PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh (Trang 52 - 55)

Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ

Tạp chí Stephen Timewell đã đưa ra nhận định “Xu hướng ngày nay cho thấy, ngân hàng nào nắm bắt được cơ hội mở rộng việc cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho một số lượng khổng lồ dân cư đang “đói” các dịch vụ tài chính tại các nước có nền kinh tế mới nổi, sẽ trở thành những gã khổng lồ toàn cầu trong tương lai.” Đó cũng chính là lý do VAB nói chung, chi nhánh Cần Thơ nói riêng đã tiếp tục tăng cường, củng cố và mở rộng thêm nhiều loại hình DV mới như thẻ (ATM, thanh toán…), với chất lượng ngày càng cao – một trong những yếu tố quyết định sự sống còn của VAB – CT.

Bên cạnh đó ngân hàng vẫn duy trì và tiếp tục cải tiến sản phẩm dịch vụ truyền thống như Kinh doanh ngoại tệ-vàng, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh…

nhằm thu được lợi nhuận tối đa trong hiện tại và tương lai.

Bằng nhiều cách khác nhau như quảng cáo, khuyến mãi, áp dụng lãi suất hấp dẫn, các NH đã cạnh tranh gay gắt hơn trong việc mở rộng hoạt động huy động vốn của mình. Tuy nhiên, cho dù lãi suất có cao đến đâu nhưng nếu chất lượng phục vụ không tốt thì cũng không thể tồn tại được trên thị trường, nhất là trong giai đoạn gia nhập WTO như hiện nay. Chính vì vậy, yếu tố chất lượng là quan trọng nhất, phải đặt lên hàng đầu.

Để thấy rừ hơn, chỳng ta lần lượt xem xột từng hoạt động thụng qua bảng 14 về thu dịch vụ ròng của ngân hàng như sau

Bảng 14: HOẠT ĐỘNG THU DỊCH VỤ

VT: Tri u đ ng

Đ ệ ồ

Hoạt động dịch vụ 2005 2006 2007

2006/2005 2007/2006

1 DV thanh toán 20,21 70,50 92,56 50,29 22,06

2 Kinh doanh ngoại tệ vàng 0,00 157,06 498,93 157,06 341,87

3 Bảo lãnh 21,58 37,08 52,01 15,50 14,93

4 DV ngân quỹ 1,42 1,32 1,24 (0,10) (0,08)

5 DV uỷ thác và đại lý 7,04 42,32 142,01 35,28 99,69

6 dịch vụ khác 0,22 28,20 270,40 27,98 242,2

Nguồn: phòng kế toán- ngân quỹ 4.3.1 Dịch vụ thanh toán

Đây là nguồn thu luôn chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng trong tổng nguồn thu từ dịch vụ của NH. Cụ thể năm 2005 đạt 20,21 triệu đồng, năm 2006 đạt 70,5 triệu đồng. Tuy trong năm đầu 2005 số lượng doanh nghiệp còn ít nhưng do thị trường bình ổn, thời tiết ôn hòa tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động , đảm bảo khả năng thanh toán tốt cho NH; mặt khác do các loại hình khác chưa phát triển nên thanh toán vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu dịch vụ của NH.

Sang năm 2007 đạt 92,56 triệu đồng. Tuy chiếm tỷ trọng cao nhưng tốc độ tăng của năm 2007 so với 2006 là 22,06% nhỏ hơn tốc độ tăng của năm 2006 so với 2005 là 50,29%.

Về thanh toán trong nước, đây là dịch vụ được chi nhánh triển khai và hoàn thiện nhanh nhất với chất lượng dịch vụ nhanh chóng đáp ứng yêu cầu khách hàng.

Đối với VAB – CT, một số khách hàng thường giao dịch là các Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, thương mại.

4.3.2 Kinh doanh ngoại tệ - vàng

Về kinh doanh ngoại tệ - vàng, nghiệp vụ này ngày càng trở thành một trong những họat động mũi nhọn của VAB thông qua các hoạt động quản lý nguồn ngoại tệ thanh toán, đáp ứng nhu cầu của các chi nhánh; quản lý và đầu tư nguồn ngoại tệ nhàn rỗi, kinh doanh vàng... Riêng ở chi nhánh Cần Thơ thu kinh doanh ngoại tệ - vàng tăng đều qua 3 năm và chiếm tỷ trọng tương đối ổn định hơn 47% tổng thu dịch vụ năm 2007, đảm bảo góp phần cân đối nguồn cho toàn hệ thống và nâng cao tỷ trọng thu nhập phi tín dụng của Ngân hàng. Cụ thể: năm 2006 đạt 157,06 triệu đồng tăng 157,06 triệu đồng so với 2005 (do năm 2005 ngân hàng mới thành lập chưa co dịch vụ này) năm 2007 đạt 498,93 triệu đồng tăng 341,87 triệu đồng so với 2006.

Hiện tại, ngân hàng thu ngoại tệ nhiều nhất là USD, kế đó là EUR, các loại ngoại tệ khác như YEN, CAD…rất hiếm, chỉ khi khách hàng có Việt Kiều cần chuyển đi nước

4.3.3 Bảo lãnh

Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.

Dịch vụ này đều qua các năm cụ thể năm 2005 đạt 21,58 triệu, sang 2006 DV này đạt 37,08 triệu tăng 15,5 triệu hay tăng 71,82% so với năm 2005. Sang năm 2007 DV bảo lãnh tiếp tục tăng đạt 52,01 triệu tăng 14,93 triệu hay tăng 28,7% so với năm 2006. Tốc độ tăng của năm 2007 giảm so với tốc độ tăng của năm 2006 sở dĩ giảm vì ngân hàng đã giảm bảo lãnh xây dựng, nếu ngành này có dấu hiệu rủi ro thì khả năng đảm bảo sẽ không cao, vì thế NH đã hạn chế loại hình này.

4.3.4 DV uỷ thác và đại lý

DV này cũng góp phần làm tăng thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Nhìn vào bảng 14 ta thấy DV này tăng liên tục qua 3 năm. Cụ thể năm 2005 đạt 7,04 triệu, sang năm 2006 đạt 43,32 triệu, tăng 35,28 triệu so với năm 2005. Đến năm 2007 DV này tăng nhanh nhất, đạt 142,01 triệu, tăng 99,69 triệu hay tăng 235% so với năm 2006.

Sở dĩ DV này tăng nhanh nhất vào năm 2007 vì vào năm này các công ty rất tin tưởng ngân hàng và đã uỷ thác cho ngân hàng và nhờ ngân hàng làm đại lý tăng mạnh.

4.3.5 DV khác

DV khác bao gồm DV chuyển tiền, thu phí thẻ ATM, dịch vụ tư vấn tài chính,…

Nhìn vào bảng 14 ta thấy dịch vụ này tăng liên tục qua các năm. Năm 2005 dịch vụ này chỉ đạt 0,22 triệu, năm 2006 đạt 28,2 triệu tăng 27,98 triệu. Trong năm đầu ngân hàng chưa đưa vào sử dụng thẻ ATM vì vậy dẫn đến năm 2005 chưa cao. Sang năm 2007 các dịch vụ này tăng mạnh đạt 270,4 triệu, tăng 242,2 triệu hay tăng 858%

so với năm 2006. Vào năm 2007 mặc dù chịu ảnh hưởng của những diễn biến phức tạp về tình hình giá cả và những thay đổi về lãi suất trên thị trường cũng như môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng ngày càng gay gắt. Với sự chỉ đạo sâu sắc kịp thời của ban Giám đốc và sự nổ lực không ngừng của hơn 60 nhân viên, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Á đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Ngân hàng đã có nhiều nổ lực trong việc nâng cao chất lượng các mặt hoạt động, đa dạng hóa các dịch vụ, tạo thêm nhiều tiện ích cho khách hàng đến giao dịch.

Bên cạnh đó, Ngân hàng còn tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên để nâng cao trình độ chuyên môn trong cơ quan mình, nâng cao hiệu quả tín dụng và tạo sự tin cậy ngày càng cao đối với khách hàng, góp phần đáng kể vào hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

4.4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w