Các chỉ số nhạy cảm và thích ứng xã Xuân Đám năm 2006 và 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cư ven biển huyện cát hải, thành phố hải phòng (Trang 71 - 74)

3.2. Kết quả đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH tại các xã Phù Long, Xuân Đám từ điều tra định tính

3.2.1. Tại xã Phù Long

Phù Long là một xã nằm ở cửa ngõ tiền tiêu Phía Tây đảo Cát Bà,với điều kiện tự nhiên thuận lợi. Xã Phù Long có thế mạnh đặc biệt trong việc phát triển các sinh kế nuôi trồng thủy sản dựa trên hệ sinh thái. Các sản phẩm có ƣu thế hiện nay là tôm sú,cua, hà, cá vƣợc, ngao và một số loài cá khác. Trong khoảng thời gian những năm 1990, khi nhận thức của ngƣời dân về rừng ngập mặn còn hạn chế, việc phá rừng làm đầm để nuôi trồng thủy sản là điều khá phổ biến. Sau nhiều lần phải hứng chịu ảnh

hƣởng từ các cơn bão, hiện tƣợng vỡ đê do thiếu RNM chắn sóng và đƣợc nhà nƣớc tuyên truyền phổ biến kiến thức và vai trò của RNM, ngƣời dân địa phƣơng bắt đầu tiến hành trồng lại và bảo vệ rừng. Trƣớc nhu cầu bảo vệ rừng và kết hợp với NTTS bền vững của ngƣời dân xã Phù Long đã phối hợp cùng UBND huyện Cát Hải, UBND xã Phù Long xây dựng mô hình nuôi tôm, cua dƣới tán rừng ngập mặn và đã thu đƣợc những kết quả khả quan.

Mức độ phơi nhiễm (E):

Theo quan sát và đánh giá ghi nhận tại địa phƣơng thì các biểu hiện và tác động của BĐKH đối với sinh kế chính, đặc biệt là nuôi tôm ảnh hƣởng đến giảm năng suất, gia tăng chi phí và giảm thu nhập cho ngƣời dân.tại xã Phù Long nhƣ sau

Bảng 3. 4. Tác động của thời tiết đối với nuôi trồng thủy sản tại xã Phù Long

Hiện tƣợng Tần suất Cƣờng độ Ảnh hƣởng đến sinh kế (NTTS)

Bão- Lụt Giảm/thất thƣờng Tăng (bão lớn năm 2012-2013)

- Lụt đầm, vỡ đê năm 2012-2013

Mƣa lớn (2014 mƣa nhiều) Thất thƣờng Thất thƣờng

- Tôm chết hàng loạt do thay đổi độ mặn.

- Ngƣời dân phải bỏ công cải tạo đầm, tháo

nƣớc, phơi khô Nƣớc biển dâng Nhiều hơn, rõ rệt hơn Con nƣớc cao thì ít hơn, và không cao nhu

trƣớc

- Đắp đê theo mực nƣớc biển dâng, nƣớc dâng cao làm đê bị yếu

đi.

- Tốn nhiều công sức để xây đê vì không dùng

cẩu mà phải thuê ngƣời đắp đê.

Nắng nóng Tăng lên Tăng lên

Làm nƣớc bốc hơi, thay đổi độ mặn ảnh hƣởng đến năng suất

tôm

* Độ nhạy cảm (S): Nuôi trồng thủy sản nói chung rất dễ bị ảnh hƣởng bởi sự

thay đổi của các yếu tố BĐKH do tỷ lệ sinh sống, sinh sản và sinh trƣởng của các loài thủy sản phụ thuộc rất nhiều vào môi trƣờng sống. Khi nhiệt độ và lƣợng mƣa gia tăng sẽ tác động mạnh nhất đến các đối tƣợng giống, loài năng suất nuôi, đánh bắt. Những tổn thất, rủi ro mà các tác động này mang lại có thể là nguy cơ mất các

hệ sinh thái nhạy cảm với nhiệt độ, thay đổi môi trƣờng sống gây ảnh hƣởng đến chế độ dinh dƣỡng của nguồn nƣớc, dịch bệnh tăng trong điều kiện nhiệt độ cao, các thủy sinh có thể bị chết khi nắng nóng kèo dài. Mƣa lớn và kéo dài, độ mặn trong các ao nuôi giảm xuống đột ngột vƣợt ra khỏi ngƣỡng chịu đựng làm cho thủy sản nuôi trồng bị sốc, chết hoặc chậm lớn. Nhƣng nuôi trồng thủy sản dƣới tán rừng ngập mặn khắc phục tình trạng độ mặn bị thay đổi đột ngột; làm giảm độ nhạy cảm đối với những thay đổi bất thƣờng. Ngoài ra, bão và áp thấp nhiệt đới gia tăng làm xuất hiện lũ lụt, gây lụt đầm, phá vỡ đê điều, thay đổi đột ngột môi trƣờng sống của loài thủy sản gây ra những thiệt hại. Khi thủy sản đƣợc nuôi trồng dƣới tán rừng, sẽ không phải đối mặt nhiều với những rủi ro tiềm tàng của lũ lụt và vỡ đê.

Nhƣ vậy mô hình nuôi trồng thủy sản dƣới tán rừng ngập mặn đã làm giảm độ nhạy cảm của hoạt động nuôi trồng đối với những thay đổi của nhiệt độ.

* Khả năng thích ứng (AC): Năng lực thích ứng đƣợc xem xét khi đánh giá mô

hình nuôi trồng thủy sản dƣới tán rừng ngập mặn xem xét khả năng thích ứng, điều chỉnh trƣớc những diễn biến bất thƣờng của thời tiết. Nếu nhƣ mô hình cổ điển, nuôi trông những ao/đầm. Khi thời tiết nắng nóng, kéo dài hay nhiệt độ đột ngột tăng cao sẽ ảnh hƣởng rất nhiều đến môi trƣờng sống của thủy sản, làm gia tăng những áp lực cho ngƣời dân trong việc điều chỉnh môi trƣờng thủy sinh, xử lý chất thải nhƣng đối với rừng ngập mặn có khả năng điều tiết và xử lý các nguồn chất thải. Nhƣ vậy các hộ gia đình ở xã Phù Long đều có đầy đủ năng lực để thực hiện việc nuôi trồng thủy sản dựa vào hệ sinh thái thích ứng với BĐKH.

* Nguồn lực thích ứng sinh kế bền vững:

- Nguồn lực tự nhiên: Xã Phù Long là một trong 12 xã, thị trấn của huyện Cát Hải, nằm ở phía Tây Bắc thuộc quần đảo Cát Bà, phía Đông giáp xã Hiền Hào và khu vực vƣờn Quốc Gia Cát Bà; Phía Đông Bắc giáp xã Gia Luận, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Nam giáp biển. Tổng diện tích tự nhiên 4.408,98 ha. Toàn xã có 615 hộ, 2205 nhân khẩu (2016) (trong đó nam: 1.088, nữ: 1.117; 14 tuổi trở lên 1.811), chia thành 4 thôn (thôn Nam, thôn Bắc, thôn Ngoài, thôn Ao Cối).

Xã Phù Long có diện tích đất tự nhiên là 4.408,98 ha, trong đó đất nông nghiệp khoảng hơn 3.000 ha. Với địa thế da dạng và phong phú, xã Phù Long lại có

đƣờng tỉnh lộ 356 đi qua, đây là điều kiện thuận lợi cho địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cư ven biển huyện cát hải, thành phố hải phòng (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)