4.4.1 Thu nhập
Qua bảng 15 thấy tổng thu nhập của NH luôn tăng trong những năm qua. Năm 2005 đạt 4.212 triệu đồng, sang năm 2006 khoản thu nhập này tăng lên đạt 17.204 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 308,45% (tức tăng 12.992 triệu đồng) so với năm 2005.
Bảng 15: PHÂN TÍCH THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG
ĐVT:Triệu đồng
Năm Chênh lệch
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
Tương
đối % Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối
1 Thu nhập từ lãi 4.151 16.935 56.941 307,97 12.784 236,23 40.006
TN từ lãi cho vay 3.744 16.308 55.337 335,57 12.564 239,32 39.029 TN từ lãi tiền gửi 407 627 1.604 54,05 220 155,82 977
2 Thu phí DV 50 242 860 384,00 192 255,37 618
3 TN HĐ khác 11 27 29 145,45 16 6,89 2
Tổng thu 4.212 17.204 57.830 308,45 12.992 236,14 40.626
Nguồn: Phòng kế toán- ngân quỹ
Khoản thu này tăng lên là nhờ hàng năm chi nhánh luôn mở rộng tín dụng cho vay và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. Nguồn thu của chi nhánh chủ yếu: thu từ hoạt động tín dụng, dịch vụ và các khoản thu khác.
4.4.1.1 Thu nhập từ lãi
Khoản thu từ lãi của NH liên tục tăng qua ba năm và đây cũng là nguồn thu chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn (trên 98% tổng thu nhập) của chi nhánh. Năm 2006 khoản thu này tăng vọt lên đạt 16.935 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 307,97% (tức tăng 12.784 triệu đồng) so với năm 2005. Nguyên nhân là do dư nợ tăng mạnh vào năm 2006 nhằm đáp ứng kịp thời tiến độ thi công của các công trình, giao thông lớn ngày càng nhiều.
Cùng với sự tăng lên của khoản thu từ lãi, khoản thu từ lãi cho vay và thu từ lãi của tiền gửi cũng tăng theo. 2006 thu lãi tiền gửi tăng đạt 627 triệu, tăng 220 triệu hay tăng 54,05% so với năm 2005, sang năm 2007 tăng đạt 1.604 triệu, tăng 977 triệu so với 2006.
Sở dĩ thu nhập của Ngân hàng tăng lên đáng kể như vậy là do Ngân hàng luôn củng cố và tạo điều kiện cung cấp các tiện ích tốt nhất cho khách hàng, thực hiện các phương thức thanh toán ngày càng nhanh chóng nên thu hút khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều. Chính vì vậy các khoản thu này tăng qua hàng năm.
4.1.1.2 Thu nhập phí dịch vụ
Cùng với sự tăng lên của thu nhập từ lãi thì thu phí DV cũng tăng lên qua các năm. Cụ thể năm 2006 đạt 242 triệu, tăng 192 triệu hay tăng 384% so với năm 2005. Đến năm 2007, nguồn thu này tiếp tục tăng đạt 860 triệu, tăng 618 triệu hay tăng 255,37% so với năm 2006. Nguồn thu này tăng lên do ngân hàng không ngừng củng cố và tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng trong các hoạt đông DV.
4.1.1.3 Thu nhập HĐ khác
Thu nhập khác (thu phí nội bộ DV thanh toán, thu nhập điều chuyển vốn nội bộ, thu khác…) cũng tăng là nhờ phí từ mở rộng dịch vụ (tư vấn…), thanh lý và các khoản hoa hồng trong quá trình kinh doanh…
4.4.2 Chi phí
Bảng 16: PHÂN TÍCH CHI PHÍ
ĐVT:Triệu đồng
Năm Chênh lệch
Tương
đối % Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối
1
CP trả lãi tiền vay
& tiền gửi 3.890 11.047 35.515 183,98 7.157 221,48 24.468
Trả lãi tiền vay 0 0 0 0 0 0 0
Trả lãi tiền gửi 3.890 11.047 35.515 183,98 7.157 221,48 24.468
2 Chi phí DV 62 90 152 45,16 28 68,88 62
3 CP HĐ khác 3 3.663 9.590 122.000 3.660 161,80 5.927
Tổng chi 3.955 14.800 45.257 274,20 10.845 205,79 30.457
Nguồn: Phòng kế toán- ngân quỹ
Cùng với sự tăng trưởng của thu nhập thì các khoản chi phí cũng tăng lên đáng kể. Qua bảng 16 cho thấy tổng chi phí qua ba năm (2005 - 2007) đều tăng. Cụ thể năm 2005 tổng chi phí là 3.955 triệu đồng. Năm 2006 tổng chi phí lên đến 14.800 triệu đồng tăng 10.845 triệu đồng (hay tăng về số tương đối là 274,20%) so với năm 2005. Đến năm 2007 tổng chi phí tiếp tục tăng lên 45.257 triệu đồng, so với năm 2006 tăng 30.457 triệu đồng (hay tăng về số tương đối là 205,79%).
Nguyên nhân tổng chi phí tăng là do các khoản chi phí từ lãi tiền gửi tăng khá cao vào 2007 là 35.515 triệu đồng. Xét về góc độ khác thì con số này cho thấy khả năng huy động vốn của NH có tiến triển hơn.
Còn khoản chi phí trả lãi tiền vay thì không có trong ngân hàng qua các năm. Điều này cho thấy ngân hàng hoạt động rất tôt trong nghiệp vụ quản lý tiền tệ.
Nguyên nhân khác làm chi phí của NH tăng cao về tuyệt đối lẫn tương đối là do chi cho khoản mục khác tương đối lớn như chi ấn chỉ, giấy tờ in, chi trang phục giao dịch, chi mua sắm công cụ lao động, chi bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên, chi văn phòng phẩm, chi thuê nhà, chi xăng dầu, chi công tác phí, chi tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, chi điện nước, chi hội nghị, ngoài ra còn chi về nộp thuế, chi các khoản chi phí, lệ phí, chi cho hoạt động quản lý công vụ, chi dự phòng, chi bất thường khác,…
Tuy khoản chi tương đối lớn nhưng không thể khẳng định là ngân hàng không kiểm soát tốt chi phí của mình, bởi những điều kiện khách quan, buộc ngân hàng phải chi trong thời gian ngắn. Trái lại, chính những hoàn cảnh khó khăn đó mà tạo cho ngân hàng có cái nhìn sâu hơn, thận trọng hơn và quản lý chặt chẽ hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, nhằm giảm đến mức tối thiểu những khoản
chi không cần thiết. Có như vậy, mới góp phần làm tăng lợi nhuận của ngân hàng ngày càng cao hơn.
4.4.3 Lợi nhuận
Bảng 17: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VAB-CT
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 4.212 17.204 57.830 12.992 308 40.625 236 Tổng chi phí 3.955 14.800 45.257 10.845 274 30.457 206 Lợi nhuận 257 2.404 12.573 2.147 834 10.169 423 Nguồn: Phòng kế toán
Do Ngân hàng mới thành lập vào đầu năm 2005 nên việc phân tích số liệu qua 3 năm: 2005, 2006, 2007 đã phần nào đánh giá gần như chính xác tình hình hoạt động của chi nhánh cũng như những gì chi nhánh đã đạt được qua 3 năm thành lập và phát triển
. Năm 2005, là Ngân hàng mới thành lập và đi vào hoạt động nên Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Cần Thơ chỉ mang lại kết quả kinh doanh với lợi nhuận 257 triệu đồng. Sang năm 2006, khi đã hoạt động được 1 năm thì lợi nhuận của Ngân hàng đã tăng đáng kể 2.404 triệu đồng, tăng hơn năm 2005 là 2.147 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 834%. Nguyên nhân tăng cao như vậy là do Ngân hàng đã có nhiều kinh nghiệm sau 1 năm hoạt động và có nhiều chính sách kinh doanh hợp lý mang lại hiệu quả cao cho Ngân hàng. Năm 2007, một lần nữa Ngân hàng đã chứng tỏ những bước đi vững chắc của mình, khẳng định chỗ đứng trên thị trường thành phố Cần Thơ bằng mức lợi nhuận 12.573 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 423 %.
Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng tăng đều qua 3 năm, tỷ lệ tăng thu nhập luôn cao hơn tỷ lệ tăng chi phí. Điều đó rất cần cho việc tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.
Để đạt được kết quả như vậy là nhờ NH đã có những chiến lược kinh doanh hợp lý, sáng tạo và thích ứng với sự biến động của thị trường cũng như đã tích cực mở rộng và nâng chất lượng tín dụng. Đồng thời cũng có những biện pháp khắc phục trong việc quản lý các khoản mục chi phí, không ngừng hạ thấp các khoản mục chi phí bất hợp lý, tạo tiền đề cho việc hạ lãi suất cho vay để tăng thế mạnh cạnh tranh của NH. Bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận sự phấn đấu nỗ lực của CBCNV đã
cố gắng nắm bắt thời cơ để mở rộng phạm vi kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế của tỉnh còn chậm phát triển.
Khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH, không thể không nói đến lợi nhuận – bởi LN là mục tiêu hàng đầu mà các NHTM đặt ra trong quá trình kinh doanh của mình, đã kinh doanh thì phải có lợi nhuận, còn LN nhiều hay ít thì còn tùy thuộc vào khả năng, tầm nhìn chiến lược của các nhà quản trị, lãnh đạo NH hay sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như điều kiện thực tế, chi phí phát sinh,…Và sự thay đổi đó có tác động bất lợi hay thuận lợi, tăng giảm như thế nào đến các NH, cụ thể là VAB – CT sẽ được trình bày bằng phương pháp thay thế liên hoàn theo trình tự sau
Các nhân tố ảnh hưởng
Năm Q (Triệu đồng) P (%) Z (%) C (%) L (Triệu đồng)
2005 31.785 11,0 10,0 0,20 257
2006 141.398 14,4 10,5 2,2 2.404
2007 406.243 12,0 8,0 2,4 12.573
nguồn: phòng kế toán
Ln = Qn ( Pn – Zn – Cn )
Với Ln Lợi nhuận trước thuế (n = 05, 06, 07 tức năm 2005, 2006, 2007) Qn Dư nợ bình quân
Pn Lãi suất cho vay bình quân (lãi suất đầu ra) Zn Lãi suất huy động bình quân (lãi suất đầu vào)
Cn Chi phí hoạt động bình quân (ngoài chi phí huy động)
Căn cứ nguồn thông tin thu thập tại ngân hàng, ta lần lượt phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận qua từng năm như sau:
Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2006/2005
1. Xác định đối tượng phân tích ∆ L = L06 – L05
Khi đó lợi nhuận được xác định Ln= Qn(Pn– Zn– Cn
+ Lợi nhuận thực tế năm 2006 (L06) L06 = Q06 (P06 – Z06– C06)
= 141.398* (0,144 - 0,105 - 0,022) = 141.398* 0,017 = 2.404(triệu đồng)
L05 = Q05 (P05 – Z05 – C05)
= 31.785* (0,110 - 0,010 – 0,002) = 31.785 * 0,008 = 257 (triệu đồng)
Đối tượng phân tích là
∆ L = L06 – L05= 2.404– 257 = 2.147 (triệu đồng)
Vậy: Lợi nhuận thực tế của Ngân hàng ở năm 2006 so với năm 2005 tăng 2.147 triệu đồng. Mức lợi nhuận tăng này là do ảnh hưởng bởi 4 nhân tố: Dư nợ bình
quân, Lãi đầu ra, Lãi đầu vào, chi phí hoạt động bình quân
2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
2.1 Ảnh hưởng bởi nhân tố dư nợ bình quân
Áp dụng phương pháp chênh lệch giữa dư nợ bình quân 2006 và 2005 ta thấy ∆Q = (Q06 – Q05)(P05 – Z05– C05)
=(141.398– 31.785)(0,11 – 0,10 – 0.002) = 109.613 * 0,008 = 877 (triệu đồng)
Vậy: Do dư nợ bình quân năm 2006 tăng so với năm 2005 là 109.613 triệu đồng làm Lợi nhuận ngân hàng tăng 877 triệu đồng.
2.2 Ảnh hưởng bởi nhân tố Lãi đầu ra
∆P = Q06 (P06 – P05) = 141.398 (0,144 – 0,110)
= 141.398 * 0,034= 4.806 (triệu đồng)
Vậy: Do Lãi đầu ra năm 2006 tăng 3.4% so với năm 2005 làm lợi nhuận ngân hàng tăng 4.806 triệu đồng.
2.3 Ảnh hưởng bởi nhân tố lãi đầu vào
∆Z = Q06 (Z06 – Z05) = 141.398 (0,105 – 0,010)
= 141.398 * 0,005 = 707 (triệu đồng)
Vậy: Do lãi đầu vào năm 2006 tăng 0,5% so với năm 2005 làm lợi nhuận NH giảm 707 triệu đồng.
2.4 Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí hoạt động bình quân
∆C = Q06 (C06 – C05) = 141.398 (0,022 – 0,002)
= 141.398 * 0,021 = 2.829 (triệu đồng)
Vậy: Do khoản chi tác nghiệp, chi cho cán bộ tín dụng, chi quản lý… tăng 2% so với năm 2005 làm Lợi nhuận ngân hàng giảm 2.829 triệu đồng.
3. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
* Các nhân tố làm tăng lợi nhuận:
+ Dư nợ bình quân: 877 triệu đồng
+ Lãi đầu ra: 4.806 triệu đồng
* Các nhân tố làm giảm lợi nhuận:
+ Lãi đầu vào: 707 triệu đồng
+ Chi phí hoạt động bình quân: 2.829triệu đồng
2.147 triệu đồng
(877 + 4.806) – (707+ 2.829) = 2.147 triệu đồng = Đối tượng phân tích (lợi nhuận)
Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2007/2006
1. Xác định đối tượng phân tích ∆ L = L07 – L06
Khi đó lợi nhuận được xác định Ln= Qn(Pn– Zn– Cn) + Lợi nhuận thực tế năm 2007 (L07)
L07 = Q07 (P07 – Z07 – C07)
= 406.243 (0,163 – 0,108 – 0,024) = 406.243 * 0,031 = 12.573 (triệu đồng) + Lợi nhuận năm 2006 (L06)
L06= Q06 (P06 – Z06 – C06)
= 141.398 (0,144 – 0,105 – 0,022) = 141.398 * 0,017 = 2.404 (triệu đồng)
Đối tượng phân tích là
∆ L = L07 – L06 = 12.573 – 2.404 = 10.169 (triệu đồng)
Vậy: Lợi nhuận thực tế của Ngân hàng ở năm 2007 so với năm 2006 tăng 10.169 triệu đồng.
Mức lợi nhuận tăng này là do ảnh hưởng bởi 4 nhân tố: Dư nợ bình quân, Lãi đầu ra, Lãi đầu vào, chi phí hoạt động bình quân
2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Sự tăng trưởng lợi nhuận này do ảnh hưởng bởi các nhân tố (yếu tố) sau
2.1 Ảnh hưởng bởi nhân tố dư nợ cho vay bình quân
Áp dụng phương pháp chênh lệch giữa dư nợ bình quân 2007 và 2006 ta thấy ∆Q = (Q07 – Q06)(P06 – Z06 – C06)
= 264.845 * 0,017 = 4.502 (triệu đồng)
Vậy: Do dư nợ bình quân năm 2007 tăng 264.845 triệu đồng so với 2006 làm lợi nhuận NH tăng 4.502 triệu đồng.
2.2 Ảnh hưởng bởi nhân tố lãi đầu ra
∆P = Q07 (P07– P06) = 406.243 (0,163 – 0,144)
= 406.243 * 0,019 = 7.708 (triệu đồng)
Vậy: Do lãi đầu ra năm 2007 tăng 1,9% so với 2006 làm lợi nhuận ngân hàng tăng 7.708 triệu đồng.
2.3 Ảnh hưởng bởi nhân tố lãi đầu vào
∆Z = Q07 (Z07 – Z06) = 406.243 (0,108 – 0,105 )
= 406.243 * 0,003 = 1.229 (triệu đồng)
Vậy: Do lãi đầu vào năm 2007 tăng 0,3% so với 2006 làm lợi nhuận NH giảm 1.229 triệu đồng.
2.4 Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí hoạt động bình quân
∆C = Q07 (C07 – C06) = 406.243 (0,024 – 0,022)
= 406.243 * 0,002 = 812 (triệu đồng)
Vậy: Do khoản chi tác nghiệp, chi cho cán bộ TD … năm 2007 tăng 0,2% so với 2006 làm lợi nhuận ngân hàng giảm 812 triệu đồng.
3. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
* Các nhân tố làm tăng lợi nhuận:
+ Dư nợ bình quân: 4.502 triệu đồng
+ Lãi đầu ra: 7.708 triệu đồng
* Các nhân tố làm giảm lợi nhuận:
+ Lãi đầu vào: 1.229 triệu đồng
+ Chi phí hoạt động bình quân: 812 triệu đồng
10.169 triệu đồng
( 4.502 + 7.708) – (1.229 + 812) = 10.169 triệu đồng = Đối tượng phân tích (lợi nhuận)
Nhận xét:
Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng 3 năm 2005, 2006, 2007 ta thấy lợi nhuận năm sau tăng hơn năm trước là do giá trị của dư nợ cho vay bình quân và lãi đầu ra tăng nhanh hơn giá trị của các khoản chi phí bỏ ra
để trả cho nguồn tiền huy động và bù đắp cho các hoạt động khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên năm 2007, lợi nhuận tăng nhiều hơn (10.169 triệu đồng) so với năm 2006 tăng 2.147 triệu đồng.
Khoản phải trả cho nguồn huy động tăng bởi bất lợi trong cạnh tranh với nhiều đối thủ buộc VAB – CT cũng phải tăng lãi suất huy động để thu hút khách hàng, do đó đã làm tăng chi phí và giảm tốc độ tăng thu nhập của NH vào năm 2007. Kết quả này chứng tỏ NH đã có nhiều chính sách hấp dẫn, tạo cơ hội cho khách hàng có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai, đồng thời giúp cho họ có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của NH, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua NH và dịch vụ tín dụng khi khách hàng càn vốn cho sản xuất, kinh doanh hoặc cần tiền cho tiêu dùng … nhưng vẫn đảm bảo tỉ lệ an toàn, đảm bảo ổn định lượng tiền cho vay khi có nhu cầu.
Về tuyệt đối thì lợi nhuận 2007 tăng nhiều hơn năm 2006 nhưng xét theo tốc độ tăng trưởng thì tốc độ tăng lợi nhuận năm 2007 là 423% lại nhỏ hơn so với 2006 là 834%. Nguyên nhân là chi phí hoạt động bình quân của Ngân hàng sau 2 năm hoạt động tăng lên. Bởi thứ nhất: do tài sản công hư hỏng, thứ hai: nhu cầu giải trí, văn hóa, văn nghệ thể thao phát triển mạnh, đòi hỏi phải được trang bị chu đáo về trang phục, dụng cụ.... Tất cả những yếu tố trên cũng chính là nguyên nhân đã làm cho tốc độ tăng của lợi nhuận chậm hơn so với tốc độ tăng của thu nhập.
Muốn thấy được hiệu quả HĐKD của NH thì ngoài việc phân tích lợi nhuận, ta còn phải chú ý đến nhiều chỉ số khác. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ phân tích kỹ Lợi nhuận của ngân hàng (như trên) và ROA như sau