CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.4. Tổng quan về thương hiệu Bưởi da xanh Hương Miền Tây tỉnh Bến Tre
Điều kiện tự nhiên:
Về mặt địa lý, Tỉnh Bến Tre thuộc đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tự nhiên là 2.360 km2, nơi đây được hợp thành bởi 3 cù lao lớn là cù lao Minh, cù lao cù lao Bảo, cù lao An Hóa. Đất nơi đây khá màu mỡ là nhờ sự bồi tụ phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long: (sông Ba Lai, sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Hàm Luông). Tỉnh Bến Tre tiếp giáp với tỉnh Tiền Giang ở phía Bắc, giáp tỉnh Vĩnh Long ở phía Tây và phía Nam thì giáp với tỉnh Trà Vinh, giáp với biển Đông ở phía Đông. Khoản cách từ Bến tre đến thành phố Hồ Chí Minh là 86 km, và để đến được thành phố Cần Thơ thì phải vượt quãng đường tầm 120.
Về mặt khớ hậu, Bến Tre cú hai mựa rừ rệt: mựa mưa từ thỏng 5 đến thỏng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Đây là đặt trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Nhiệt độ hàng năm trung bình từ 26oC – 27oC, lượng mưa khá lớn với mức trung bình hàng năm trong khoản 2.000 đến 2.300 mm. Bến Tre có khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm và ít bị ảnh hưởng bởi bão lũ, … Từ đó cho thấy Tỉnh Bến tre rất thuận lợi để đầu tư kinh doanh, sản xuất, và phát triển du lịch.
Về tài nguyên thiên nhiên:
- Tài nguyên đất: Tỉnh Bến Tre có nguồn tài nguyên đất khá phong phú và không ngừng được cải thiện một cách hiệu quả. Tỉnh đã có nhiều công trình cải tạo đất đai, tháu chua rửa mặn. Các loại đất tại của tỉnh là: đất mặn, đất cát, đất phèn, đất phù sa. Với hơn 20 năm phát triển, sản xuất nông nghiệp của tỉnh ngày càng được chú trọng và mở rộng phát triển, nhu cầu thâm canh, tăng vụ cũng được tập trung. Nguồn tài nguyên đất được sử dụng ngày càng hiệu quả.
- Tài nguyên nước: tương tự như các tỉnh Miền Tây khác, tỉnh Bến Tre có hệ thông sông rạch khá dầy với 4 con sông lớn chảy qua: sông Hàm Luông, sông Mỹ Tho, sông Cổ Chiên và sông Ba Lai. Đây chính là nguồn cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và cho nông nghiệp, đồng thời cũng góp phần làm tươi đẹp cảnh quan và
điều hòa khí hậu. Không chỉ vậy, hệ thống sông cũng tạo điều kiện cho mạng lưới giao thông đường thủy và thủy lợi của tỉnh được phát triển.
Điều kiện kinh tế-xã hội:
Về Kinh tế:
Bến Tre là tỉnh có nhiều lợi thế về thủy sản với nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng các loài cá, mực, tôm, nhuyễn thể, cua, …, nhờ vào 65 km chiều dài bờ biển. Đặc biệt, đây chính là vùng đất phù sa trù phú, và là vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long ngoài ra tỉnh cũng có nhiều loại nông sản giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tỉnh sở hữu khu vực trồng cây ăn trái nổi tiếng ở vùng Cái Mơn- Chợ Lách hằng năm đã cung ứng hàng triệu giống cây trồng, cây cảnh nổi tiếng cùng nhiều loại trái cây thơm ngon, huyện Mỏ Cày Bắc nơi sản sinh ra giống bưởi Da Xanh nổi tiếng gần xa. Bến Tre cũng được biết đến là xứ sở dừa của Việt Nam, với diện tích trồng dừa khoảng 51.560 ha, lớn nhất nước. Cây trái nơi đây đã góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, giúp xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập giải quyết vấn đề việc làm và đóng góp một phần đang kể vào ngân sách của tỉnh.
Tỉnh hiện có hơn 44.000 hộ kinh doanh cá thể và hơn 2.886 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực. Bến Tre đã thành lập Khu công nghiệp An Hiệp và Khu công nghiệp Giao Long và để thu hút các dự án đầu tư. Hiện tại, tỉnh cũng đang tập trung phát triển du lịch sinh thái và du lịch trên sông. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp phát triển khá ổn định, ngành thương mại - du lịch ngày càng sôi động phong phú, tạo tiền đề cho sự đột phá của tăng trưởng kinh tế địa phương trong tương lai. Nhờ vào việc cầu Rạch Miễu và đập Ba Lai và được hoàn thành và đưa vào sử dụng, giúp phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh, giúp Bến Tre thoát khỏi thế giới “ốc đảo ", sáp nhập với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tạo đà cho phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc gia cho toàn khu vực.
Về Xã hội:
- Dân số và nguồn lao động Bến Tre vào khoảng 1,25 triệu với 64,5% đang trong độ tuổi lao động. Bên cạnh đó, tỉnh có hai trường Cao Đẳng và hơn 60 cơ sở
đào tạo nghề. Hàng năm, khoảng 30.000 lao động của tỉnh được đào tạo và giới thiệu việc làm, tỷ lệ lao động được đào tạo là 36%. Về lao động kế thừa thì hàng năm Bến Tre có khoảng 12.000 học sinh trung học tốt nghiệp và khoảng 3.000 học sinh trung tuyển vào các trường đại học và cao đẳng.
2.4.2. Giới thiệu về cây bưởi da xanh tỉnh Bến Tre
Bưởi da xanh với nguồn gốc đầu tiên ở xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre là một đặc sản nổi tiếng và được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00062 đối với sản phẩm này.
Theo đó, khu đất thịt pha sét trên cù lao tại các huyện Bình Đại, Châu Thành, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Chợ Lách và thành phố Bến Tre (Bến Tre) là vùng trồng của chỉ dẫn địa lý này. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ bưởi da xanh của người tiêu dùng trong và ngoài nước ngày càng tăng mạnh. Việc được công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý mở ra cơ hội lớn cho bưởi da xanh Bến Tre mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như nâng thu nhập người dân trồng bưởi trên địa bàn tỉnh.
Theo Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre, nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm cây trồng là bộ tiêu chí nêu cụ thể và khác biệt so với các vùng trồng khác. Trong đó, những tính chất đặc thù về điều kiện địa lý, vùng trồng (thổ nhưỡng, địa hình khí hậu, thủy văn) và điều kiện kỹ thuật sản xuất (giống, cách nhân giống, cách trồng, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch và bảo quản) được đảm bảo.
Những điều kiện trên phải là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học và có so sánh với một số vùng trồng khác.
Sở Khoa học và Công nghệ, đơn vị được UBND tỉnh Bến Tre giao điều tra, nghiên cứu những đặc thù của trái bưởi da xanh trồng tại Bến Tre trong hơn hai năm qua, cho biết, cơ quan này đã chuẩn bị sẵn kế hoạch tuyên truyền, phổ biến để các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là người nông dân làm đúng tiêu chí được quy định khi muốn sử dụng nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý.
Bến Tre là một trong những địa phương trồng bưởi da xanh lớn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có lịch sử phát triển lâu đời, đặc biệt đã hình thành những vùng chuyên canh. Hàng năm, diện tích bưởi da xanh ở Bến Tre đều tăng. Bưởi da xanh là một trong những cây trồng làm giàu cho nông dân vì năng suất, giá cao, ổn định, hiệu quả kinh tế từ cây bưởi da xanh mang lại vượt trội so với các loại cây trồng khác, bình quân cho thu nhập 400 - 500 triệu đồng/ha/năm.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, địa phương hiện có khoảng 6.500 ha bưởi da xanh. Sản lượng hàng năm gần 100.000 tấn trái. Đến nay, bưởi da xanh Bến Tre khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước bởi chất lượng đảm bảo và được người tiêu dùng tín nhiệm.
2.4.3. Giới thiệu về thương hiệu Bưởi da xanh Hương Miền Tây tỉnh Bến Tre
Cơ sở Hương Miền Tây do ông Đàm Văn Hưng làm chủ, chuyên mua - bao tiêu sản phẩm, cung cấp bưởi da xanh cho thị trường nội địa và xuất khẩu.
Năm 2008: Cơ sở Hương Miền Tây đã xuất khẩu khoảng 100 tấn bưởi da xanh sang các nước Trung Quốc, Singapore, Philippines, Đức.
Năm 2009: Thị trường xuất khẩu bưởi da xanh được mở rộng sang Bắc Mỹ (Canada), vì thế sản lượng xuất khẩu đã tăng lên được 50%. Điều băn khoăn nhất của ông Đàm Văn Hưng là làm sao có đủ nguồn bưởi nguyên liệu để cung ứng cho thị trường; làm sao cho trái Bưởi da Xanh Bến Tre có được tầm vóc chất lượng cao hơn, đồng đều hơn, mẫu mã đẹp hơn để cạnh tranh trên thị trường trái cây thế giới.
Năm 2010: Căn cứ Quyết định số 2642/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, Cơ sở Hương Miền Tây thực hiện Dự án
“Xây dựng nhà máy xử lý đóng gói và bảo quản Bưởi da Xanh cho vùng sản xuất tập trung trên địa bàn tỉnh Bến Tre”. Tổng vốn thực hiện dự án: 7.878,747 triệu đồng, trong đó: Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học: 353,727 triệu đồng, Vốn tự có của doanh nghiệp: 7.525,020 triệu đồng.
Qua phân tích, đánh giá chung về thực trạng thương hiệu Bưởi da xanh Hương Miền Tây tỉnh Bến Tre tác giả có những nhận định nói riêng như sau:
Về mặt thuận lợi:
- Bưởi da xanh Hương Miền Tây tỉnh Bến Tre được người tiêu dùng trong nước và khách du lịch ưa chuộng. Cây bưởi khá thích hợp với khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng của tỉnh Bến Tre.
- Người nông dân trồng bưởi của tỉnh rất cần cù, chịu khó.
- Nhà nước cũng như các cơ quan tổ chức đang quan tâm xúc tiến việc xây dựng thương hiệu cũng như quan tâm đến tình hình phát triển sản xuất của bưởi da xanh tỉnh Bến Tre.
Tuy nhiên, vẫn còn có những mặt hạn chế sau:
- Các loại hình sản phẩm từ bưởi còn ít. Hiện nay phần lớn bưởi chỉ được tiêu thụ dưới hình dạng tươi.
- Chất lượng không đồng đều do sản xuất phân tán, chủng loại không ổn định và mang tính thời vụ; vấn đề thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch còn nhiều bất cập.
- Chưa có hệ thống thông tin đầy đủ dẫn đến làm ăn manh mún, tự phát. Hệ thống thông tin, mối liên kết giữa các mắt xích trong chuỗi giá trị còn thiếu và yếu, đôi khi chỉ mang tính hình thức.
- Hệ thống phân phối còn thiếu và yếu.
- Thiếu hệ thống nhận diện thương hiệu.
- Chưa quan tâm đến quảng bá thương hiệu.
- Yếu tố con người vẫn là thách thức lớn nhất trong việc tuân thủ các quy trình trồng bưởi đạt tiêu chuẩn GAP, đạt các chứng nhận quốc tế cũng như các yêu cầu chặt chẽ về xuất khẩu, nếu không việc phát triển sản phẩm cũng chỉ có lượng mà không có chất.