Phân tích nhân tố (EFA)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến giá trị thương hiệu bưởi da xanh hương miền tây tỉnh bến tre (Trang 61 - 66)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kiểm định thang đo

4.2.2. Phân tích nhân tố (EFA)

Sau khi phân tích Cronbach Alpha, các thang đo đều đạt giá trị yêu cầu với hệ số Cronbach Alpha đều trên 0.6 cũng như hệ số tương quan biến tổng của từng thang đo đều lớn hơn 0.3, duy chỉ có thang đo TT1 và TT3 với hệ số tương quan biến tổng khá nhỏ (TT1: 0.497, TT4: 0.404), tuy nhiên vẫn đạt yêu cầu đề ra, và biến này sẽ được xem xét kỹ hơn trong phân tích nhân tố để xem có sự thay đổi chấp nhận hay loại bỏ biến này. Chính vì vậy, nên 25 biến quan sát sẽ được đưa vào để phân tích nhân tố. Phân tích nhân tố nhằm nhóm gọn các biến quan sát ban đầu thành những nhân tố mới có ý nghĩa, đồng thời phát hiện cấu trúc tiềm ẩn giữa các khái niệm nghiên cứu (nhân tố ban đầu) theo dữ liệu thực tế nhằm hình thành những nhân tố mới có ý nghĩa sát với bối cảnh thực tế nghiên cứu.

Phân tích nhân tố cho tất cả mọi biến trong mô hình được thực hiện với phương pháp rút trích nhân tố là “Principal component” với phương pháp xoay là

“Varimax”, đây là phương pháp thường được sử dụng cũng như cho phép rút trích tối đa % phương sai của các biến quan sát ban đầu so với các phương pháp khác (Nguyễn Đình Thọ, 2014). Số nhóm nhân tố được tính dựa trên điều kiện phân tích hệ số Eigenvalues (với hệ số Eigenvalues> 1).

- Hệ số KMO là chỉ số kiểm tra sự thích hợp của phân tích EFA, hệ số này nếu nằm trong khoảng 0.5 đến 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Barlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có Sig <0.05 thì bác bỏ giả thuyết này tức là các biến có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

- Tiêu chuẩn hệ số tải (Factor loading) của mỗi biến mà nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại bỏ (Hair và cộng sự, 1998).

- Mức độ chênh lệch hệ số tải (Factor loading) lớn nhất của mỗi biến với hệ số tải (Factor loading) bất kỳ phải lớn hơn 0.3 (Nguyễn Đình Thọ, 2014).

- Tổng phương sai trích phải trên 50% (Nguyễn Đình Thọ, 2014).

4.2.2.1. Phân tích nhân tố của các biến độc lập

Phân tích nhân tố của các biến độc lập được thể hiện trong bảng 4.11.

Bảng 4.11. Phân tích nhân tố nhóm biến độc lập lần 1

Biến quan sát 1 2 3 4 5

CL5 .824

CL4 .804

CL3 .781

CL1 .762

CL2 .695

HM4 .908

HM1 .882

HM3 .856

HM2 .762

HA1 .839

HA4 .793

HA3 .772

HA2 .750

NB2 .806

NB1 .794

NB4 .746

NB3 .733

TT3 .777

TT2 .708

TT4 .645

TT1 .234 .449 .105 .169 .478

Eigenvalue 8.064 2.706 1.603 1.517 1.221

Tổng phương sai trích 71.960

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả) Kết quả phân tích nhân tố đối với các biến này cho thấy hệ số

KMO=0.849(>0.5) và kiểm định Barlett có Sig= 0.00 (<0.05) cho thấy phân tích EFA là thích hợp.

Trong phân tích này biến TT1 bị loại vì không đạt yêu cầu do hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5. Mặt khác hệ số tải của biến TT1 tại nhân tố 2 và nhân tố 5 có mức chênh lệch thấp (<0.3) điều này cũng cho thấy người khảo sát có quan điểm về lòng trung thành và ham muốn thương hiệu đối với biến quan sát này là như nhau, tức là biến này không bảo đảm được tính đơn hướng khi thể hiện cả 2 khái niệm ham muốn thương hiệu và trung thành thương hiệu, chính vì thế biến này bị loại bỏ. Mặt khác sau khi khảo sát và tham khảo một số chuyên gia cũng như khách hàng đã chia sẻ rằng nếu chỉnh sửa lại biến quan sát này cho các nghiên cứu sau này nờn điều chỉnh là tụi thường xuyờn mua sản phẩm này thỡ sẽ dễ hiểu và rừ ràng hơn so với câu hỏi gốc, thể hiện được tính lặp lại qua hành động thực tế hơn.

Bảng 4.12. Phân tích nhân tố nhóm biến độc lập lần 2

Biến quan sát 1 2 3 4 5

CL5 .827

CL4 .806

CL3 .783

CL1 .765

CL2 .696

HM4 .914

HM1 .884

HM3 .865

HM2 .755

HA1 .839

HA4 .794

HA3 .773

HA2 .753

NB2 .805

NB1 .800

NB4 .751

NB3 .734

TT3 .830

TT2 .657

TT4 .646

Eigenvalue 7.727 2.652 1.603 1.517 1.173

Tổng phương sai trích 73.361

Cronbach Alpha .894 .900 .863 .864 .739

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả) Sau khi loại biến TT1, tác giả tiến hành phân tích EFA lần 2 đối với các biến độc lập. Kết quả phân tích EFA lần 2 đối với các biến độc lập, đồng thời hệ số Cronbach Alpha cũng được đánh giá lại và được thể hiện trong Bảng 4.12.

Và tại lần phân tích này, các nhân tố không thay đổi, cũng như các biến quan sát còn lại đều đạt yêu cầu. Cụ thể, kết quả phân tích nhân tố đối với các biến này cho thấy hệ số KMO = 0.854(>0.5) và kiểm định Barlett có Sig= 0.00 (<0.05) cho thấy phân tích EFA là thích hợp.

Các biến đã trích thành 5 nhân tố tại eigenvalue là 1.256, tổng phương sai trích của 5 nhân tố này là 73.361% nghĩa là 5 nhóm nhân tố này đã giải thích được 73.361% mức độ biến thiên của tập dữ liệu.

4.2.2.2. Phân tích nhân tố của các biến phụ thuộc

Kết quả phân tích EFA đối với thang đo của biến phụ thuộc được trình bày trong bảng 4.13.

Kết quả cho thấy chỉ số KMO = 0.824> 0.5và kết quả kiểm định Bartlett có Sig là 0.000, vậy tập dữ liệu thỏa điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố. Các biến được trích trong 1 nhóm nhân tố tương ứng tại engivalue là 3.215 với phương sai trích đạt được 80.4%, nghĩa là nhóm nhân tố này đã giải thích được 80.4% mức độ biến thiên của tập dữ liệu.

Bảng 4.13. Phân tích nhân tố giá trị thương hiệu

Biến quan sát 1

GT1 0.945

GT2 0.895

GT3 0.894

GT4 0.850

Eigenvalue 3.215

Tổng phương sai trích 80.383

Cronbach alpha 0.918

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả) Sau quá trình phân tích nhân tố thì các biến quan sát còn lại bao gồm 5 nhóm nhân tố độc lập đó là:

- Nhóm 1: CL1, CL2, CL3, CL4, CL5.

- Nhóm 2: HM1, HM2, HM3, HM4.

- Nhóm 3: HA1, HA2, HA3, HA4.

- Nhóm 4: NB1, NB2, NB3, NB4.

- Nhóm 5: TT2, TT3, TT4.

Và một nhóm biến phụ thuộc là:

- Nhóm 6: GT1, GT2, GT3, GT4.

Kết quả sau khi phân tích nhân tố (EFA) cho thấy chỉ có biến TT1 bị loại do không đạt yêu cầu hệ số tải nhân tố (>0.5), và các biến còn lại đều đạt yêu cầu cũng như không có sự thay đổi giữa các nhóm trong việc nhập tách các biến, chính vì thế tên gọi các nhân tố này tác giả vẫn giữ nguyên so với ban đầu và không có sự điều chỉnh nào khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến giá trị thương hiệu bưởi da xanh hương miền tây tỉnh bến tre (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)