CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Nghiên cứu định lượng
3.3.1. Mục đích
Mục đích của nghiên cứu định lượng để đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của thang đo với cỡ mẫu nghiên cứu lớn đồng thời xác định mối tương quan giữa các thành phần nghiên cứu và kiểm định mơ hình nghiên cứu lý thuyết.
3.3.2. Thực hiện
3.3.2.1. Phương pháp chọn mẫu
Mẫu trong nghiên cứu này được chọn theo phương pháp thuận tiện, đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp chọn những phần tử mà họ có thể tiếp cận được (Nguyễn Đình Thọ, 2014). Các dữ liệu thu thập được thơng qua khảo sát bằng bảng câu hỏi có cấu trúc và người trả lời sẽ trả lời một lựa chọn bằng cách đánh giá theo thang điểm cho trước. Thang đo sử dụng là Likert 5 mức độ. Bảng câu hỏi khảo sát được phát trực tiếp cho khách hàng sử dụng sản phẩm Bưởi da xanh Hương Miền Tây tỉnh Bến Tre. Để tăng tỷ lệ hồi đáp, những thắc mắc của người phỏng vấn được giải đáp và trả lời ngay. Bảng câu hỏi sẽ được gửi và nhận lại trực tiếp ngay sau đó.
3.3.2.2. Cỡ mẫu
Về việc xác định kích thước mẫu, theo Nguyễn Đình Thọ (2014) thì việc xác định kích thước mẫu là cơng việc không hề dễ dàng. Với mỗi phương pháp xử lý khác nhau như phân tích hồi quy, phân tích nhân tố khám phá EFA thì lại có những u cầu kích thước khác nhau và chủ yếu là do kinh nghiệm của người nghiên cứu. Theo Hair và cộng sự (1998) thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150, cịn Bollen (1989) (trích lại từ Nguyễn Đình Thọ, 2014) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là năm mẫu cho một tham số cần ước lượng. Theo Hair và cộng sự (2006) trong phân tích nhân tố (EFA) được áp dụng khi cỡ mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn khi kích thước mẫu có tỉ lệ quan sát/biến đo lường 5/1 - 10/1. Theo Tabachnick và cộng sự (1996) trong phân tích hồi quy, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo cơng thức: N ≥ 50 + 8m (với m là số biến độc lập).
Do đề tài sử dụng cả hai phương pháp phân tích EFA (25x5=125) và phân tích hồi quy (50+8x5=90) cũng như để tránh sai số do những mẫu không đạt khi thu thập nên cỡ mẫu thu thập cho nghiên cứu là 150 mẫu.
3.3.2.3. Xử lý và phân tích dữ liệu
Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được làm sạch, các bảng câu hỏi khơng đạt u cầu sẽ bị loại. Sau đó dữ liệu sẽ được mã hóa, nhập liệu và xử lý bằng phần mềm SPSS để phân tích:
(1) Thống kê mô tả mẫu dữ liệu thu thập.
(2) Đánh giá độ tin cậy các thang đo nghiên cứu bằng phân tích Cronbach Alpha. (3) Đánh giá độ giá trị của thang đo nghiên cứu bằng phân tích nhân tố EFA. (4) Đánh giá lại độ tin cậy các thang đo có hiệu chỉnh sau phân tích EFA. (5) Kiểm tra tương quan giữa các biến.
(6) Phân tích hồi quy tuyến tính đối với mơ hình hồi quy giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc và kiểm định giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5.
(7) Kiểm tra vi phạm giả thuyết của phương pháp hồi quy.
(8) Phân tích ảnh hưởng của các biến định tính lên các biến phụ thuộc của mơ hình.