Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY
4.2.5 Chỉ tiêu tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng
4.2.5.1 Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của NH, nó giúp NH so sánh khả năng cho vay đối với nguồn vốn huy động, chỉ tiêu này lớn quá hay nhỏ quá đều không tốt. Bởi vì chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của NH thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì NH sử dụng nguồn vốn huy động không đạt hiệu quả.
Bảng 13: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007
Doanh số cho vay Tr. Đồng 118.969 554.657 702.578 Doanh số thu nợ Tr. Đồng 55.399 399.000 328.545
Dư nợ Tr. Đồng 63.570 219.227 593.260
Dư nợ bình quân Tr. Đồng 31.785 141.398 406.243
Nợ quá hạn Tr. Đồng 472 0 1.329
Vốn huy động Tr. Đồng 57.520 142.590 230.040
Tổng nguồn vốn Tr. Đồng 75.240 237.755 613.927
1 Dư nợ/Vốn huy động Lần 1,105 1,537 2,578
2 Dư nợ/Tổng nguồn vốn % 84,4 92,2 96,6
3 Vòng quay tín dụng Vòng 1,7 2,8 0,8
4 Hệ số thu nợ % 46,5 71,9 46,7
5 Nợ quá hạn/Dư nợ % 0,7 0,0 0,2
Nguồn: Phòng kế toán Nhận xét thấy trong 3 năm qua, tình hình huy động vốn của NH còn thấp, được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Tỷ lệ này tăng dần từ 1,105 lần năm 2005 đến 1,537 lần năm 2006 khẳng định tốc độ tăng trưởng dư nợ rất tốt. Để đạt được kết quả đó là nhờ vào chính sách mở rộng hoạt động tín dụng, đa dạng các hình thức cho vay trong các tầng lớp kinh tế; đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Song, để có được sự hỗ trợ mạnh như thế đòi hỏi VAB – CT phải có nguồn vốn thật dồi dào và ổn định, nhất là nguồn từ dân cư và các tổ chức kinh tế, phải có những chính sách hấp dẫn để thu hút tiền nhàn rỗi từ TCKT và dân cư.
Tình hình thực tế cho thấy, năm 2007 vốn huy động từ tiền gửi của dân cư giảm nhiều cũng là nguyên nhân dẫn đến chỉ số dư nợ/vốn huy động tăng lên 2,578 lần. Vì thế NH cần phải nhanh chóng điều chỉnh lại cơ cấu vốn huy động: tăng nhanh vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế nhằm giúp NH tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.
4.2.5.2 Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ảnh chính sách tín dụng của NH, đánh giá chính xác hơn hiệu quả sử dụng vốn của NH. Chỉ số này tăng liên tục qua 3 năm 84,4% năm 2005, 92,2%
năm 2006 và 96,6% năm 2007 cho thấy sự ổn định về tài sản sinh lời của NH. Ta có thể thấy năm 2006 tỉ lệ này tăng nhanh nhất, đó là do tốc độ dư nợ 344% so với 2005 tăng nhanh hơn tốc độ tăng của nguồn vốn 316% so với 2005. Vì vậy NH cần xem xét lại cơ cấu nguồn vốn của mình trong thời gian tới.
Để giữ được tỉ lệ dư nợ/tổng nguồn vốn đó Ngân hàng đã rất tích cực trong tìm kiếm, lựa chọn khách hàng; thể hiện qua năng lực của cán bộ chính dụng từ chuyên môn đến đạo đức nghề nghiệp đã tạo được lòng tin nơi khách hàng (nhiệt tình, am hiểu luật liên quan, biết cách tiếp cận, thỏa thuận với khách hàng nhằm đạt được kết quả cao nhất như ký được nhiều hợp đồng, thuyết phục được khách hàng trả nợ đúng hạn…), cũng như chính sách ưu đãi đối với khách hàng cũ có uy tín, có mối quan hệ lâu dài với Ngân hàng (giảm lãi suất cho vay, đa dạng hóa các sản phẩm huy động với nhiều kỳ hạn, lãi suất phong phú…).
Tuy nhiên phải xét ở khía cạnh khác, VAB – CT còn là một NH non trẻ, vị trí nằm trung tâm thành phố do đó có nhiều ngân hàng cạnh tranh, khả năng tiếp cận khách hàng có phần hạn chế, chính vì vậy để có được doanh số cho vay đạt chỉ tiêu của hội sở giao thì đòi hỏi VAB – CT phải cố gắng nhiều hơn nữa.
4.2.5.3 Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn của NH, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm, chỉ số này càng lớn thì càng có lợi cho NH.
Qua bảng 13 trên ta thấy vòng quay vốn tín dụng của NH luôn biến động, năm 2005 là 1,7 vòng, sang năm 2006 tiếp tục tăng lên đạt 2,8 vòng tăng 1,1 vòng so với năm 2005, và đến năm 2007 nó đã giảm xuống còn 0,8 vòng. Vòng quay vốn luôn luôn biến động qua các năm cũng nói lên số vốn đầu tư được quay vòng có khi nhanh có khi chậm, giá trị của vòng quay là không lớn, dưới 1 vòng trong năm và 2007.
Tuy nhiên chỉ số này tăng trong 2 năm liền 2005, 2006 do ngân hàng đã tăng cường cho vay ngắn hạn, chủ yếu bổ sung vốn lưu động cho các nhà máy chế biến, điều này chứng tỏ NH đã quan tâm nhiều hơn, linh hoạt hơn trong công tác cho vay; đồng thời biết kết hợp tác động bằng nhiều biện pháp hữu hiệu hơn với kiên trì, động viên, đôn đốc, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ, để từ đó nâng cao chất lượng thu nợ; và nguồn vốn của Ngân hàng cũng được quay vòng nhanh và hiệu quả hơn trong thời gian tới.
4.2.5.4 Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản cho vay, hay khả năng trả nợ của khách hàng cho ngân hàng. Chỉ số này càng cao thì tiến trình thu nợ của NH đạt được hiệu quả cao và ngược lại.
Qua bảng 13 ta thấy tình hình thu nợ của Ngân hàng được cải thiện qua từng năm. Năm 2005 hệ số thu nợ của Ngân hàng chỉ là 46,5%, đây là một con số khá khiêm tốn, tuy nhiên không thể khẳng định NH chưa thực hiện tốt công tác thu hồi nợ, mà trái lại NH còn thực hiện rất tốt.
Sang năm 2006 sau khi NH áp dụng chính sách gắn trách nhiệm của mỗi cán bộ tín dụng đối với từng khoản cho vay của mình, NH kết hợp với chính quyền địa phương thường xuyên đôn đốc và nhắc nhở khách hàng trong việc trả nợ cho ngân hàng… thì tình hình được cải thiện đáng kể, cụ thể như sau: năm 2006 hệ số thu nợ của ngân hàng tăng lên 71,9%. điển hình là năm 2006 không có nợ quá hạn tại Chi nhánh. Nhưng đến 2007 thì hệ số thu nợ giảm xuống còn 46,7%. Nguyên nhân là do nhằm đảm bảo cân đối tình hình tài sản của VAB – CT, NH buộc phải duy trì tỷ lệ dư nợ nhất định, vì thế đã dẫn đến hệ số thu nợ thấp hơn so với năm 2007.
4.2.5.5 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Để đánh giá Ngân hàng thì chỉ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ là một chỉ tiêu quan trọng, nú phản ỏnh hiệu quả hoạt động tớn dụng của Ngõn hàng một cỏch rừ rệt.
Xét trên tổng thể thì tỷ lệ NQH/tổng dư nợ của VAB – CT là một con số tương đối nhỏ 0,7% ở năm 2005, 0,0% năm 2006 và 0,2% năm 2007.
Nguyên nhân: vào năm 2005 hoạt động cho vay và thu nợ tại chi nhánh gặp nhiều khó khăn nhất định như: thứ nhất do sự cạnh tranh lãi suất giữa các NHTM trên cùng địa bàn ngày càng gay gắt, thứ hại: hiệu quả kinh doanh của một số doanh nghiệp giảm, thứ ba: ảnh hưởng của thị trường, thời tiết biến đổi không thuận lợi, do
đến tình hình tín dụng của Ngân hàng, thì các lãnh đạo cùng với cán bộ tín dụng phải cùng nhau xem xét đâu là nguyên nhân chủ quan, đâu là nguyên nhân khách quan, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nợ quá hạn của Ngân hàng. Vì hầu hết là các khoản nợ thông thường, của cán bộ công nhân viên nên không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của Ngân hàng.
Kết quả này cũng cho thấy khả năng kiểm soát chặt chẽ của cán bộ tín dụng, chính sách gia hạn nợ, thay đổi kỳ hạn cho khách hàng của Ngân hàng được thực hiện tốt, có hiệu quả cao…Đây là một dấu hiệu tốt, Ngân hàng cần tiếp tục phát huy.