2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ Phần Du Lịch An Giang
2.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn
2.2.1.2 Tình hình nguồn vốn
Cũng như bao doanh nghiệp khác, Công ty CP Du Lịch An Giang đã chủ động và tự tìm kiếm cho mình nguồn vốn thị trường để tồn tại. Nhờ sự năng động, sáng tạo công ty đã nhanh chóng thích ứng với điều kiện, cơ chế thị trường nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh gay gắt trong cơ chế mới nên công ty đã có phần nào chịu ảnh hưởng theo cơ chế chung. Để hiểu rừ hơn về kết quả kinh doanh của cụng ty ta phải hiểu biết xem cụng ty đó sử dụng cỏc nguồn lực, tiềm năng sẵn có của mình như thế nào? Trong đó, việc phân tích, tìm hiểu về nguồn vốn của công ty là điều rất cần thiết. Cụ thể về nguồn vốn của công ty được thể hiện qua bảng 2.5:
Bảng 2.5: Nguồn vốn của Công ty CP Du Lịch An Giang trong 3 năm 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu 2006 2007 2008
07-06 % 08-07 % Nguồn vốn 100.765,52 122.764,18 228.473,00 21.998,66 21,83 105.708,82 86,11 1. Nợ phải trả 63.678,47 80.682,78 135.143,87 17.004,31 26,70 54.461,09 67,50 2. Vốn chủ sở hữu 37.087,05 42.081,40 93.329,13 4.994,35 13,47 51.247,73 121,78
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty CP Du Lịch An Giang năm 2007 và 2008) Như ta đã biết, tổng tài sản phải bằng với tổng nguồn vốn vì thế theo phân tích về tài sản ta đã biết tài sản của công ty có xu hướng tăng lên qua các năm cho nên nguồn vốn của công ty cũng thế, và cũng đặc biệt tăng mạnh vào năm 2008. Nguồn vốn của công ty bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, nguồn vốn tăng lên là do 2 nhân tố này tăng lên, nhìn chung nợ phải trả và vốn chủ sở hữu có tốc độ tăng tương đương nhau về giá trị. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu có tốc độ tăng khá nhanh, đặc biệt là năm 2008 tăng lên đến 121,78% so với năm 2007. Để nắm rừ hơn, ta tiếp tục xem xột tỡnh hỡnh tăng, giảm cỏc nhõn tố của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty cụ thể như sau:
Nợ phải trả
Nợ phải trả của Công ty CP Du Lịch An Giang được thể hiện cụ thể qua bảng 2.6:
Bảng 2.6: Nợ phải trả của Công ty CP Du Lịch An Giang trong 3 năm 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu 2006 2007 2008
07-06 % 08-07 % Nợ phải trả 63.678,47 80.682,78 135.143,87 17.004,31 26,70 54.461,09 67,50 1. Nợ ngắn hạn 60.477,70 77.428,08 132.789,60 16.950,38 28,03 55.361,52 71,50 2. Nợ dài hạn 3.200,76 3.254,70 2.354,27 53,94 1,69 -900,43 -27,67
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty CP Du Lịch An Giang năm 2007 và 2008) Nợ phải trả của công ty bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, qua bảng 2.6 ta thấy nợ ngắn hạn của công ty có tốc độ tăng tương đối nhanh qua các năm, đặc biệt trong năm 2008 tăng lên đến 71,50% so với năm 2007 và trong năm này thì nợ dài hạn của công ty lại giảm xuống so với năm trước, khoản chiếm dụng vốn dài hạn của công ty giảm xuống có thể cho ta suy nghĩ rằng công ty sẽ giảm khoản lợi nhuận từ việc chiếm dụng và sử dụng lượng vốn này. Vì thế, nợ phải trả của công ty tăng lên chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng lên. Như vậy, nợ phải trả tăng lên đồng thời như phân tích ở trên (phần tài sản ngắn hạn) thì khoản phải thu cũng tăng lên, thế thì tốc độ tăng của khoản công ty đi chiếm dụng và công ty bị chiếm dụng sẽ như thế nào? Để giải đáp được thắc mắc này ta sẽ phân tích biểu đồ 2.4:
Biểu đồ 2.4: So sánh nợ phải trả và khoản phải thu của Công ty CP Du Lịch An Giang qua 3 năm 2006 - 2008
63.678,47
4.798,41
80.682,78
38.637,47
135.143,87
48.752,41
2006 2007 2008
Nợ phải trả Khoản phải thu
Kết quả từ biểu đồ cho thấy, tổng nợ phải trả của công ty đều tăng qua các năm và tăng cao hơn so với khoản phải thu. Điều này có nghĩa là công ty chiếm dụng vốn của các tổ chức, đơn vị khác nhiều hơn so với việc công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng, như vậy ta có thể kết luận rằng công ty quản lý và sử dụng lượng vốn này khá hiệu quả, bởi vì nợ phải trả là một khoản vốn mà công ty sử dụng không cần phải tốn chi phí sử dụng vốn. Trong thực tế, khả năng tăng các khoản này không phải là chuyện đơn giản mà có thể nói đây là một biểu hiện uy tín của công ty trên thương trường. Vì thế ta có thể cho rằng đây là một trong những điểm mạnh của công ty.
Vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của công ty. Một công ty có mức vốn chủ sở hữu cao sẽ chủ động về năng lực hoạt động kinh doanh của mình, ít bị phụ thuộc vào các đối tác bên ngoài. Vốn chủ sở hữu của Công ty CP Du Lịch An Giang được thể hiện cụ thể qua bảng 2.7:
Bảng 2.7: Vốn chủ sở hữu của Công ty CP Du Lịch An Giang trong 3 năm 2006 – 2008
ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu 2006 2007 2008
07-06 % 08-07 % Vốn chủ sở hữu 37.087,05 42.081,40 93.329,13 4.994,35 13,47 51.247,73 121,78 1. Vốn chủ sở hữu 35.249,58 42.048,25 91.224,69 6.798,67 19,29 49.176,44 116,95 2. Kinh phí và quỹ 1.837,48 33,15 2.104,44 -1.804,33 -98,20 2.071,29 6248,24
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty CP Du Lịch An Giang năm 2007 và 2008) Qua bảng 2.7: Ta thấy, sở dĩ vốn chủ sở hữu của công ty tăng khá nhanh qua các năm chủ yếu là do lượng vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng nhanh, đặc biệt là tăng nhanh vào năm 2008, tăng thêm 49.176,44 triệu đồng, đồng thời trong năm này các khoản kinh phí và quỹ
cũng tăng hơn so với năm 2007, trong khi năm 2007 khoản vốn này lại giảm xuống so với năm trước. Như vậy, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng tăng lên qua các năm, ta có thể cho rằng đây là điều khá khả quan cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, bởi vì nó chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của công ty ngày một năng lên.
Tóm lại, qua việc phân tích chung về tình hình nguồn vốn của Công ty CP Du Lịch An Giang từ năm 2006 -2008, chúng ta rút ra được kết luận rằng nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng khá nhanh trong 3 năm là do sự tăng lên đồng thời của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, có thể cho rằng sự tăng lên của 2 nhân tố này là điều rất tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn của công ty còn được đánh giá ở nhiều khía cạnh khác nhau. Do vậy, để hiểu vấn đề này một cách cụ thể và chính xác hơn ta đi sâu vào phân tích kết cấu từng loại tài sản và nguồn vốn của công ty, từ đó giúp ta có cái nhìn đầy đủ hơn về tình trạng sử dụng vốn tại Công ty CP Du Lịch An Giang.
2.2.2 Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn