CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Kiểm định thang đo
4.2.1. Kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha
Mục đích của phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là loại bỏ các biến rác không đạt điều kiện, nếu không khi phân tích yếu tố khám phá EFA thì các biến này sẽ tạo nên các nhân tố giả ảnh hưởng tới mô hình nghiên cứu.
Và một thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha>0.6 là có thể chấp nhận được, cũng theo Nguyễn Đình Thọ (2014) nếu hệ số này trong khoảng 0.75 đến 0.95 thì đây được coi là một thang đo tốt.
Trong đánh giá độ tin cậy thang đo, cần ghi nhận rằng Cronbach Alpha đo lường độ tin cậy của cả thang đo (Nguyễn Đình Thọ, 2014) chứ không tính độ tin cậy cho từng biến quan sát. Hơn thế, các biến trong cùng một thang đo dùng để đo lường cùng một khái niệm nghiên cứ nên chúng phải có tương quan chặt chẽ với nhau.
Vì vây, khi kiểm tra từng biến đo lường người ta sử dụng hệ số tương quan biến tổng (Nguyễn Đình Thọ, 2014). Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng từ 0.3 trở lên thì biến đó đạt yêu cầu (Nguyễn Đình Thọ, 2014).
Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo nhận biết thương hiệu
Kết quả kiểm định Cronbach Alpha đối với thang đo nhận biết thương hiệu được thể hiện trong Bảng 4.5. Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach Alpha là
0.864 (>0.6).
Các hệ số tương quan biến tổng dao động từ 0.651 cho đến 0.746 (>0.3).
Vì vậy thang đo đạt yêu cầu cần thiết và không có biến nào bị loại bỏ.
Bảng 4.5. Kiểm định độ tin cậy thang đo nhận biết thương hiệu Biến
quan sát
Trung bình thang đo
nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến -
tổng
Cronbach Alpha nếu loại biến
Cronbach's Alpha
Số biến
Thang đo nhận biết thương hiệu
NB1 11.357 2.427 0.746 0.812
0.864 4
NB2 11.227 2.451 0.727 0.820
NB3 11.370 2.561 0.651 0.852
NB4 11.299 2.551 0.730 0.820
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả) Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo chất lượng cảm nhận
Kết quả kiểm định Cronbach Alpha đối với thang đo chất lượng cảm nhận được thể hiện trong Bảng 4.6.
Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach Alpha là 0.894 (>0.6). Các hệ số tương quan biến tổng dao động từ 0.698 cho đến 0.772 (>0.3).
Cụ thể: tương quan biến tổng lớn nhất là:
- Biến CL5 với hệ số tương quan biến tổng là 0.772.
Tương quan biến tổng nhỏ nhất là:
- Biến CL1 với hệ số tương quan biến tổng là 0.698.
Vì vậy thang đo đạt yêu cầu cần thiết và không có biến nào bị loại bỏ.
Bảng 4.6. Kiểm định độ tin cậy thang đo chất lượng cảm nhận Biến
quan sát
Trung bình thang đo
nếu loại biến
Phương sai thang đo
nếu loại biến
Tương quan biến
- tổng
Cronbach Alpha nếu loại biến
Cronbach's Alpha
Số biến
Thang đo chất lượng cảm nhận
CL1 15.078 5.628 0.698 0.880
0.894 5
CL2 15.273 5.520 0.716 0.876
CL3 15.143 5.770 0.755 0.869
CL4 15.240 5.386 0.766 0.865
CL5 15.110 5.471 0.772 0.864
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả) Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo hình ảnh thương hiệu
Kết quả kiểm định Cronbach Alpha đối với thang đo hình ảnh thương hiệu được thể hiện trong Bảng 4.7.
Bảng 4.7. Kiểm định độ tin cậy thang đo hình ảnh thương hiệu Biến
quan sát
Trung bình thang đo
nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến -
tổng
Cronbach Alpha nếu loại biến
Cronbach's Alpha
Số biến
Thang đo hình ảnh thương hiệu
HA1 11.636 3.592 0.747 0.811
0.863 4
HA2 11.584 3.591 0.725 0.820
HA3 11.669 3.556 0.702 0.831
HA4 11.669 3.935 0.676 0.840
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả) Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach Alpha là 0.863 (>0.6). Các hệ số tương quan biến tổng dao động từ 0.676 cho đến 0.747 (>0.3).
Vì vậy thang đo đạt yêu cầu cần thiết và không có biến nào bị loại bỏ.
Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo lòng ham muốn thương hiệu
Kết quả kiểm định Cronbach Alpha đối với thang đo lòng ham muốn thương hiệu được thể hiện trong Bảng 4.8.
Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach Alpha là 0.900 (>0.6). Các hệ số tương quan biến tổng dao động từ 0.658 cho đến 0.875 (>0.3).
Vì vậy thang đo đạt yêu cầu cần thiết và không có biến nào bị loại bỏ.
Bảng 4.8. Kiểm định độ tin cậy thang đo lòng ham muốn thương hiệu Biến
quan sát
Trung bình thang đo
nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến -
tổng
Cronbach Alpha nếu
loại biến
Cronbach's Alpha
Số biến
Thang đo lòng ham muốn thương hiệu
HM1 10.740 6.586 0.798 0.864
0.900 4
HM2 10.929 6.995 0.658 0.915
HM3 10.799 6.541 0.789 0.867
HM4 10.818 6.372 0.875 0.836
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả) Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo lòng sự trung thành thương hiệu Kết quả kiểm định Cronbach Alpha đối với thang đo sự trung thành thương hiệu được thể hiện trong Bảng 4.9.
Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach Alpha là 0.758 (>0.6). Các hệ số tương quan biến tổng dao động từ 0.404 cho đến 0.723(>0.3).
Trong thang đo này ta thấy biến TT1 và TT3 có hệ số tương quan nhỏ nhất, tuy nhiên vẫn đạt yêu cầu trên 0.3. Vì vậy thang đo đạt điều kiện cần thiết và không có biến nào bị loại bỏ.
Bảng 4.9. Kiểm định độ tin cậy thang đo lòng trung thành thương hiệu Biến
quan sát
Trung bình thang đo
nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến -
tổng
Cronbach Alpha nếu
loại biến
Cronbach's Alpha
Số biến
Thang đo sự trung thành thương hiệu
TT1 11.019 2.764 0.497 0.739
0.758 4
TT2 10.909 2.632 0.723 0.612
TT3 10.078 3.079 0.404 0.783
TT4 10.903 2.834 0.642 0.660
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả) 4.2.1.2. Kiểm định độ tin cậy của các biến phụ thuộc
Sau khi tiến hành kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach Alpha đối với các biến độc lập, tiếp theo tác giả sẽ kiểm định Cronbach Alpha với biến phụ thuộc. Kết quả kiểm định Cronbach Alpha của biến phụ thuộc được thể hiện trong Bảng 4.10.
Bảng 4.10. Kiểm định độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc Biến
quan sát
Trung bình thang đo
nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến -
tổng
Cronbach Alpha nếu loại biến
Cronbach's Alpha
Số biến
Thang đo giá trị thương hiệu
GT1 11.604 3.744 0.743 0.916
0.918 4
GT2 11.519 3.558 0.806 0.895
GT3 11.526 3.807 0.807 0.895
GT4 11.539 3.440 0.894 0.863
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả) Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach Alpha = 0.918 >0.6 và tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 (nhỏ nhất là GT1 = 0.743). Kết luận, không có biến quan sát nào bị loại, do tất cả các hệ số đều đạt theo yêu cầu
trong phân tích Cronbach Alpha.