Kết quả đánh giá khả năng thích ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cư ven biển huyện cát hải, thành phố hải phòng (Trang 65 - 69)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả đánh giá khả năng tổn thương và thích ứng với biến đổi khí hậu

3.1.2. Kết quả đánh giá khả năng thích ứng

Việc tính các chỉ số thích ứng AC được tiến hành dựa trên các bước đã trình bày ở chương II. Kết quả trung bình của từng chỉ số đánh giá khả năng thích ứng ứng với BĐKH được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 3. 2. Kết quả chỉ số đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH năm 2006 và 2016 huyện Cát Hải

Vốn

Khả năng tiếp cận các dịch vụ

xã hội

Cơ sở hạ tầng

Lao động

việc làm Tài sản

Khả năng tiếp cận

truyền thông

Khả năng thích ứng

AC1 AC2 AC3 AC4 AC5 AC6 AC

Năm 2006 2016 2006 2016 2006 2016 2006 2016 2006 2016 2006 2016 2006 2016

Nghĩa

Lộ 0.84 0.19 0.87 0.77 0.25 0.29 0.35 0.47 0.58 0.50 0.47 0.82 0.56 0.51 Xã Đồng

Bài 0.20 0.42 0.67 0.76 0.28 0.17 0.12 0.61 0.21 0.44 0.20 0.62 0.28 0.50

Hoàng

Châu 0.38 0.43 0.33 0.75 0.26 0.20 0.62 0.64 0.33 0.44 0.23 0.67 0.36 0.52 Xã Văn

Phong 0.64 0.07 0.39 0.98 0.26 0.24 0.60 0.33 0.61 0.40 0.33 0.78 0.47 0.47 Xã Phù

Long 0.20 1.00 0.58 0.63 0.34 0.36 0.53 0.03 0.73 0.43 0.64 0.84 0.50 0.55 Xã Gia

Luận 0.00 0.14 0.53 0.43 0.41 0.38 0.62 0.63 0.20 0.33 0.07 0.34 0.31 0.37 Xã Hiền

Hào 0.18 0.33 0.05 0.48 0.33 0.39 0.61 0.15 0.07 0.09 0.02 0.27 0.21 0.29 Xã Trân

Châu 0.63 0.56 0.76 0.85 0.32 0.74 0.56 0.45 0.63 0.61 0.20 0.54 0.52 0.62 Xã Việt

Hải 0.22 0.32 0.11 0.13 0.38 0.39 0.62 0.79 0.03 0.38 0.00 0.10 0.23 0.35 Xã Xuân

Đám 0.04 0.07 0.39 0.63 0.55 0.49 0.84 0.59 0.36 0.36 0.14 0.46 0.39 0.44 Trung

bình 0.33 0.35 0.47 0.64 0.34 0.37 0.55 0.47 0.38 0.40 0.23 0.55 0.38 0.46

Kết quả tính toán chỉ số khả năng thích ứng của cấp hộ gia đình ở các xã cho thấy:

chỉ số AC tổng đánh giá khả năng thích ứng của 10 ở mức từ thấp đến trung bình, có sự thay đổi từ năm 2006 đến 2016, hầu hết các xã đều có khả năng thích ứng tăng. Xã Đồng Bài có sự tăng lớn nhất (từ 0,28 đến 0,52), xã Việt Hải có sự gia tăng không đáng kể (từ 0,23 đến 0,35). Năm 2006 thì xã Hiền Hào (0,21) và xã Việt Hải (0,23) có khả năng thích ứng thấp nhất, cao nhất là xã Nghĩa Lộ (0,56), Trân Châu (0,52). Đến năm 2016 cao nhất vẫn là xã Trân Châu (0,62), thấp nhất là xã Việt Hải (0,35). Đối với từng hợp phần chỉ số, ta cũng thấy cú sự khỏc biệt rất rừ ràng giữa cỏc xó.

Hình 3. 4. Khả năng thích ứng với BĐKH tính cho 2006 của các xã trong huyện

Hình 3. 5. Khả năng thích ứng với BĐKH tính cho năm 2016 của các xã trong huyện

Hình 3. 6. Bản đồ khả năng thích ứng với Biến đổi khí hậu huyện Cát Hải năm 2006 và 2016

- Hợp phần nguồn vốn: thể hiện cho các hộ đƣợc vay vốn và hỗ trợ xây dựng nhà ở của năm trước năm điều tra. Năm 2006 Xã Nghĩa Lộ là xã có được hỗ trợ nhiều nhất, ngược lại xã Gia Luận lại không có nhận sự hỗ trợ nào từ năm trước.

- Hợp phần Khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội: năm 2016 đa số các xã đều có chỉ số này cao hơn mức trung bình, thể hiện mức độ tiếp cận dịch vụ y tế, chợ.

Xã Việt Hải là xã trung tâm, cũng là xã nhỏ có số nhân khẩu ít nhất, có ít số người đƣợc cấp thẻ bảo hiểm y tế nên có hệ số nhỏ nhất.

- Hợp phần cơ sở hạ tầng: bao gồm số biến cấu thành nhiều nhất, bao gồm các loại hình cơ sở hạ tầng của xã mà người dân được tiếp cận, sử dụng như giao thông, thủy lợi, vệ sinh môi trường, nước sạch, nguồn điện lưới quốc gia, nhân viên y tế.

Tuy nhiên trong cả 2 năm 2006 và 2016 thì hệ số thích ứng đều thấp. Xã Trân Châu sang năm 2016 có sự tăng lên đáng kể và có hệ số cao nhất. Năm 2006 thì xã Xuân Đám lại là xã có hệ số cao nhất.

- Hợp phần lao động việc làm: thể hiện cho tỷ lệ lao động có việc làm và lao động có trình độ chuyên môn, là hợp phần có vai trò quan trọng trong khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của các xã. Giữa hai năm 2006 và 2016 các xã đều thấy có sự biến động mạnh, đa số các xã đều có tỷ lệ khá cao lao động có việc làm nhưng năm 2016 có xu hướng giảm hơn so với năm 2006, ngược lại tỷ lệ lao động

đã qua đào tạo ở năm 2016 lại đều tăng nhiều hơn so với năm 2006 mặc dù tỷ lệ này ở cả 2 năm đều dưới mức trung bình.

- Hợp phần tài sản là các thiết bị phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình. Năm 2016 xã Trân Châu là xã có hệ số cao nhất (0,61, năm 2006 thì xã Phù Long lại là xã cao nhất. Xã Hiền Hào thì cả hai năm vẫn là xã có hệ số thấp nhất.

- Hợp phần khả năng tiếp cận truyền thông: bao gồm các tiếp cận về thông tin, truyền thông, kiến thức qua việc sử dụng ti vi, đài, internet, điện thoại và đƣợc tham dự tập huấn các kĩ năng, nghề nghiệp. Đây cũng là hợp phần đóng vai trò quan trọng trong khả năng thích ứng với BĐKH. Năm 2006 thì hợp phần này có hệ số nhỏ, có nghĩa là sự đóng góp trong các chỉ số thích ứng thấp, năm 2016 thì hợp phần này tăng lên khá cao. Có sự thay đổi này là do tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng các thiết bị thông tin tăng lên rất nhiều, tuy nhiên tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng internet vẫn còn chủ yếu ở mức dưới trung bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cư ven biển huyện cát hải, thành phố hải phòng (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)