của các hộ đƣợc đánh giá cao là tính đa dạng hóa sinh kế cao. Chỉ có dưới 20% số hộ chỉ có được 01 nguồn thu nhập, còn phần lớn là có từ hai đến bảy sinh kế. Đặc biệt có hộ có đến bảy
nguồn thu nhập. Ngoài ra người dân được tiếp cận với các nguồn vốn vay khá phong phú với các nguồn từ ngân hàng nông nghiệp, chính sách xã hội..., bên cạnh đó người dân được tiếp cận vốn vay qua các đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân. Trong đó, ngành thủy sản có khối lƣợng vay vốn lớn nhất nhằm phục vụ sản xuất. Đối với các hộ nông nghiệp, vốn vay đƣợc sử dụng nhiều cho các mục đích sinh hoạt và đời sống.
Nguồn tài chính phục vụ cho thích ứng BĐKH, bao gồm ngân sách nhà nước hàng năm dành cho ứng phó BĐKH tại địa phương, các nguồn lực từ công tác xã hội hóa/ đóng góp của cộng đồng, doanh nghiệp, sự hỗ trợ tài chính, kỹ thuật hoặc các khoản vốn vay huy động từ các tổ chức phát triển quốc tế và trong nước nhằm tăng cường năng lực ứng phó BĐKH của địa phương.
Nguồn ngân sách chính cho thích ứng BĐKH và phòng tránh rủi ro thiên tai của huyện Cát Hải chủ yếu từ trung ƣơng và của thành phố Hải Phòng. UBND huyện Cát Hải đã và đang tích cực, chủ động tìm thêm nguồn vốn khác và bố trí ngân sách huyện đối ứng để thực hiện các chương trình, đề án, dự án ưu tiên liên quan đến thích ứng BĐKH. Hàng năm, huyện vận động nhân dân, các cơ quan, doanh nghiệp du lịch, xây dựng đóng góp cho Quỹ phòng chống thiên tai với tổng số hàng tỷ đồng nộp vào ngân sách thành phố Hải Phòng.
Bên cạnh đó, những năm gần đây huyện Cát Hải còn nhận đƣợc sự hỗ trợ tích cực về tài chính và kỹ thuật từ các cơ quan phát triển, tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước như Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), Tổ chức Trăng lƣỡi liềm đỏ quốc tế, Tầm nhìn thế giới (World Vision), FFI, IUCN, MCD, AMDI, CEDR, v.v. Một số chương trình, dự án lớn huyện đã thực hiện trong giai đoạn 2011-2017:
- Dự án BREES: “Khu dự trữ sinh quyển – An ninh kinh tế và môi trường thuộc Chương trình Giảm thiểu và Thích ứng với BĐKH khu vực châu Á – Thái Bình Dương 2010 – 2013” do UNESCO thực hiện tại Khu Khu Dự trữ Sinh quyển quần đảo Cát Bà;
- Dự án “Thành phố Hải Phòng tăng cường năng lực phòng chống biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai” do Tầm nhìn thế giới triển khai trong năm 2014-2017;
- Dự án “Xây dựng quan hệ đối tác nhằm tăng cường khả năng thích ứng với BĐKH của các cộng đồng ven biển Việt Nam” do tổ chức quốc tế Oxfam Novib Hà Lan tài trợ và MCD thực hiện năm 2013 – 2015;
- Dự án nghiên cứu “Nâng cao khả năng thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai trong phát triển sinh kế và quản lý tài nguyên” do MCD triển khai tại xã Phù Long, Khu DTSQ Cát Bà (2011 – 2012);
- Dự án “Thúc đẩy vai trò tiên phong của Thanh niên thích ứng với BĐKH vùng đồng bằng sông Hồng” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ. Mục tiêu là hỗ trợ tăng cường năng lực cấp huyện để triển khai hiệu quả và sáng tạo các sáng kiến thích ứng với BĐKH ở đồng bằng sông Hồng và tăng cường vai trò tiên phong của thanh niên trong lập kế hoạch và thực hiện các KHHĐ (2015-2018).
3.3.3. Nguồn lực xã hội
Nguồn lực xã hội bao gồm hai yếu tố quan trọng là con người và tổ chức xã hội. Đó là chất lượng nhân lực với trình độ, kĩ năng và sức khoẻ con người và các mối quan hệ xã hội, vai trò của các tổ chức quần chúng (Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, v.v.) có thể huy động tối đa cho thích ứng BĐKH và phát triển KT-XH.
Về mặt tổ chức xã hội, người dân trên đảo Cát Bà có tính liên kết cao. Đa số người dân đến từ đảo Cát Hải, sau khi người gốc Hoa rời bỏ đảo cách đây gần 200 năm, người dân Cát Hải đã di chuyển và định cƣ sinh sống tại Đảo Cát Bà. Vào thời điểm đó, các xã hiện nay là các làng và người dân sinh sống với nhau trong sinh hoạt làng xã. Tuy nhiên bên cạnh sự đoàn kết về mặt xã hội, trong các sinh kế tại thiếu sự liên kết trong làm ăn.
Cụ thể, hiện nay trên đảo chỉ có 01 chi hội nuôi trồng thủy sản và 01 chi hội khai thác thủy sản tại xã Phù Long. Các tổ hợp tác và tổ nhóm nghề nghiệp còn rất hạn chế. Trong số 50 người được hỏi chỉ có 10 hộ có liên kết trong làm ăn.
Cát Hải là huyện đảo có dân số đông với 30.659 người (2016) trong đó tỷ lệ người trong độ tuổi lao động khá cao. Đến 2016, dân số trong độ tuổi lao động là 18.896 người chiếm 61% tổng dân số; trong đó lao động nông - lâm nghiệp và thuỷ sản là 11.338 người chiếm 37%; lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng có 3.212 người, chiếm 10,5%; lao động trong các ngành dịch vụ có 4.346 người chiếm 14,2%. Một số lƣợng đáng kể trong đó có trình độ đào tạo văn hoá và chuyên môn ở
mức khá. Trong 5 năm gần đây, huyện đã đẩy mạnh công tác đào tạo nghề theo hướng đa ngành gắn với thế mạnh phát triển kinh tế của địa phương, có khoảng 19 lớp sơ cấp nghề cho 634 lao động đã đƣợc tổ chức. Phần lớn nhân lực làm việc trong bộ máy chính quyền và các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, v.v. được đào tạo từ các bậc đại học và một số trong đó có chuyên môn về môi trường, BĐKH và quản lý tài nguyên. Bên cạnh đó, huyện cũng làm khá tốt công tác tuyên truyền, phố biến kiến thức về ứng phó BĐKH và phòng tránh thiên tai. Các lao động nêu trên là nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển KT-XH và thực hiện thích ứng với BĐKH trước mắt và lâu dài.
Theo đánh giá sơ bộ, trong nông nghiệp bao gồm chăn nuôi và trồng trọt chủ yếu là phụ nữ tham gia. Phự nữ hạn chế hơn trong các sinh kế liên quan thủy sản.
Khi xảy ra các hiện tƣợng thời tiết khắc nghiệt, hoạt động nông nghiệp bao gồm trồng màu và trồng lúa chịu ảnh hưởng nhiều nhất do bão, hạn hán, mưa lớn làm mất mùa, giảm năng suất cây trồng ảnh hưởng đến thu nhập đặc biệt đối với phụ nữ nghèo và phụ nữ làm chủ hộ.
Bên cạnh đó, người dân Cát Hải có truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, luôn tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, nhất là các phong trào phòng chống thiên tai, xây dựng đời sống văn hóa khu dân cƣ, phong trào chữ thập đỏ.
Huyện có đông đảo các tổ chức xã hội quần chúng hoạt động năng động và hiệu quả trong ứng phó thiên tai và BĐKH nhƣ: Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân. UBND huyện đã thành lập và thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN). Các xã, thị trấn đều có các Ban chỉ đạo PCTT và TKCN cấp xã thường trực tại địa phương. Khi có thiên tai xảy ra, huyện luôn thực hiện tốt phương châm “Bốn tại chỗ” với sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan và nhân dân trong toàn huyện.
Huyện luôn chủ động kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực và chất lƣợng đội ngũ cán bộ các cơ quan chuyên môn đảm bảo thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác đƣợc giao về phòng chống thiên tai, ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. Ban chỉ huy PCTT và TKCN, lực lượng sơ tán dân, hộ đê, dân quân tự vệ, v.v. các cấp đƣợc kiện toàn và nâng cao năng lực hàng năm.
Tổ chức tốt công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
Mặc dù vậy, hiện nay nhận thức, kiến thức và kĩ năng ứng phó với BĐKH của cộng đồng và cán bộ các cơ quan tại huyện chƣa đồng đều, thiếu cán bộ đƣợc đào tạo chính quy về BĐKH và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Sự hợp tác liên ngành, phối hợp nguồn lực cho ứng phó với BĐKH chƣa thật sự hiệu quả.
3.3.4. Nguồn lực con người
Huyện Cát Hải, nhìn chung trình độ dân trí tương đối cao trong mặt bằng chung của vùng đồng bằng Bắc bộ. Theo niên giám thống kê huyện Cát Hải, đến năm 2016, toàn huyện có 18.896 người trong độ tuổi lao động (chiếm 61%, tổng dân số), trong đó: lao động nông – lâm nghiệp và thủy sản là 11.338 người (chiếm 37%); lao động ngành công nghiệp- xây dựng có 3.212 người (chiếm 10,5%); lao động trong ngành dịch vụ có 4.4346 người (chiếm 14,2%).
Theo kết quả khảo sát, nhận thức về biến đổi khí hậu của người dân tại huyện Cát Hải cho thấy, hơn 19,5% số hộ đƣợc hỏi chƣa từng đƣợc nghe về biến đổi khí hậu. Đối tƣợng hiểu biết thấp về biến đổi khí hậu chủ yếu tập trung vào các hộ cận nghèo.
Theo kết quả khảo sát cho thấy, nhận thức, thông tin về vấn đề biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của nó đến đời sống của người dân, các biện pháp ứng phó vẫn còn hạn chế. Thông tin về diễn biến biến đổi khí hậu, cũng như tác động và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu chƣa đƣợc thực hiện theo bài bản và chƣa đƣa vào hệ thống tuyên truyền đại chúng tới nhân dân địa phương.
Nhõn dõn ở đõy chƣa nhận thức đƣợc một cỏch rừ nột về biến đổi khớ hậu.
Người dân chủ yếu nhận thức về biến đổi khí hậu thông qua kinh nghiệm, đa số các ý kiến cho rằng các hiện tƣợng thời tiết không thuận lợi đang gia tăng. Chính vì nhận thức chưa đầy đủ nên những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu không làm người dõn lo lắng. Đối với người dõn nuụi trồng thủy sản họ nắm rừ thụng tin về triều cường, tuy nhiên, họ chưa quan tâm đến mức độ lên xuống thất thường của triều cường có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động khai thác thủy sản nuôi trồng trong đầm. Đối với cộng đồng làm nghề du lịch, thỡ mức độ nhận thức rừ rệt hơn về ảnh hưởng của sự biến động thất thường của triều cường. Khi nước cao, thì du lịch trong rừng có thể dùng thuyền máy, tuy nhiên, nếu nước triều cường vẫn chỉ ở mức thấp thì chỉ có thể sử dụng thuyền nan để đón khách du lịch.
Hiểu biết và kiến thức về kỹ thuật khoa học trong sản xuất của các hộ dân còn thấp. Trung bình mỗi năm huyện Cát Hải tổ chức một đến hai ngày tập huấn về khuyến nông, khuyến ngư. Tuy nhiên, chỉ có 30% số người dân được tham gia các lớp tập huấn này. Khoảng 80% người dân khi được hỏi đều có mong muốn được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng và khai thác thủy sản và nông nghiệp.
3.3.5. Nguồn lực vật chất, cơ sở hạ tầng
Nguồn lực về vật chất đƣợc xem là cá cơ sở hạ tầng không chỉ phục vụ hoạt động sản xuât mà còn phục vụ đời sống nhân dân. Theo khảo sát tại khu vực nghiên cứu đa số người dân cho rằng cơ sở hạ tầng trong xã chưa thật sự yên tâm và cần nâng cấp đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu còn diễn biến phức tạp. Đặc biệt hệ thống đường giao thông còn hạn chế. Đối với đường đi lại trong khu vực nuôi trồng thủy sản theo khảo sát tại thực địa còn cần khải đầu tư nâng cấp. Đa số tuyến đường này phải thường xuyên bồi đắp hàng năm. Bên cạnh đó, hệ thống đê biển nhiều nơi còn đang trong tình trạng xuống cấp và còn là đê đất nhƣ đê Phù Long, có khoảng 3km đê có thể bị phá vỡ khi có sóng bão. Chỉ có ít tuyến đê biển đƣợc bảo vệ bởi rừng ngập mặn. Ngoài ra, hệ thống thủy lợi là vấn đề bức xúc hiện nay. Tại xã Xuân Đám, là xã có diện tích đất trồng lúa lớn nhất huyện (trên 30ha), hệ thống thủy lợi xuống cấp dẫn đến 1/3 diện tích đất thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô. Với xu hướng gia tăng của hạn hán và mƣa lớn, nếu hệ thống thủy lợi không đƣợc nâng cấp kịp thời sẽ làm giảm năng lực thích ứng với BĐKH.
Giao thông: Trên địa bàn huyện hiện có 191.125 km đường bộ. Trong đó đường liên tỉnh 28.04 km, đường huyện 48,38 km và 29,5 km đường xã, còn lại là đường liên xóm. 100% đường liên thôn được nhựa hóa hoặc bê tông hóa. Hiện tại có khoảng 5% đường thôn/ xóm hiện nay đã xuống cấp. Đường thủy của Cát Hải có 120 km bao gồm ba tuyến: Cát Bà – Cát Hải – Hải Phòng dài 55 km, Cát Hải – Minh Đức (Quảng Ninh) dài 30 km và Cát Bà – Hòn Gai (Quảng Ninh) dài 35 km.
Cảng, bến: Cát Hải có một cảng cá, một cầu cảng và sáu bến phục vụ cho giao thông thủy, gồm: bến Bèo, bến Gót, bến phà Cái Viềng, bến phà Ninh Tiếp, bến Trân Châu, bến tàu Gia Luận.