Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh (Trang 26)

3.2.1.1 Lịch sử hình hành

Ngân hàng TMCP Việt Á được thành lập vào ngày 04/07/2003 trên cơ sở hợp nhất hai tổ chức tín dụng đã hoạt động lâu năm trên thị trường tiền tệ, tài chính Việt Nam: Công ty tài chính cổ phần Sài Gòn và Ngân hàng TMCP Nông thôn Đà Nẵng. Với số cổ đông là 1750 cổ đông trong đó có 34 pháp nhân và 1716 thể nhân.

Ngân hàng đã hoạt động đầy đủ các chức năng kinh doanh của một Ngân hàng thương mại và có thế mạnh trong các hoạt động tài chính như: Kinh doanh vàng, kinh doanh ngoại tệ, đầu tư, tài trợ các dự án…

Ngân hàng TMCP Việt Á thực hiện nhiều hình thức huy động vốn, tham gia thị trường liên ngân hàng nội tệ, ngoại tệ và thị trường mở. Mở rộng hoạt động hoạt động tín dụng cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các thành phần kinh tế. Trong đó chủ yếu tập trung đầu tư tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thương mại xuất nhập khẩu, phục vụ đời sống…

Ngân hàng TMCP Việt Á phát triển các hình thức liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế và mở rộng các hoạt động dịch vụ cung ứng các tiện ích cho khách hàng ngày càng thuận lợi. Đội ngũ nhân viên của ngân hàng luôn đảm bảo phục vụ nhanh chóng, tận tình, văn minh, lịch sự với phương châm: “SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA KHÁCH HÀNG LÀ THÀNH ĐẠT CỦA NGÂN HÀNG VIỆT Á”

Ngân hàng TMCP Việt Á sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng cường năng lực tài chính, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, chấp hành nhiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước và các qui chế của Ngành nhằm không ngừng nâng cao uy tín trên thị trường.

Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Cần Thơ được thành lập vào ngày 15/01/2005. Với tổng tài sản 75.240.461.013 đồng, ngân hàng hoạt động với nhiều chức năng, cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.

Trong năm 2006, Chi nhánh Cần Thơ cũng đã chủ động khảo sát, tìm kiếm địa điểm để phát triển mạng lưới các phòng giao dịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Khai trương và đưa vào hoạt động các phòng giao dịch: Bình Thủy 9/11/2006, phòng giao dịch An Nghiệp, phòng giao dịch Phú An…đã góp phần nâng cao hiệu quả chung cho chi nhánh Cần Thơ.

Hòa chung với cả nước trong công cuộc phát triển kinh tế, Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Cần Thơ đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và của Cần Thơ nói riêng.

3.2.1.2 Quá trình phát triển

Mặc dù chịu ảnh hưởng của những diễn biến phức tạp về tình hình giá cả và những thay đổi về lãi suất trên thị trường cũng như môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng ngày càng gay gắt. Với sự chỉ đạo sâu sắc kịp thời của ban Giám đốc và sự nổ lực không ngừng của hơn 60 nhân viên, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Á đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2007, Ngân hàng đã có nhiều nổ lực trong việc nâng cao chất lượng các mặt hoạt động, đa dạng hóa các dịch vụ, tạo thêm nhiều tiện ích cho khách hàng đến giao dịch.

Bên cạnh đó, Ngân hàng còn tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên để nâng cao trình độ chuyên môn trong cơ quan mình, nâng cao hiệu quả tín dụng và tạo sự tin cậy ngày càng cao đối với khách hàng, góp phần đáng kể vào hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Ngoài trụ sở chính đặt tại trung tâm của Thành phố, Ngân hàng còn thành lập thêm các phòng giao dịch trong địa bàn thành phố, điều này chứng tỏ Ngân hàng ngày càng phát triển, có xu hướng đi lên theo kịp với tiến độ phát triển của nền kinh tế ngày nay. Tổng thu nhập năm 2007 đạt 12,573,157,445 đồng tăng 422,93% so với năm 2006.

3.2.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng các phòng ban, chức năng và vai trò của Ngân hàng Việt Á– Cần Thơ Ngân hàng Việt Á– Cần Thơ

3.2.2.1 Cơ cấu tổ chức

Có thể nói một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công của ngân hàng là việc tổ chức nhân sự. Trong công tác tổ chức, Ban giám đốc rất quan tâm đến việc tuyển chọn và đề bạc cán bộ tín dụng có năng lực, đúng người đúng việc. Đội ngũ nhân viên luôn được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ tin học. Nhất là trong điều kiện thị trường hiện nay, sự cạnh tranh cao giữa các ngân hàng thì việc tổ chức một đội ngũ cán bộ cùng nhân viên trình độ cao sẽ là nhân tố quyết định đến sự phát triển lớn mạnh của ngân hàng.

Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức và quản lý của ngân hàng

3.2.2.2 Chức năng các phòng ban

Ban giám đốc

Là người trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng, ký duyệt hợp đồng tín dụng trong giới hạn ủy quyền của Hội đồng quản trị.

Hướng dẫn, giám sát thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ phạm vi hoạt động cấp trên giao, thường xuyên theo dõi hoạt động tài chính, huy động vốn, công tác tín dụng.

Có quyền quyết định các việc tổ chức, miễn nhiệm hoặc khen thưởng cán bộ công nhân viên trong cơ quan.

Phòng Hành chính – Quản trị Phòng Hành chính – Quản trị Giám đốc và các phó giám đốc phòng Tín dụng phòng Kế toán - Ngân quỹ phòng kiểm soát nội bộ phòng kinh doanh

Sắp xếp, bố trí nhân sự tại đơn vị, xây dựng cơ chế làm việc, tham mưu xây dựng mạng lưới kinh doanh tại chi nhánh.

Nghiên cứu, đề xuất thực hiện định mức lao động, tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm theo quy định, chăm lo đời sống nhân viên.

Phân công cán bộ trực cơ quan đầy đủ. Phòng Tín dụng

Tham gia xây dựng chiến lược kinh doanh: tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án và đưa ra mức đề nghị cho vay để trình lên Giám đốc duyệt, chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý dư nợ cho vay và giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, theo dõi tình hình giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết để phục vụ đầu tư, từ đó trình lên Giám đốc có kế hoạch cụ thể. Tổ chức chỉ đạo thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, kết hợp với kế toán trong việc theo dõi và thu nợ đến hạn, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng thời hạn, đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, tổng kết định kỳ hàng tháng, quý, năm theo quy định của Ngân hàng cấp trên.

Phòng Kế toán - Ngân quỹ

Thực hiện các thủ tục liên quan đến thanh toán, phát vay cho khách hàng, kiểm tra hồ sơ vay theo quy định, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, quản lý hồ sơ khách hàng, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách Nhà nước.

Giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính, kế toán thu chi quyết toán tiền lương với các đơn vị trực thuộc. Thiết kế lập trình để thu thập thông tin, số liệu cho các phòng nghiệp vụ, cho Ban Giám đốc phục vụ theo yêu cầu chỉ đạo hằng ngày của hoạt động thông tin trên địa bàn và chuyển tiếp thông tin, số liệu lên Ngân hàng cấp trên. Xử lý các nghiệp vụ tin học phát sinh trong kinh doanh tại chi nhánh, lên bảng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, hàng ngày thực hiện các báo cáo theo quy định.

Thủ quỹ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, tài sản trong kho hàng ngày, quản lý an toàn cho kho quỹ, thực hiện các quy định biên chế về nghiệp vụ thu, phát, vận chuyển tiền trên đường. Ngân quỹ trực tiếp trong việc thu ngân, giải ngân, giao dịch ký gửi tài sản và các chứng từ có giá. Cuối ngày phải đối chiếu tiền mặt và sổ sách phải khớp đúng, hoặc điều chỉnh khi có sai sót, thực hiện báo cáo theo qui định. Phòng kiểm soát nội bộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc và nhắc nhở việc thực hiện đúng theo những quy định về nghiệp vụ trong hoạt động của ngân hàng, là nơi thực hiện việc kiểm tra chứng từ sổ sách của tất cả các nghiệp vụ phát sinh.

Phòng kinh doanh

Là phòng tổ chức thực hiện về nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Cần Thơ.

3.2.2.3 Chức năng, vai trò Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Cần Thơ

Những kết quả về kinh tế của thành phố Cần Thơ đạt được trong những năm qua không thể không nói đến sự đóng góp quan trọng của hệ thống NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Cần Thơ nói riêng.

- Chức năng:

+ Chức năng trung gian tài chính

Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản của Ngân hàng, có ý nghĩa đặc biệt trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chức năng này được thể hiện qua việc Ngân hàng huy động vốn và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế, sau đó đem nguồn vốn này cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, tiêu dùng, kinh doanh…

+ Chức năng làm trung tâm thanh toán

Chức năng này là sự kế thừa và phát huy chức năng thủ quỹ của các doanh nghiệp, tức là Ngân hàng được nối mạng trong toàn hệ thống nên việc thực hiện chức năng này được dễ dàng và nhanh chóng.

- Vai trò:

Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Cần Thơ là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, hoạt động chủ yếu và thường xuyên là huy động tiền gửi của khách hàng và cho vay, hoạt động của Ngân hàng bắt đầu bằng tín dụng và chủ yếu bằng tín dụng. Ngân hàng đã phát triển mạnh mẽ và trở nên thân thuộc với người dân lao động và kinh doanh: + Góp phần làm giảm chi phí lưu thông, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á QUA 3 NĂM 2005-2006-2007 VIỆT Á QUA 3 NĂM 2005-2006-2007

Bảng 1: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 4.212 17.204 57.830 12.992 308 40.625 236 Tổng chi phí 3.955 14.800 45.257 10.845 274 30.457 206 Lợi nhuận 257 2.404 12.573 2.147 834 10.169 423

Nguồn: Phòng kế toán- ngân quỹ

Do Ngân hàng mới thành lập vào đầu năm 2005 nên việc phân tích số liệu qua 3 năm: 2005, 2006, 2007 đã phần nào đánh giá gần như chính xác tình hình hoạt động của chi nhánh cũng như những gì chi nhánh đã đạt được qua 3 năm thành lập và phát triển.

Năm 2005, là Ngân hàng mới thành lập và đi vào hoạt động nên Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Cần Thơ chỉ mang lại kết quả kinh doanh với lợi nhuận 257 triệu đồng. Sang năm 2006, khi đã hoạt động được 1 năm thì lợi nhuận của Ngân hàng đã tăng đáng kể 2.404 triệu đồng, tăng hơn năm 2005 2.147 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 834%. Nguyên nhân tăng cao như vậy là do Ngân hàng đã có nhiều kinh nghiệm sau 1 năm hoạt động và có nhiều chính sách kinh doanh hợp lý mang lại hiệu quả cao cho Ngân hàng. Năm 2007, một lần nữa Ngân hàng đã chứng tỏ những bước đi vững chắc của mình, khẳng định chỗ đứng trên thị trường thành phố Cần Thơ bằng mức lợi nhuận 12.573 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 423 %.

Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng tăng đều qua 3 năm, tỷ lệ tăng thu nhập luôn cao hơn tỷ lệ tăng chi phí. Điều đó rất cần cho việc tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

3.4 Phương hướng hoạt đông từ năm 2006- 2010

Chiến lược kinh doanh hiện nay và những năm tới tập trung vào các mục tiêu: - Duy trì hoạt động ổn định

- Phát triển vững chắc, có hiệu quả trên nền tảng hoạt động đa dạng. Tập trung vào các nghiệp vụ chính của ngân hàng là huy động vốn, cho vay, đầu tư.

- Xác định đối tượng chính của ngân hàng Việt Á là các doanh nghiệp vừa va nhỏ các hộ gia đình trên địa bàn Cần Thơ

Nội dung thực hiện:

- Tập trung nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện có, phát triển các sản phẩm mới, các dịch vụ tiện ích mới ( thẻ ATM, giao dịch một cửa, giao dich tại nhà…)

- Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu là các hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ(là đối tượng khách hàng có tốc độ phát triển nhanh và phù hợp với quy mô nguồn vốn, công nghệ của VAB.

- Bên cạnh đó VAB chú trọng nâng cao nâng lực tài chính, tăng vốn điều lệ đến cuối năm 2007 lên 1000 tỷ đồng.

- Tăng cường cơ sở vật chất, phát triển công nghệ ngân hàng trên nền tảng công nghệ cao, đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến nhất là các chương trình quản lý nhằm tiếp cận trình độ công nghệ quản lý tiên tiến để phục vụ khách hàng tốt hơn.

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VAB CẦN THƠ

4.1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do đề tài chủ yếu phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Á nên em chỉ khái quát về tình hình huy động vốn và đi sâu phân tích trọng tâm vào các chỉ số phản ánh được hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng như về hoạt động tín dụng, lợi nhuận, rủi ro, ROA

4.1.1 Đánh giá chung

Tiền gửi là số tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng dưới nhiều hình thức: gửi tiền không kỳ hạn, có kỳ hạn và các hình thức khác. Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền. Một ngân hàng có thu hút được số lượng lớn tiền gửi hay không cũng phụ thuộc một phần vào chính sách lãi suất của ngân hàng đó.

4.1.2 Tình hình cụ thể

Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn vốn Năm Chênh lệch

2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Tương Đối % Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối

1. Tiền gửi của KBNN - TG của KBNN -TG của TCTD khác 58 58 - 93 93 - 51 51 - 60,34 60,34 35 35 (45,16) (45,16) (42) 42

2. Tiền gửi của các TCKT, dân cư

57.843 142.590 230.040 146,51 84.747 61,33 87.450

Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ

Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, vốn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh. Do đó, NH cần phải tạo được NV ổn định, phù hợp với nhu cầu về vốn. Việc chăm lo công tác HĐV làm cho nguồn vốn tăng trưởng ổn định sẽ góp phần tích cực vào việc mở rộng đầu tư tín dụng nhằm đa dạng hoá khách hàng với định hướng phát triển của ngành. Đối với VAB– CT, thì VHĐ chủ yếu là từ

Tiền gửi của TCKT,dân cư; đây là nguồn tiền dồi dào nhất trong tổng tiền gửi của khách hàng và là nguồn vốn ổn định có mức tăng trưởng tăng nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn huy động của NH: năm 2005: 99,89%; năm 2006: 99,93% và năm 2007 tăng 99,97% cho thấy mức độ thanh toán qua NH của các doanh nghiệp ngày càng nhiều, người dân gửi tiền vào ngân hàng ngày càng nhiều. Cụ thể vào năm 2005 thì tiền gửi của các TCTD, dân cư là 57.843 triệu đồng, đến năm 2006 thì số tiền này đạt 142.590 triệu đồng ( tăng 84.747 triệu hay 146,51% so với 2005), đến năm 2007 đạt 230.040 triệu đồng ( tăng 87.450 triệu hay 61,33% so

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh (Trang 26)