2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ Phần Du Lịch An Giang
2.2.2 Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn
2.2.2.2 Kết cấu nguồn vốn
Nợ phải trả
Kết cấu nợ phải trả của công ty qua 3 năm được biểu hiện qua biểu đồ 2.7
Biểu đồ 2.7: Kết cấu nợ phải trả của Công ty CP Du Lịch An Giang qua 3 năm 2006 -2008
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
• Nợ ngắn hạn: Qua biểu đồ ta thấy nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nợ phải trả của công ty, nhìn chung tỷ trọng nợ ngắn hạn có xu hướng tăng dần lên qua mỗi năm, đồng thời cũng tăng cả về giá trị. Việc nợ ngắn hạn tăng cả về tỷ trọng và giá trị có thể cho ta nhận xét rằng công ty ngày càng có uy tính hơn trên thương trường, bên cạnh đó, lợi nhuận công ty có thể tăng hơn khi được sử dụng các khoản vốn đi chiếm dụng này mà không phải thanh toán tiền lãi. Tuy nhiên, các khoản đi chiếm dụng này bao gồm những
95%
5%
96%
4%
Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn
98%
2%
khoản nào? Và khoản nào sẽ chiếm tỷ trọng cao? Để trả lời được những thắc mắc này ta tiếp tục phân tích bảng 2.11:
Bảng 2.11: Nợ ngắn hạn của Công ty CP Du Lịch An Giang qua 2 năm 2007 – 2008 ĐVT: Triệu đồng
2007 2008 Nợ ngắn hạn
Giá trị % Giá trị %
Vay và nợ ngắn hạn 58.731,25 75,85 84.005,26 63,26
Phải trả người bán 4.059,25 5,24 2.895,60 2,18
Người mua trả tiền trước 639,79 0,83 488,73 0,37
Thuế và các khoản nộp NN 42,43 0,05 16.084,59 12,11
Phải trả người lao động 521,49 0,67 6.262,00 4,72
Chi phí phải trả 1.751,76 2,26 16.640,34 12,53
Các khoản phải trả ngắn hạn khác 11.682,11 15,09 6.413,08 4,83 Tổng 77.428,08 100 132.789,60 100
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty CP Du Lịch An Giang năm 2008) Qua bảng 2.11 cho ta kết quả vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cũng như giá trị cao nhất trong tổng nợ ngắn hạn của công ty, tại thời điểm năm 2008 khoản nợ này có tỷ trọng giảm xuống so với năm 2007, tuy nhiên giá trị lại tăng lên, điều này được đánh giá là tích cực vì có thể co thấy công ty hoạt động hiệu quả, thực hiện tốt các kỹ luật tín dụng, tự chủ cơ bản về tài chính. Phải trả người bán và người mua trả tiền trước đây là 2 khoản nợ được xem là ít biến động nhất, đồng thời đáng chú ý nhất bởi vì hầu hết các khoản nợ khác đều có xu hướng tăng lên, riêng 2 khoản nợ này lại giảm xuống mặc khác 2 khoản nợ này chiếm tỷ trọng cũng như giá trị tương đối thấp trong kết cấu nợ ngắn hạn của công ty. Điều này một phần có thể do lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, xuất khẩu gao,… cho nên công ty cần cố gắng thanh toán hoàn tất cho nhà cung cấp của mình (chẳng hạn như nhà cung cấp chủ yếu nguyên liệu cho xuất khẩu gạo là những hộ nông dân hay thương lái,… mà những nhà cung cấp này rất ít cho công ty chậm thanh toán). Bên cạnh đó, 2 khoản nợ này giảm xuống có thể cho ta suy nghĩ rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang gặp khó khăn vì khoản nợ người bán trả trước giảm xuống cũng có thể việc bán hàng của công ty giảm xuống, tuy nhiên doanh thu năm 2008 đạt rất cao như vậy, suy nghĩ này chưa thật sự đúng và công ty vẫn hoạt động có hiệu quả.
Đối với các nhân tố còn lại như thuế và các khoản nộp nhà nước, phải trả người lao động, chi phí phải trả và các khoản phải trả ngắn hạn khác, nhìn chung đều có xu hướng tăng lên rất nhanh cả về tỷ trọng lẫn giá trị. Sự tăng vọt của những nhân tố này đã góp phần làm nợ ngắn hạn của công ty tăng lên qua mỗi năm.
• Nợ dài hạn: Qua biểu đồ 2.7, ta thấy tỷ trọng nợ dài hạn của công ty chiếm rất thấp trong tổng nợ phải trả, Nợ dài hạn của công ty chủ yếu là vay và nợ dài hạn, các khoản khác chiếm tỷ lệ rất thấp. Nhìn chung nợ dài hạn có xu hướng giảm xuống về tỷ trọng và cả giá trị nhưng sự chênh lệch giảm này không nhiều khoảng từ 1-2%/năm.
Tóm lại, nợ phải trả của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn, nợ dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nợ và có chiều hướng giảm xuống, mặc dù vậy tổng nợ của công ty vẫn tăng
mạnh qua mỗi năm chính là sự tăng lên rất nhanh của nợ ngắn hạn, điều này có thể chứng tỏ công ty ngày càng có uy tính trên thương trường.
Vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty gốm có: Vốn chủ sở hữu và nguồn kinh phí cùng các loại quỹ khác. Tình hình cụ thể được thể hiện qua biểu đồ 2.8:
Biểu đồ 2.8: Kết cấu vốn chủ sở hữu của Công ty CP Du Lịch An Giang qua 3 năm 2006 -2008
95%
(35.249,58) 5%
(1.837,48) 0% (33,15)
100%
(42.048,25)
Vốn chủ sở hữu Kinh phí và quỹ
98%
(91.224,69) 2%
(2.104,44) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
• Vốn chủ sở hữu: Kết quả từ biểu đồ cho thấy, đây là khoản vốn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty, và có xu hướng tăng khá nhanh qua các năm, đặc biệt là năm 2007 chiếm gần 100% tổng vốn chủ sở hữu, tại thời điểm năm 2008 về tỷ trọng có giảm xuống nhưng giá trị lại tăng lên rất cao tăng 2,17 lần so với năm 2007. Việc tăng một cách nhanh chóng của vốn chủ sở hữu có thể cho ta thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty ngày càng cao, hay nói cách khác tài chính của công ty khá vững mạnh bởi vì một doanh nghiệp có mức vốn chủ sở hữu cao sẽ chủ động về năng lực hoạt động của mình, ít phụ thuộc vào các đối tác bên ngoài.Tuy nhiên, để biết được vốn chủ sở tăng nhanh như thế là do đâu? Ta tiếp tục phân tích bảng 2.12:
Bảng 2.12: Vốn chủ sở hữu của Công ty CP Du Lịch An Giang qua 3 năm 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng
2006 2007 2008 Vốn chủ sở hữu
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Đầu tư của chủ sở hữu 33.265,10 94,37 33.265,10 79,11 33.265,10 36,47
Quỹ đầu tư phát triển 0 0 0 0 3.228,43 3,54
Quỹ dự phòng tài chính 0 0 0 0 248,90 0,27
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1.984,48 5,63 8.783,15 20,89 54.482,26 59,72
Tổng 35.249,58 100 42.048,25 100 91.224,69 100 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty CP Du Lịch An Giang năm 2007 và 2008)
Bảng 2.12 cho thấy vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên là do sự phát sinh của 2 loại quỹ:
quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính nhưng giá trị cũng như tỷ trọng của 2 loại
quỹ này khá nhỏ nên sự phát sinh của 2 quỹ này là không đáng kể. Việc tăng vốn chủ sở hữu rất nhanh ở năm 2008 (91.224,69 triệu đồng) là do sự tăng rất mạnh mẽ của khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Việc lợi nhuận chưa phân phối tăng nhanh như thế đã biểu hiện được tính tích cực của công ty vì nó cho thấy công ty hoạt động đạt hiệu quả khá tốt cho nên lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng cao. Bên cạnh sự tăng rất nhanh của mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối thì đầu tư của chủ sở hữu lại giữ nguyên giá trị qua 3 năm, nhưng tỷ trọng lại có sự giảm xuống, mặc dù vậy khoản đầu tư này vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng vốn chủ sở hữu của công ty. Đầu tư của chủ sở hữu không tăng về giá trị là do trong mấy năm gần đây, công ty không thực hiện việc đầu tư hay mở rộng sản xuất kinh doanh, nói một các cụ thể là công ty chưa mở rộng thêm quy mô, mà nguyên nhân chính có thể do công ty phải chịu ảnh hưởng tình hình biến động không ổn định của thị trường hiện nay.
• Kinh phí và các quỹ khác: Đây là khoản vốn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng vốn chủ sở hữu, khoản vốn này chủ yếu là quỹ khen thưởng, phúc lợi. Sự biến động của các quỹ này thường không ổn định, cụ thể qua biểu đồ 2.8, ta thấy rằng năm 2007 các quỹ này giảm rất mạnh chỉ còn 33,15 triệu đồng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong kết cầu vốn chủ sở hữu, tuy nhiên đến thời điểm năm 2008 các quỹ này được tăng lên 2.104,44 triệu đồng mặc dù vậy, tỷ trọng của các quỹ này vẫn có xu hướng giảm xuống nhưng giá trị lại có sự tăng lên đặc biệt năm 2008 tăng lên rất mạnh, điều này chứng tỏ công ty ngày càng quan tâm nhiều hơn đến đội ngũ công nhân viên cũng như những phúc lợi xã hội.
Tóm lại, qua phân tích kết cấu vốn chủ sở hữu của công ty qua các năm 2006, 2007, 2008 cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả khá tốt. Công ty có khả năng tự chủ về tài chính cho các hoạt động kinh doanh của mình bởi vì nguồn vốn chũ sở đạt tỷ trọng cũng như giá trị rất cao và có xu hướng tăng lên qua mỗi năm. Nguồn kinh phí và các quỹ khác có sự biến động không ổn định, nhưng vẫn có sự tăng lên rất nhanh vào năm 2008 chủ yếu là quỹ khen thưởng phúc lợi. Nguồn quỹ này tăng lên có thể góp phần làm tăng giá trị tài sản vô hình cho công ty. Bởi vì qua quá trình khen thưởng đã tạo động lực kích thích đội ngũ công nhân viên cống hiến hết tài năng của mình cho công ty, đồng thời thông qua các hoạt động phúc lợi xã hội như giúp đở trẻ em nghèo, sinh viên học sinh vượt khó học giỏi, hay ủng hộ đồng bào thiên tai,… những hoạt động này đã góp phần xây dựng thương hiệu cho công ty, đây là một loại tài sản rất quan trọng đối với mỗi công ty trong thời đại ngày nay.