CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Kết quả đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại các xã Phù
3.2.2. Tại xã Xuân Đám
Xã Xuân Đám là một xã nằm ở phía Tây Đảo Cát Bà; Phía Đông giáp xã Trân Châu, phía Bắc giáp xã Hiền Hào, phía Nam giáp biển. Xã có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, nguồn lao động của địa phương, giao thông thuận lợi, trình độ dân trí tương đồng đều. Với những tiềm năng sẵn có của địa phương, được sự quan tâm của chính quyền địa phương và sáng tạo của nhân dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển đa dạng ngành nghề, kinh tế phát triển mạnh, văn hóa ngày càng đƣợc nâng cao, an ninh chính trị.
Bên cạnh những thuận lợi, còn không ít những khó khăn thách thức nhƣ: Tình hình thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh kéo dài, giá cả các mặt hàng phục vụ cho sản xuất tăng cao, giá cả hàng hóa nông sản thấp nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, chăn nuôi của nhân dân, phần nào cũng hạn chế sự phát triển về kinh tế.
Mức độ phơi nhiễm: Đối với hoạt động trồng rau, các hiện tƣợng thời tiết có ảnh hưởng chính là bão, thay đổi nhiệt độ và lượng mưa (nắng nóng, khô hạn, rét đậm), và tính bất thường (sương muối, mưa thất thường). Điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng đến sản xuất rau của người dân tương đối cao (giảm năng suất và chất lƣợng), giảm giá bán và tăng thiệt hại về thu hoạch, thay đổi mùa vụ) nếu không có các giải pháp ứng phó kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của người dân khu vực.
Bảng 3. 5. Hoạt động trồng rau tại xã Xuân Đám
Hiện tượng Tần suất Cường độ Ảnh hướng đến sinh kế
Bão
Giảm, thường xuất
hiện vào T6-T10. Cấp 9-10 (2013) Rau bị hỏng, dập nát Năm 2013: Có 3 cơn
bão về địa phương, ảnh hưởng nhiều
Cơ hội trong rủi ro: Rau bán đắt hơn ngày thường
Năm 2014: Có 2 cơn bão về địa phương
Mạnh hơn so với 5 năm trước
Không kịp thu hoạch, thiệt hại 9-10%
Sương muối Nhiều hơn Dài ngày hơn
Ảnh hưởng đến năng suất cây trồng: rau muống, rau bí, mồng tơi bị hỏng, thối lá). Tác động diễn biến nhanh, người dân không phản ứng kịp.
Nắng nóng Nhiều hơn
Cường độ lớn hơn, thời gian dài ngày hơn.
Nắng nóng dẫn đến có nhiều sâu bệnh
Khô hạn (về mùa đông từ tháng 12- tháng 4
Ít hơn
Giảm, thời gian ngắn hơn
Khô hạn dẫn đến rau kém phát triển (nhƣ rau cải xoăn bị dầy lá lá xộp và chết. Giá bán giảm đi). Sâu nhiều hơn Mƣa muối
Tăng Giảm
Rau bị chết, đốm trắng, cháy lá, phải trồng lại.
Không biết dấu hiệu phân loại mƣa và phòng ngừa Mưa bất thường
Ít mƣa hơn Giảm, tuy nhiên thất thường hơn
Mƣa lớn làmt hối rau (rau cải và rau mồng tơi bị nặng nhất)
Rét (tháng 11-12) Giảm Giảm Làm rau chậm lớn
Mức độ nhạy cảm: Với đặc thù ngành nông nghiệp, phụ thuộc vào thiên nhiên, mô hình trồng rau an toàn cũng chịu tác động. Đối tƣợng bị tác động chính trong mô hình sinh kế này là giống rau, năng suất, mùa vụ, diện tích canh tác. Thời tiết thay đổi khi mùa lạnh ngắn hơn và mùa nóng kéo dài hơn sẽ khiến cơ cấu mùa vụ của rau thay đổi. Sự giảm dần cường độ lạnh trong mùa đông cũng có thể dẫn đến tình trạng mất dẫn hoặc triệt tiêu tính phù hợp của giống cây trên các vùng sinh thái. Mưa thay đổi thất thường về mùa, cũng có khi làm gia tăng dịch bệnh, sâu hại ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, hạn hán song hành với xâm nhập mặn trên các con sông lớn và vừa. Các hiện tƣợng bão, lũ gia tăng cũng gây thiệt hại đến cây trồng, làm giảm thu nhập của người trồng rau.
Khả năng thích ứng: Năng lực thích ứng (AC) đƣợc xem xét khi đánh giá mô hình sinh kế trồng rau an toàn ở Xuân Đám là khả năng của hệ thống điều chỉnh để thích ứng với sự thay đổi của khí hậu, các tác động tiềm tàng và khả năng tận dụng cơ hội hoặc đối phó với những hậu quả nếu có. Mô hình trồng rau ở xã Xuân Đám, sử dụng kỹ thuật ủ phân hữu cơ vi sinh là một mô hình đƣợc đánh giá là thành công
và đạt hiệu quả cao trong số các mô hình đang tiến hành ở huyện Cát Hải, Hải Phòng. Đồng thời tận dụng những điều kiện thuận lợi về thổ nhƣỡng và thủy lợi cùng với truyền thống trồng rau lâu đời để thích nghi với những điều kiện khí hậu mới. Người dân được cung cấp máy bơm, men vi sinh và tập huấn kỹ thuật ủ phân hữu cơ vi sinh từ các phế thải trong nông nghiệp. Kết quả thực hiện sinh kế nhận được những đánh giá tích cực từ cán bộ huyện, xã và người dân địa phương. Đa số người dân cho rằng mô hình mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình; phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt chính của mỗi hộ, đồng thời là sự điều chỉnh sinh kế mới so với sinh kế trước đây.
* Nguồn lực thích ứng sinh kế bền vững:
- Nguồn lực tự nhiên: Tổng diện tích đất tự nhiên là 1.073,9 ha. Toàn xã có 257 hộ, 1.010 nhân khẩu chia làm 4 thôn không liền nhau (thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn 4). Đời sống của nhân dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, là một xã vùng biển hải đảo có nhiều vụng vịnh, có vị trí rất quan trọng về an ninh quốc phòng, có đường giao thông liên tỉnh chạy qua, là nơi có tiền năng du lịch, dịch vụ.
Theo tài liệu Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đƣợc phê duyệt năm 2015, xã Xuân Đám, do cấu tạo địa hình là Karstơ và vùng trũng là đất bồi tụ phù sa cổ, phong hóa từ sa thạch và diệp thạch, ưu thế của xã là nguồn nước phong phú, thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp và sinh hoạt của người dân. Trồng rau an toàn được coi là mũi nhọn trong xã với các sản phẩm có ưu thế trên thị trường như rau bí, rau mồng tơi, rau cải xanh, rau muống... Trong bối cảnh việc tiêu thụ rau trên đảo còn phụ thuộc vào nhiều nguồn cung cấp từ đất liền, phát triển sinh kế trồng rau an toàn với những điều kiện tự nhiên có sẵn là hoàn toàn phù hợp và đáp ứng đƣợc nguyện vọng của bà con địa phương.
Đánh giá về nguồn lực tự nhiên, gắn với mô hình sinh kế mới: trồng rau an toàn, ta thấy có nhiều ƣu điểm trong vấn đề bảo vệ và cải thiện chất lƣợng môi trường. Đất canh tỏc được cải thiện rừ rệt do hạn chế sử dụng cỏc loại phõn bún húa học và thuốc bảo vệ thực vật. Các phế thải từ quá trình trồng trọt nhƣ lá già, lá úa, cỏ,bèo… đều đƣợc tận dụng làm vật liệu để ủ phân vi sinh, làm giảm đáng kể chất lượng thải ra môi trường. Hiện tại, ngoài tiến hành trồng rau trên khoảng đất của mỗi gia đình, một số hộ còn tận dụng được nguồn nước chảy tự nhiên để trồng rau
cải xoong, một loại rau ngon và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Nếu phát triển, sinh kế này vừa mang lại thu nhập và quan trọng hơn hết là không tốn công chăm sóc và không tạo chất thải ra môi trường.
- Nguồn lực vật chất: Xã Xuân Đám có diện tích tự nhiên là 1.073,9 ha, trong đó đất nông nghiệp là 63,79 ha, đất lâm nghiệp là 755,16 ha, với địa hình đa dạng và phong phú, xã có đường xuyên đảo đi qua, đây là điều kiện thuận lợi cho địa phương trong việc phát triển lưu thông hàng hóa và phát triển du lịch.
+ Về trồng trọt: Xã tập trung phát triển rau xanh các loại (đây là thế mạnh của địa phương), hiện tại xã đang thực hiện 4 mô hình trồng rau. Tần dụng đất đai trồng các loại cây màu mỡ có giá trị kinh tế cao (cây Hồng hoa, chanh leo, gừng, củ và các loại rau xanh). Năm 2016, sản lượng rau xanh đạt 214 tấn; hoa quả tươi đạt 37 tấn.
+ Về chăn nuôi: Tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình chăn nuôi ở địa phương, như nuôi dê, nuôi ong, nuôi gà, lợn thịt, khuyến khích, tạo điều kiện các mô hình trang trại phát triển. Năm 2016, đàn gia cầm của xã đạt 10.010 con, đànlợn 1,231 con, trâu bò đạt 55 con, đàn ong đạt 605 đàn.
+ Về khai thác thủy sản: Sản lƣợng đánh bắt cá đạt 24,6 tấn; sản phẩm khác 25,7 tấn; Nhân dân tập trung đầu tư phương tiện đánh bắt sứa và khai thác thủy sản ven bờ. Thu KTTS ƣớc tính đạt 3,4 tỷ đồng.
+ Về du lịch: năm 2016 trên địa bàn xã thu hút hơn 2 nghìn lƣợt khách quốc tế và gần 1 nghìn lượt khách trong nước đến tham quan tại địa phương. Tổng thu nhập đạt khoảng 31 tỷ đồng.
Đặc biệt trong năm 2016, có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế đa ngành nghề, nhân dân làm dịch vụ lao động cho các công trình, dự án trên địa bàn huyện và địa phương làm tăng thu nhập của người dân (số người lao động trong lĩnh vực xây dựng là 90 người; lao động dịch vụ là 152 người).
Các hộ trong xã đƣợc phỏng vấn đều nhận đƣợc sự hỗ trợ của MCD về kỹ thuật, trồng trọt thông qua các lớp tập huấn về ủ men vi sinh, giống cây trồng và cả máy bơm. Về nguồn lực con người, mỗi hộ dân đều chủ động trong việc sử dụng nguồn nhân công là các thành viên trong gia đình và không phải đi thuê thêm công nhân bên ngoài. Các hộ đều có các thành viên thường xuyên được tham gia tập huấn về kỹ thuật trồng trọt do địa phương hỗ trợ.
- Nguồn lực về tài chính: Về năng lực tài chính, với đặc điểm nghề trồng rau không cần đầu tƣ nhiều nên đại đa số các hộ có thể tự chủ động nguồn vốn của mình và không phải vay từ các tổ chức, hội nhóm nào khác. 100% các hộ đƣợc phỏng vấn đều nhận đƣợc hỗ trợ của phòng Nông nghiệp huyện Cát Hải và UBND xã, MCD về kỹ thuật trồng trọt thông qua các lớp tập huấn về men ủ vi sinh, giống cây trồng và máy bơm.
- Nguồn lực về con người: Về nguồn lực con người, mỗi hộ dân đều chủ động trong việc sử dụng nguồn nhân công là các thành viên trong gia định và không phải đi thuê thêm nhân công bên ngoài. Kết quả phỏng vấn các hộ tại xã Xuân Đám về những biện pháp họ áp dụng để giảm thiểu rủi ro và thích ứng với những tác động của BĐKH tới các hoạt động sản xuất, kinh tế của gia đình.
Các hộ đều có thành viên thường xuyên được tham gia tập huấn về kỹ thuật trồng trọt do địa phương và MCD hỗ trợ. Theo nghiên cứu của MCD tại xã Xuân Đám vào tháng 4/2015 cũng chỉ ra người dân trong xã có nhận thức tốt về BĐKH.
Qua khảo sát thực tế cho thấy 42/42 hộ khi đƣợc hỏi đều biết về hiện tƣợng BĐKH;
31/42 người có thể nêu ra một số biểu hiện của BĐKH. Đặc biệt, 28/42 người nhận thấy BĐKH sẽ có tác động không giống lên phụ nữ và nam giới. Bên cạnh những nhận thức về BĐKH, đa phần người dân đều cho biết họ đã có những biện pháp nhất định để ứng phó với những biến đổi bất thường, nhằm hạn chế rủi ro đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ có 3 hộ cho câu trả lời không biết/không làm gì để ứng phó với BĐKH.
Hình 3. 10. Kết quả phỏng vấn 42 hộ dân xã Xuân Đám
(Chú thích: A. Không biết. B. Không cần làm gì. C. Thay đổi giống cây trồng, vật nuôi. D. Thay đổi mùa vụ gieo trồng. E. Thay đổi hoạt động kinh doanh. F. Thay đổi hình thức sản xuất. G. Xây nhà ở những vùng đất cao hơn. H. Tiết kiệm sử dụng năng lƣợng. I. Dùng những nguồn năng lƣợng xanh. J. Nâng cao kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt. K. Nâng cao kiến thức về BĐKH. L. Khác.)
- Nguồn lực xã hội: Liên quan đến khía cạnh xã hội và thể chế chính sách, tại địa phương, trồng rau an toàn là ngành mũi nhọn của xã nên các chính sách tại địa phương tạo điều kiện tốt nhất cho bà còn phát triển. Mô hình trồng rau an toàn đã được lồng ghép vào chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trong thời gian gần đây, dự án trồng rau đƣợc Trung tâm khuyến ngƣ thành phố hỗ trợ từ tháng 4đến tháng 12 năm 2015, trong đó đầu tƣ khá bài bản từ phân bón, giống, kỹ thuật làm đất và trồng trọt, nhà vòm che sương muối. Sản phẩm rau an toàn được tham gia các hội chợ trƣng bàu giới thiệu sản phẩm tại thị trấn Cát Bà. Đặc biệt hơn, các chính sách tại địa phương cũng như các dự án của thành phố (dự án IZAC và MCD) luôn ƣu tiên cho các gia đình có phụ nữ làm chủ hộ, phụ nữ đơn thân có con đang đi học tham gia vào các mô hình trồng rau an toàn. Các tổ nhóm sinh kế đã đƣợc lập ra để tạo liên kết giữa các hộ gia đình, trao đổi thông tin và hỗ trợ nhau phát triển kinh tế. Tại xã Xuân Đám Hội phụ nữ nằm trong ban phòng chống lụt bão, tham gia xây dựng lập kế hoạch phòng chống lụt bão, phòng chống cháy rừng, trồng và bảo vệ rừng.
Trong số các hộ đƣợc phỏng vấn, các hộ đều bày tỏ sự hài lòng về hiệu quả mô hình mang lại và rất muốn nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ hỗ trợ từ các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể nhiều hơn nữa trong thời gian sắp tới. Mô hình giúp cộng đồng nâng cao tính cộng đồng trong xã thông qua việc thành lập và sinh hoạt tổ nhóm nhằm trao đổi về kinh nghiệm giữa các hộ gia đình. Với chi phí thấp và vốn đầu tƣ không nhiều, mô hình trồng rau an toàn hoàn toàn phù hợp cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như người nghèo, phụ nữ. Vai trò của phụ nữ trong kinh tế hộ gia đình cũng được nâng lên khi họ là người trực tiếp tham gia lao động sản xuất (90% các thành viên trong tổ trồng rau tham gia trao đổi đóng góp kinh nghiệm là phụ nữ, 6/9 hộ được phỏng vấn cho biết người phụ nữ được tham gia cùng chồng
trong quá trình ra quyết định của hộ gia đình). Dự kiến trong tương lai, nếu mô hình đƣợc nhân rộng và thực hiện trên quy mô lớn sẽ giải quyết thêm đƣợc nhiều công ăn việc làm cho địa phương.
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mô hình trồng rau an toàn ở xã Xuân Đám
Mô hình trồng rau an toàn ở xã Xuân Đám nhìn chung mang lại hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường đồng thời nhận được nhiều hỗ trợ về thể chế, chính sách. Tuy nhiên người dân vẫn phải đối mặt với một số khó khăn, trong đó đầu tiên phải kể đến năng lực, hiểu biết về khoa học, kỹ thuật còn hạn chế dẫn đến việc người dân chưa chủ động trong việc ứng phó với dịch bệnh trên cây trồng. Các diễn biến bất thường của thời tiết đã và đang đe dọa đến sinh kế của người dân, đáng chú ý là các hiện tượng sương muối, mưa muối, bão, mưa lớn gây ảnh hưởng đến năng suất của các loại rau chủ đạo nhƣ rau muống, rau cải, mùng tơi, bí…
Bên cạnh đó, sản phẩm chƣa có sức cạnh tranh, chƣa đƣợc ƣa chuộng trên thị trường cũng là một vấn đề lớn mà các hộ gia đình gặp phải. Mặc dù người dân đã đƣợc hỗ trợ về kỹ thuật nhƣng tính liên kết giữa các hộ dân vẫn chƣa cao, chƣa đủ mạnh để đảm bảo đầu r acho sản phẩm. Do đó người dân vẫn phải tìm cách tiêu thụ sản phẩm của Minh thông qua việc buôn bán nhỏ lẻ hoặc bán cho thương lái.