Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
4.4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
4.4.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả HĐKD VAB- CT 57
4.4.4.2 Chỉ tiêu về rủi ro
* Rủi ro tín dụng
Cho vay khách hàng – là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của NH, chiếm tỷ lệ lớn (hơn 90%) trong tổng đầu tư của VAB – CT. Tuy nhiên lại là nghiệp vụ có mức độ rủi ro lớn nhất vì nó rất nhạy cảm với môi trường KT – CT – XH.
Bảng 23: CHỈ TIÊU VỀ RỦI RO
TT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007
A Tài sản nhạy cảm lãi suất Tr.VND 101.636 478.453 530.600 TG tại NHNN & TCTD khác Tr.VND 2.364 6.250 21.662
Cho vay ngắn hạn Tr.VND 99.272 472.203 508.938
B Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất Tr.VND 75.267 131.524 212.876
Tiền gửi ngắn hạn Tr.VND 42.369 80.398 109.846
Tiền vay ngắn hạn (G) Tr.VND 0 0 0
Tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn Tr.VND 31.898 51.126 103.030
C Nợ quá hạn Tr.VND 472 0 1.329
D Tổng Dư nợ Tr.VND 63.570 219.227 593.260
E Tài sản thanh khoản Tr.VND 119.889 489.565 535.727
Tiền mặt Tr.VND 18.253 11.112 5.127
TG tại NHNN & TCTD khác Tr.VND 2.364 6.250 21.662
Cho vay ngắn hạn Tr.VND 99.272 472.203 508.938
F Tổng nguồn vốn huy động Tr.VND 57.520 142.590 230.040
1 Rủi ro tín dụng (C/D) % 0,74 - 0,22
2 Rủi ro lãi suất (A/B) % 135,03 363,77 249,25
3 Rủi ro thanh khoản [(E-G)/F] % 208,43 343,33 232,88 Nguồn: Phòng kế toán - ngân quỹ Qua bảng 22 cho thấy tỷ lệ rủi ro này ngày càng giảm qua các năm, khoản rủi ro này nằm trong mức chỉ tiêu do hội sở đề ra cho chi nhánh (chỉ tiêu hội sở giao cho chi nhánh ở năm 2005 là ≤ 3,5%; còn ở năm 2007 là ≤ 3%). Cụ thể năm 2005 là 0,74%; đến năm 2007 tỷ lệ này tăng lên vừa phải 0,22%.
Chỉ số này giảm nhờ vào sự nổ lực của tập thể cán bộ trong công tác thu hồi nợ cũng như ban lãnh đạo đã giao nhiệm vụ đến từng cán bộ tín dụng về các khoản thu NQH cuối mỗi kỳ/ mỗi tháng, đến khi kết thúc niên độ sẽ tiến hành tổng kết lại nhằm khen thưởng cá nhân nào hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, với mục đích hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.
Hay nói khác hơn là do phần lớn các khoản cho vay là ngắn hạn, nên việc quản lý cũng như thu hồi nợ sẽ nhanh chóng hơn giúp NH tránh được rủi ro, bởi cho vay với kỳ hạn trả nợ dài sẽ có biến động nhiều do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều yếu tố: cạnh tranh, thị trường, giá cả…; nhưng nếu vì lý do đó mà NH hạn chế cho vay dài hạn thì sẽ mất đi phần thu nhập không nhỏ từ hoạt động cho vay trung và dài hạn bởi lãi suất cho hoạt động này cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn.
* Rủi ro lãi suất
Chỉ số rủi ro lãi suất của chi nhánh trong 3 năm qua có sự biến động như sau:
năm 2005 là 135,03%; năm 2006 là 363,77% (tăng 228,74% so với năm 2005) Đến năm 2007 chỉ số này giảm xuống còn 249,25% ( giảm 114,52% so với 2006). Thực tế thì tỷ số này nhỏ hơn 1 hay lớn hơn 1 đều ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng khi có sự thay đổi của lãi suất. Nếu lãi suất tăng thì thu nhập sẽ bị giảm ngược lại nếu lãi suất giảm thì thu nhập của Ngân hàng sẽ tăng lên. Nguyên nhân tỷ số này luôn lớn hơn 1 là do NH chịu ảnh hưởng nhiều bởi biến động của lãi suất trên thị trường, sự không cân xứng giữa các kỳ hạn của tài sản Nợ và tài sản Có. Cụ thể, với tỷ trọng tài sản Nợ dài hạn (Tiền gửi có kỳ hạn của dân cư) chiếm rất nhỏ khoảng 11%, nếu đem đầu tư tài sản Có ngắn hạn thì khi lãi suất đầu tư giảm, NH có nguy cơ bị rủi ro.
* Rủi ro thanh khoản
Qua bảng trên cho thấy tỷ số này như sau, năm 2005 là 208,43%, sang năm 2006 là 343,33%, tăng 134,9% so với năm 2005. Đến năm 2007 giảm xuống còn 232,88%, đã giảm 110,45% so với 2006. Tỷ số này cao chứng tỏ khả năng thanh thanh toán cho khách hàng là thấp, chưa tạo được niềm tin và sự tín nhiệm nhiều ở khách hàng. Năm 2007 tỷ số này đã giảm xuống, cho thấy năm này tình hình thanh khoản đã được cải thiện nhưng vẫn còn khá cao.
Tóm lại, chính những rủi ro trên đã gây ra những tổn thất về tài chính cho VAB – CT: làm tăng chi phí hoạt động, làm giảm tốc độ tăng lợi nhuận lẽ ra phải đạt từ 835% trở lên như năm 2006, thì năm 2007 chỉ đạt mức 423%. Do đó NH cần phải cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh nhằm đạt được sự cân bằng hợp lý giữa lợi nhuận với rủi ro và tổn thất.
Chương 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH