CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước
2.3.1. Nghiên cứu của Faircloth và cộng sự
Theo Faircloth và cộng sự (2001), nghiên cứu đưa ra giá trị thương hiệu dưới tác động của hình ảnh thương hiệu và thái độ thương hiệu, đây là nghiên cứu được điều chỉnh dựa trên nghiên cứu của Aaker (1991) và Keller (1993).
Hình 2.2. Nghiên cứu của Faircloth và cộng sự (2001)
(Nguồn: Faircloth và cộng sự, 2001)
Các tác giả đã đưa ra giả thuyết là: Hình ảnh thương hiệu tác động cùng chiều tới giá trị thương hiệu, thái độ thương hiệu tác động cùng chiều tới giá trị thương hiệu, và thái độ thương hiệu tác động cùng chiều tới hình ảnh thương hiệu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị thương hiệu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hình ảnh thương hiệu, trong khi đó, thái độ thương hiệu khơng ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu, mà chỉ ảnh hưởng gián tiếp thơng qua hình ảnh thương hiệu.
2.3.2. Nghiên cứu của Renee B. KIM
Trong nghiên cứu của Kim (2012) về xác định giá trị thương hiệu trong ngành thực phẩm, thì tác giả cho thấy an tồn thực phẩm là một đặc tính quan trọng mà ngày càng được nhấn mạnh bởi ngành công nghiệp thực phẩm, các cơ quan quản lý và người tiêu dùng trên toàn thế giới. Người tiêu dùng khơng thể dự đốn chính xác trước một sản phẩm tốt hay khơng về các thuộc tính của nó do sự khơng đối xứng thơng tin và họ cần một tín hiệu rằng họ có thể tin tưởng vào việc mua thực phẩm hay sản phẩm với các thuộc tính tín nhiệm cao, chính vì lẽ đó thương hiệu thường được sử dụng như một thước đo cho giá trị của một sản phẩm để đảm bảo trong việc mua các sản phẩm thực phẩm với các thuộc tính đáng tin cậy.
Hình 2.3. Nghiên cứu của Renee B. KIM (2012)
(Nguồn: Renee B. KIM, 2012)
Mơ hình nghiên cứu gồm 4 yếu tố: Trung thành thương hiệu, xuất xứ của thương hiệu, giá trị cảm nhận và rủi ro cảm nhận. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị thương hiệu chịu ảnh hưởng lớn từ giá trị cảm nhận và lòng trung thành thương hiệu.
2.3.3. Nghiên cứu của Hoàng Thị Phương Thảo và cộng sự (2010)
Được xây dựng dựa trên các nghiên cứu của Aaker (1991), Keller (1993), Prasad và Dev (2000), Low và Lamb (2000), Yoo và Donthu (2001), Kim và cộng sự (2003), Hoàng Thị Phương Thảo và cộng sự (2010) đưa ra mơ hình nghiên cứu giá trị thương hiệu được tác động bởi bốn thành phần: nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận, hình ảnh thương hiệu, và lịng trung thành với thương hiệu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tất cả các yếu tố độc lập đều có tác động cùng chiều đến giá trị thương hiệu, với mức độ tác động nhỏ nhất là H1 (β=0,100) và lớn nhất là H4 (β=0,340).
Hình 2.4. Nghiên cứu của Hồng Thị Phương Thảo và cộng sự (2010)
(Nguồn: Hoàng Thị Phương Thảo và cộng sự, 2010)
2.3.4. Nghiên cứu của Nguyễn Viết Bằng
Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Sĩ và Nguyễn Viết Bằng (2016) về giá trị thương hiệu đối với trái cây tươi tại thị trường Việt Nam cụ thể là về Thanh Long Bình Thuận thì giá trị thương hiệu bị tác động bởi các yếu tố: nhận biết thương hiệu, liên tưởng thương hiệu, chất lượng cảm nhận, lòng trung thành và tính an tồn cảm nhận.