Đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào bộ chỉ số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cư ven biển huyện cát hải, thành phố hải phòng (Trang 51 - 62)

CHƯƠNG 2. KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào bộ chỉ số

Đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH nhằm rà soát lại các hoạt động phát triển, kế hoạch và phương án thích ứng hiện tại với các rủi ro do BĐKH. Khả năng thích ứng với BĐKH phụ thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên, sự tăng trưởng kinh tế, phát triển công nghệ, cơ sở hạ tầng, các yếu tố xã hội nhƣ thu thập bình quân đầu người, năng lực sinh kế của cộng đồng, thể chế chính sách nhà nước v.v...

Các yếu tố này thường được mô tả một cách định lượng bằng các dữ liệu, số liệu có đơn vị đo khác nhau. Đó là lý do chính buộc ta phải chỉ số hoá các mô tả định lƣợng này bằng cách quy chúng về một hệ thống phân hạng từ 0 đến 1. Bằng cách đó các yếu tố dùng để đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH có thể đƣợc chuẩn hoá thành các hạng sau khi tính tổng các chỉ số của từng yếu tố.

IPCC 2007 đưa ra phương pháp chỉ số là một trong ba nhóm phương pháp đánh giá khả năng thích ứng và tính dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu. Theo đó các chỉ số tổn thương được tổng hợp thành ba chỉ số chính (chỉ số cấp I). Đối với mỗi chỉ số cấp I trên, nghiên cứu đƣa ra các chỉ số cấp II cấu thành. Mỗi chỉ số cấp II lại đƣợc cấu thành từ nhiều chỉ số cấp III khác. Việc xác định các chỉ số cấp III và cấp II cấu thành nên chỉ số chính dựa trên việc tham khảo tài liệu và kinh nghiệm thực tế , độ sẵn có của dữ liệu, đánh giá cá nhân hoặc nghiên cứu trước đó.

Có thể thấy cách tiếp cận và phương pháp chỉ số hiện được áp dụng phổ biến với sự ưu việt của phương pháp này trong các nghiên cứu đánh giá tính DBTT do BĐKH. Các nghiên cứu quốc tế về phương pháp bộ chỉ số KNTƯ với BĐKH có thể kể đến nhƣ nghiên cứu tại vùng Tây Bắc Victoria, Australia [20], các cộng đồng nông thôn ở Canada [21] và Trung Quốc [22], nghiên cứu xây dựng chỉ số tổn thương vùng ven biển CVI [23].

Có thể kể đến các nghiên cứu đã áp dụng tại Việt Nam nhƣ nghiên cứu thuộc

đề tài cấp nhà nước của Huỳnh Thị Lan Hương đưa ra phương pháp luận xây dựng chỉ số thích ứng [24]. Việc đánh giá thích ứng bằng chỉ số đƣợc thực hiện theo ba bước chính. Bước 1 là đánh giá hiện trạng của lĩnh vực/địa phương trước biến đổi khí hậu; Bước 2 là đánh giá hiệu quả của các hoạt động thích ứng đã và đang thực hiện tại địa phương; Bước 3 là tổng hợp kết quả và đánh giá thích ứng. Đối với bước (1) đánh giá hiện trạng, các yếu tố chính về thích ứng với BĐKH của như khả năng chống chịu của môi trường tự nhiên, tính dễ bị tổn thương và mức độ giảm thiểu rủi ro do BĐKH sẽ đƣợc đánh giá nhằm mang lại bức tranh toàn cảnh về BĐKH của địa phương. Việc đánh giá các yếu tố này sẽ giúp những người ra quyết định nắm rừ được hiện trạng thớch ứng với BĐKH của địa phương, từ đú cú thể xỏc định đƣợc khu vực nào cần tập trung nguồn lực hơn nữa trong công tác ứng phó với BĐKH. Cuối cùng đề tài đƣa ra đƣợc các bộ chỉ số từ cấp I đến cấp III cho khả năng chống chịu của môi trường tự nhiên, chỉ số về tính dễ bị tổn thương và chỉ số về khả năng giảm nhẹ rủi ro BĐKH cho Việt Nam.

Hình 2. 9. Khung xây dựng chỉ số thích ứng với Biến đổi khí hậu [24]

Nghiên cứu của Mai Trọng Nhuận và đồng nghiệp năm 2015 cũng đề xuất bộ chỉ tiêu thích ứng BĐKH áp dụng cho thành phố Đà Nẵng [25] trong đó bộ chỉ số đánh giá khả năng thích ứng cấp hộ gia đình gồm 31 chỉ tiêu của 6 hợp phần: Con người, kinh tế hộ gia đình, sinh kế hộ gia đình, xã hội, khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội và quản trị đô thị. Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB trong báo cáo năm 2009 đƣa ra một số chỉ số chỉ thị phục vụ đánh giá tính DBTT cho khu vực Đồng bằng Sông cửu Long Việt Nam bao gồm các khía cạnh về kinh tế, nông nghiệp và sinh kế, đụ thị và giao thụng, cụng nghiệp và năng lƣợng [26]. Vừ Thành Danh đƣa ra các chỉ thị phục vụ đánh giá tính DBTT do xâm nhập mặn trong bối cảnh BĐKH gồm: chỉ số phơi nhiễm E: độ mặn; Chỉ số nhạy cảm S: dân số, điều kiện tự nhiên, sinh kế; Chỉ số khả năng thích ứng AC: chính quyền, cộng đồng [27].

Tổ chức CARE International ở Việt Nam tập trung nghiên cứu ở vùng núi phía Bắc Việt Nam gồm các tỉnh Yên Bái, Lạng Sơn, Bắc Kạn và Thanh Hóa để đánh giá tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng của các nhóm dân tộc thiểu số trong đó đề cập tới tác động của BĐKH tới an ninh lương thực và thu nhập của người dân, nước sinh hoạt, sức khỏe và di dân. Nghiên cứu ở Thanh Hóa cho thấy rằng các hiện tƣợng thời tiết cực đoan: hạn hán, ngập lụt, thay đổi mùa đã tác động tới sản xuất nông nghiệp làm cho thiếu đói, gia cầm, khai thác thủy sản bị ảnh hưởng.

Ngoài ra báo cáo cũng nhấn mạnh sự khác biệt giới về khả năng thích ứng [28].

Tiếp cận phân tích năng lực và khả năng bị tổn thương – CVCA đã tạo ra khung phân tích khả năng bị tổn thương và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu ở cấp địa phương và cộng đồng. Với nhận thức rằng người dân địa phương phải là người điều khiển tương lai của họ, phương pháp luận CVCA đặt ưu tiên cho kiến thức địa phương về rủi ro khí hậu và chiến lược thích ứng trong quá trình thu thập và phân tích dữ liệu.

Một nghiên cứu khác về thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng của tác giả Lâm Thị Thu Sửu ở khu vực sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế [29], trong đó cũng đề cập tới các biện pháp thích ứng liên quan đến quản lý nguồn nước và đƣa ra những giải pháp thích ứng hiệu quả để hỗ trợ trực tiếp và làm đầu vào cho các kế hoạch địa phương.

Nhƣ vậy qua nghiên cứu tổng quan các vấn đề lý luận về biến đổi khí hậu vùng ven biển, các hoạt động sinh kế ven biển dưới tác động của biến đổi khí hậu, các phương pháp đánh giá khả năng tổn thương và khả năng thích ứng của cộng đồng cƣ dân ven biển đối với BĐKH, học viên nhận thấy sự cần thiết phải đánh giá khả năng tổn thương và thích ứng về sinh kế đối với biến đổi khí hậu; phương pháp chỉ số và cách tiếp cận từ dưới lên của IPCC năm 2007 có thể áp dụng rất phù hợp trong việc đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cƣ ven biển. Cỏc kết quả đỏnh giỏ sẽ giỳp những người ra quyết định nắm rừ được hiện trạng thích ứng với BĐKH của địa phương, từ đó có thể xác định được khu vực nào cần tập trung nguồn lực hơn nữa trong công tác ứng phó với BĐKH.

2.5. Phương pháp xây dựng bộ chỉ số đánh giá khả năng tổn thương và thích ứng với biến đổi khí hậu huyện Cát Hải

Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng của huyện đảo Cát Hải sử dụng trong luận văn là phương pháp chỉ số của IPCC [18] cụ thể là chỉ số dễ bị tổn thương về sinh kế khu vực ven biển (LVI – Livelihood Vulnerability Index). Chỉ số LVI đƣợc tính theo công thức:

Các chỉ số này đƣợc hiểu là số thứ tự mà thông qua đó các khu vực sẽ đƣợc xếp hạng, phân nhóm theo các mức thích ứng và mức độ tổn thương. Chỉ số được xây dựng nằm trong khoảng từ 0 đến 1 để dễ tiến hành so sánh giữa các xã. Khó khăn lớn nhất mà cách tiếp cận này gặp phải là xác định các trọng số cho từng chỉ tiêu và kết quả là giá trị cuối cùng luôn gây tranh cãi về tính thuyết phục. Tuy nhiên, cách tiếp cận này vẫn đƣợc sử dụng rộng rãi vì nó cho ta cái nhìn mang tính so sánh một cách tương đối giữa các vùng.

Quy trình xây dựng bộ chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng trong luận văn bao gồm các bước:

- Điều tra khảo sát đánh giá các đặc điểm về sinh kế, kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên và các đặc điểm về biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan huyện Cát Hải

- Thu thập số liệu điều tra cấp hộ gia đình và cấp xã từ điều tra Nông nghiệp nông thôn năm 2006 và 2016 của Tổng cục thống kê của 10 xã nông thôn huyện Cát Hải, bao gồm tổng số 4814 hộ gia đình năm 2016 và 4500 hộ gia đình năm 2006.

- Xác định bộ chỉ thị phản ánh mức độ phơi nhiễm E, mức độ nhạy cảm S, khả năng thích ứng AC cho năm 2006 và 2016

- Tính toán các biến số theo bộ chỉ thị, chuẩn hóa số liệu theo thang 0-1

- Tính toán chỉ số E, S, AC và LVI, đánh giá so sánh năm 2006 và 2016 của 10 xã huyện Cát Hải

- Phân tích chi tiết năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của 2 xã Phù Long và Xuân Đám từ kết quả điều tra định tính tại xã.

Khung xây dựng bộ chỉ số và phương pháp đánh giá được tổng hợp theo hình dưới đây:

Hình 2. 10. Khung xây dựng bộ chỉ số đánh giá khả năng tổn thương và thích ứng ở các xã ven biển huyện Cát Hải

Đánh giá mức độ tổn thương về sinh kế LVI = ((E+S+(1-AC))/3

LỰA CHỌN THÍCH ỨNG Thời tiết

cực đoan Biến đổi khí hậu E

Nhiệt độ tăng giảm

Nhạy cảm về sinh kế S Khả năng thích ứng AC

Nguồn lực Con người: dân số phụ thuộc, giới tính, nghèo đói

Lƣợng mƣa thay đổi

Hệ thống sản xuất nông nghiệp: Cơ cấu vật nuôi cây trồng, hoạt động nuôi trồng thủy hải sản

Cơ cấu ngành nghề: Việc làm, nghề nghiệp, thu nhập

Khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội

Vốn tài chính, chính sách hỗ trợ

Cơ sở hạ tầng xã hội

Điều kiện sinh hoạt, tài sản, nhà ở

Nước biển dâng

Khả năng tiếp cận truyền thông Nguồn lao động, việc làm

Trước khi tiến hành điều tra, phỏng vấn và thảo luận nhóm tại các thôn, nhóm nghiên cứu đã có buổi làm việc với lãnh đạo và đại diện các ban ngành của xã.

Trong buổi làm việc, thu thập đƣợc cơ bản các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và một số biểu hiện tác động đến BDKH và khả năng thích ứng của địa phương. Tại các buổi thảo luận với lãnh đạo các xã và các ban ngành liên quan, nhóm nghiêu cứu đã lựa chọn một số hộ để phỏng vấn tại 2 xã: Xuân Đám, Phù Long, huyện Cát Hải. Nhóm nghiên cứu cũng đã cùng với cộng tác viên tiến hành điều tƣ, khảo sát. Hộ gia đình đƣợc phỏng vấn đã kể lại những câu chuyện về thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ thế nào, các hiện khí hậu cực đoan đã ảnh hưởng ra sao đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của họ cũng như họ làm thế nào để ứng phó và thích ứng với BĐKH. Các hộ dân đƣợc chính quyền xã lựa chọn sao cho đảm bảo có đại diện của các hộ dân có điều kiện kinh tế khác nhau, đồng thời nhóm thảo luận cũng đưa ra những đánh giá về vai trò của chính quyền địa phương và các ban/ngành đơn vị liên quan đã hướng dẫn người dân thực hiện quá trình phòng, chống thiên tai, phục hồi và thích ứng với thời tiết cực đoan. Qua đó có đƣợc bức tranh tổng thể về tình hình.

Bảng 2. 10. Bộ chỉ số đánh giá khả năng thích ứng và khả năng tổn thương huyện Cát Hải Chỉ số

Code Tên chỉ số Đơn vị Nguồn dữ liệu

Năm 2006

Năm 2016 Chỉ số phơi nhiễm E

E1

Số ngày nóng trên 33 độ

Ngày Trạm Hòn Dấu

E2 Số ngày rét dưới 15 độ

Ngày Trạm Hòn Dấu

E3

Số ngày mưa trên 50 mm

Ngày Trạm Hòn Dấu

Mức độ nhạy cảm S

Con người (S1)

S11 Tỉ lệ dân số phụ thuộc %

Điều tra hộ

S12

Tỉ lệ lao động là phụ

nữ %

Điều tra hộ

S13 Quy mô hộ Hộ Điều tra

hộ

S14

Tỷ lệ hộ nghèo và cận

nghèo %

Chỉ số

Code Tên chỉ số Đơn vị Nguồn dữ liệu

Năm 2006

Năm 2016

Cơ cấu ngành nghề (S2)

S21

Tỉ lệ hộ có TNLN từ

Nông nghiệp %

Điều tra hộ

S22

Tỉ lệ hộ có TNLN từ

Lâm nghiệp %

Điều tra hộ

S23

Tỉ lệ hộ có TNLN từ

Lâm nghiệp %

S24

Tỉ lệ hộ có TNLN từ

Công nghiệp xây dựng %

Điều tra hộ

S25

Tỉ lệ hộ có TNLN từ thương nghiệp, vận tải,

dịch vụ %

Điều tra hộ

S26

Tỷ lệ hộ có TNLN từ

Nguồn khác %

Điều tra hộ

Hoạt động trồng trọt (S3)

S31

Diện tích trồng cây

hàng năm Ha

Điều tra hộ

S32

Diện tích trồng cây lâu

năm Ha

Điều tra hộ

S33

Diện tích đất lâm

nghiệp Ha

Điều tra hộ

S34 Diện tích trồng rau Ha

Điều tra hộ

Hoạt động chăn nuôi (S4)

S41

Số lượng gia súc (trâu,

bò, lợn) Con

Điều tra hộ

S42 Số lượng gia cầm Con

Điều tra hộ

S43

Diện tích chuồng trại

chăn nuôi M2

Điều tra hộ

Hoạt động nuôi trồng thủy hải sản (S5)

S51

Diện tích nuôi trồng

thủy sản M2

Điều tra hộ

S52

Thể tích nuôi thủy sản

lồng bè (m3) M3

Điều tra hộ

Khả năng thích ứng AC

Vốn (A1)

AC11

Số hộ được hỗ trợ xây

dựng nhà ở năm 2010 Hộ

Điều tra

AC12

Số hộ được vay vốn

sản xuất Hộ

Điều tra

AC13

Tổng kinh phí được trợ

cấp Triệu đ

Điều tra

Khả năng

tiếp cận AC21

Khoảng cách từ UBND

đến chợ gần nhất Km

Điều tra

Chỉ số

Code Tên chỉ số Đơn vị Nguồn dữ liệu

Năm 2006

Năm 2016 các dịch

vụ xã hội

(A2) AC22

Khoảng cách từ trạm y tế/UBND đến bệnh viện

gần nhấ Km

Điều tra

AC23

Số nhân khẩu có bảo

hiểm y tế Người

Điều tra

AC21

Trường MN, TH, THCS xây kiên cố

Trườn g

Điều tra

AC22

Số nhà văn hóa sinh

hoạt cộng đồng Nhà

Điều tra

Cơ sở hạ tầng xã hội (AC3)

AC31

Tỉ lệ đường liên xã

được nhựa, bê tông hóa Người Điều tra hộ

AC32

Chiều dài kênh mương

được kiên cố hóa Km

Điều tra

AC33

Diện tích Gieo trồng cây hàng năm được cơ giới hóa, tưới, tiêu,

ngăn mặn M2

Điều tra

AC34

Số thôn ấp tổ chức Thu

gom xử lý rác thải Thôn

Điều tra

AC35

Số công trình cấp nước

sinh hoạt chung Cái

Điều tra

AC36

Tỷ lệ hộ dùng nước máy

cho sinh hoạt %

Điều tra hộ

AC37

Tỷ lệ hộ dùng điện lưới

quốc gia %

Điều tra hộ

AC38

Số nhân viên của cơ sở

y tế/ 1000 người dân Người Điều tra

Lao động việc làm (AC4)

AC41

Tỷ lệ Lao động đã qua

đào tạo %

Điều tra hộ

AC42

Tỷ lệ lao động có việc

làm %

Điều tra hộ

Tài sản (A5)

AC51

Tài sản cố định trong

hộ gia đình %

Điều tra hộ

AC52 Số lượng ô tô xe máy Chiếc

Điều tra hộ

AC53

Tàu thuyền phục vụ

nuôi trồng thủy sản Chiếc Điều tra hộ

AC54

Máy móc phục vụ sản

xuất kinh doanh Chiếc

Điều tra hộ

AC55 Hộ có nhà kiên cố Hộ

Điều tra hộ

Chỉ số

Code Tên chỉ số Đơn vị Nguồn dữ liệu

Năm 2006

Năm 2016 AC56 Hộ có nhà tắm xây Hộ

Điều tra hộ

AC57

Hộ có nhà vệ sinh tự

hoại Hộ Điều tra

hộ

Khả năng tiếp cận truyền thông (AC6)

AC61 Tỷ lệ số hộ có ti vi, đài %

Điều tra hộ

AC62

Tỷ lệ Số hộ dùng

internet %

Điều tra hộ

AC63

Số người sử dụng điện

thoại Người Điều tra

hộ

AC64

Số lượt người tham dự

tập huấn năm 2015 Người

Điều tra

Các biến chỉ số phơi nhiễm đƣợc tính toán dựa trên số liệu khí tƣợng trạm Hòn Dấu trong 2 năm 2006, 2016 đối với cấp xã ảnh hưởng của khí hậu và những hiện tượng cực đoan dường như không khác nhau nhiều trên một khu vực nhỏ nên các chỉ số đƣa ra là nhƣ nhau ở huyện Cát Hải, và không có giá trị Min, Max.

Đối với các chỉ số nhạy cảm về sinh kế S thể hiện mức độ nhạy cảm cũng nhƣ thể hiện sự phụ thuộc đối với lĩnh vực bị tác động của các hoạt động sinh kế và cộng đồng người dân các xã ven biển thì các chỉ số đưa ra thể hiện gần như cơ bản cỏc đặc điểm của từng xó và cú sự khỏc biệt rất rừ ràng. Cỏc tiờu chớ thể hiện mức độ nhạy cảm của cộng đồng, bao gồm: mức độ nhạy cảm về con người (tỉ lệ dân số phụ thuộc, tỉ lệ lao động là phụ nữ, quy mô hộ gia đình); tỉ lệ các loại ngành nghề (nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp xây dựng và thương nghiệp dịch vụ); các loại hình hoạt động trồng trọt chính của địa phương (trồng lúa, rau, trồng rừng); các loại hình hoạt động chăn nuôi (gia súc, gia cầm), hoạt động nuôi trồng thủy hải sản

Đối với các chỉ số về khả năng thích ứng AC, dữ liệu mà học viên thu thập đƣợc để đƣa vào đánh giá đã thể hiện đƣợc một số loại vốn sinh kế trong mô hình sinh kế bền vững, đây cũng chính là chỉ số thể hiện đƣợc mức độ chống đỡ lại thiên tai thông qua nguồn lực về tài chính, khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội, cơ sở hạ tầng xã hội, các điều kiện về nhà ở tài sản của hộ gia đình, lực lƣợng lao động và trình độ học vấn, khả năng tiếp cận về truyền thông.

Đối với mỗi biến, do được đo lường bằng các đại lượng khác nhau nên để có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cư ven biển huyện cát hải, thành phố hải phòng (Trang 51 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)