CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý
5.2.1. Đối với nhân tố chất lượng cảm nhận
Về chất lượng cảm nhận đối với Bưởi da xanh Hương Miền Tây tỉnh Bến Tre, trước hết là về cảm nhận chất lượng qua hình dáng, màu sắc của trái bưởi:
Các nông hộ sản xuất bưởi cần phải đảm bảo sản xuất được những trái bưởi có hình dáng đẹp, màu sắc chất lượng đồng nhất, trái bưởi khi thu hoạch cần phải có những biện pháp thu hoạch bảo đảm kỹ thuật cũng như bảo đảm trong quá trình bảo quản, vận chuyển tránh làm trái bưởi bị hư hỏng hay có những vết nứt trên vỏ, màu sắc và kích thước cũng phải được lựa chọn sao cho đồng bộ tránh trường hợp kích thước có trái to trái nhỏ quá khác biệt dẫn tới cảm nhận chất lượng của khách hàng cũng có sự khác biệt theo. Các cơ quan ban ngành, hợp tác xã phối hợp giúp đỡ các nông hộ xây dựng nhà xưởng sơ chế đóng gói bảo đảm theo đúng tiêu
chuẩn để đáp ứng được theo yêu cầu của khách hàng.
Không ngừng nâng cao và cải thiện chất lượng của trái bưởi, thông qua kết hợp của các nông hộ sản xuất với các sở ban ngành như Sở Nông Nghiệp, kết hợp nghiên cứu với trung tâm nghiên cứu cây ăn quả thực hiện quy trình ghép, cải tạo giống để đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng của trái bưởi. Và hiện nay đã cho một số kết quả rất khả quan về năng suất cũng như chất lượng trái bưởi, chính vì thế cần phải mở rộng mô hình này phổ biến đến các nông hộ sản xuất hơn nữa.
Thực hiện kiểm soát chất lượng hướng tới thị trường ngay từ trong những khâu sản xuất. Hiện nay, xu thế sản xuất, gieo trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP ngày càng phổ biến cũng như uy tín về tiêu chuẩn này được áp dụng trong thời gian qua cho thấy hiệu quả về chất lượng cũng như năng suất ngày càng nâng cao. Hiện nay, các nông hộ của một số hợp tác xã đã tham gia trồng bưởi theo tiêu chuẩn này và đã đạt được một số kết quả rất khả quan. Cũng như áp dụng theo tiêu chuẩn này để tạo quả bưởi chất lượng cao, các hộ nông dân đều tuân thủ các quy định sản xuất theo VietGAP, GlobalGAP từ khâu làm đất; kiểm nghiệm đất, nước tưới; xuống giống chăm sóc, bón phân hữu cơ đến hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng chủng loại, liều lượng, thời gian, tần suất, áp dụng bảo đảm môi trường cũng như sức khỏe của chính người trồng và người sử dụng, các nông hộ áp dụng các chế phẩm sinh học để mang lại sự an toàn tối đo cho người tiêu dùng...
Thường xuyên mở các lớp tập huấn cho các hộ nông dân về cách chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách an toàn. Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho người dân về qui trình sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP cũng như truyền thông cho các hộ dân thấy được lợi ích khi thực hiện gieo trồng, sản xuất theo tiêu chuẩn này.
Các sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn đã được dán tem VietGAP, GlobalGAP với đầy đủ thông tin về mã vạch, địa chỉ đơn vị sản xuất, số điện thoại...điều này không chỉ giúp cho việc quản lý chất lượng sản phẩm cũng như áp dụng công nghệ trong sản xuất được tốt hơn mà còn giúp khách hàng dễ dàng tra
cứu thông tin xuất xứ sản phẩm từ đó an tâm hơn về chất lượng hay nói cách khác đó là sự cảm nhận về chất lượng của khách hàng đối với sản phẩm Bưởi da xanh Hương Miền Tây tỉnh Bến Tre được đưa lên một tầm cao mới. Cụ thể để sản xuất và đáp ứng theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGAP thì đối với thương hiệu Bưởi da xanh Hương Miền Tây tỉnh Bến Tre cần thực hiện những tiêu chí cụ thể như sau:
Về giống, đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của Bưởi da xanh Hương Miền Tây tỉnh Bến Tre. Vì thế, cần tuyển chọn các cá thể ưu tú có nhiều đặc điểm vượt trội so với trung bình quần thể về năng suất và chất lượng. Các cá thể được tuyển chọn cần nhân giống và lưu giữ cây đầu dòng để tiếp tục nghiên cứu và chọn lọc giống để cung cấp giống bưởi an toàn và sạch bệnh phục vụ đề án quy hoạch vùng sản xuất bưởi da xanh an toàn của tỉnh.
Kỹ thuật sản xuất là một trong các yếu tố quyết định chất lượng quả bưởi vì chất lượng, mẫu mã quả bưởi đến với người tiêu dùng là thành quả lao động của người trồng bưởi địa phương. Nó đòi hỏi quy trình chung về chăm sóc, nuôi dưỡng thì người trồng trọt phải cần cù, chịu khó quan sát, có kinh nghiệm xử lý cũng như tự trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
Hệ thống sơ chế và bảo quản: Toàn bộ quá trình sơ chế bưởi hầu như rất nhanh sau thu hoạch và khâu bảo quản sau thu hoạch gần như không có hay rất sơ sài, đơn thuần chỉ là cắt tỉa, phân loại, không có thời gian bảo quản và cũng không được bảo quản tốt ở quá trình lưu thông, cho nên trái bưởi bưởi dể bị hư hao. Do vậy, trong thời gian sắp tới ngành bưởi cần quy hoạch và xây dựng các tổ hợp nhà, xưởng...
phục vụ việc sơ chế, bảo quản và đóng gói.
Ngoài ra, ngành nên học hỏi kinh nghiệm của các nước xuất khẩu bưởi hiện nay về khâu phát triển các sản phẩm từ bưởi như đóng hộp. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến bưởi theo chiều sâu gắn với vùng nguyên liệu. Đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến theo nguồn nguyên liệu của tỉnh theo hướng hiện đại, đa dạng hoá sản phẩm gắn với bảo vệ môi trường. Phát triển mạnh cơ giới hoá sản xuất để nâng cao năng suất lao động, chú trọng phát triển công nghệ sau thu hoạch và bảo quản nông sản để nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thất thoát.
Về quản lý chất lượng, ngành bưởi nên thực hiện theo tiêu chuẩn GlobalGAP.
Những năm trước đây, việc đẩy mạnh năng suất cây trồng đã dẫn đến việc lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường, đất nông nghiệp bị thoái hóa, người tiêu dùng bị nhiễm độc do dư lượng thuốc trừ sâu quá cao. Để khắc phục tình trạng này, các nước tiên tiến trên thế giới đã áp dụng nhiều kỹ thuật mới vào canh tác các loại cây trồng để vừa đạt được năng suất cao có chất lượng tốt vừa bảo vệ được môi trường sinh thái. Một trong những biện pháp đó là canh tác theo hướng nông nghiệp vững bền, sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP.
Về khoa học công nghệ:
+ Đầu tư để tăng cường công tác nghiên cứu nhằm xây dựng quy trình trồng bưởi theo hướng sản xuất an toàn và bền vững. Phát triển theo hướng giảm sử dụng các hợp chất hóa học và thay thế bằng sử dụng các chế phẩm từ sinh học.
+ Xây dựng các chính sách nhằm thu hút và động viên các nhà khoa học hoạt động có hiệu quả trong nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về cây bưởi
+ Xây dựng và hoàn chỉnh mạng lưới khuyến nông cơ sở. Đẩy mạnh và nâng cao công tác khuyến nông cơ sở phục vụ đến tận các hộ nông dân, nhằm giúp người dân hiểu và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và giảm giá thành sản phẩm.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá; hội thảo, hội nghị để nông dân có dịp trao đổi và học tập kinh nghiệm trong sản xuất. Thường xuyên mở các buổi tập huấn, hội thảo, hội nghị đầu bờ để chuyển giao mô hình, tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất để nhân rộng đạt kết quả tốt.
Vệ sinh môi trường: Chú trọng đến sản xuất an toàn gắn liền với bảo vệ môi trường. Cần xây dựng các hệ thống thu gom và xử lý rác thải trong các vùng sản xuất bưởi an toàn.
Tất cả những biện pháp trên nhằm giúp cây khỏe, giảm áp lực sâu bệnh, ít bị rủi ro do dịch hại và bảo vệ được sức khỏe của người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường sinh thái, tăng giá trị sản phẩm trên thị trường, tăng giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm trong thị trường trong và ngoài nước.